Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2011

Căn tính và phận vụ người tín hữu giáo dân trong Giáo hội và giữa trần thế (kỳ cuối)

VRNs (21.05.2011) – Roma, Italia



IV- Thực hiện sứ mạng cứu độ và giải thoát của Giáo Hội giữa trần thế.

Giáo Hội tính và đặc tính trần thế ảnh hưởng đến đời sống người tín hữu giáo dân cả trong những lúc họ đứng ra cộng tác, với những đặc tính cá biệt của họ, vào việc thực hiện sứ mạng cứu độ và giải thoát của Giáo Hội giữa trần thế.

Để có thể hiểu được một cách rõ rệt đặc tính cá biệt trong việc loan báo Phúc Âm của người tín hữu giáo dân, trong mỗi lãnh vực động tác con người, chúng ta cần lưu ý đến một vài thái độ dưới ánh sáng Công Đồng Vatican II, phải hướng dẫn Giáo Hội và hướng dẫn người tín hữu giáo dân trong Giáo Hội và cùng với Giáo Hội trong việc thực hiện.

Người tín hữu giáo dân thực hiện sứ mạng trong các lãnh vực phức tạp của các động tác con người, nơi mà các tiêu chuẩn nhiều loại động tác khác nhau, có thể dễ dàng ành hưởng đến và làm lu mờ đi những gì phải là những tiêu chuẩn phải hướng dẫn sứ mạng của Giáo Hội.

- Sứ mạng rao giảng Phúc Âm loại trừ mọi hình thức của hiệu năng chủ thuyết, là chủ thuyết tự bản thể của mình, có khuynh hướng đặt lê thuộc vào hoạt động chủ nghĩa tự do lương tâm của con người mà sứ mạng gặp được và mặc nhiên hay minh nhiên chứng nhân cho họ biết Chúa Ki Tô là Đấng cứu độ và giải thoát con người.

Hiệu năng chủ nghĩa có thể biến con người thành dụng cụ và biện minh hoá cho bất cứ phương tiện nào : ” Mục đích biện minh cho hành động ” ( Macchiavelli ).

- Sứ mạng của Giáo Hội cũng không có đặc tính đắc thắng chủ nghĩa ( triomphamlisme).

Người tín hữu giáo dân biết rằng, theo lời hứa, vào thời cánh chung, Chúa Ki Tô sẽ chiến thắng khải hoàn.

Nhưng họ vẫn biết rằng Giáo Hội hiện đại là Giáo Hội đang lữ hành, chỉ có thể trình diện mình trước thế gian như là Giáo Hội thánh thiện và cần phải hối cải. Và như vậy, chính người tín hữu giáo dân, mặc dầu có được chân lý về Chúa Ki Tô, cũng phải cần hiểu biết được và hội nhập vào các thực thể trần thế như và cùng chung với những người khác.

Chúa Ki Tô chết và sống lại là Chúa Ki Tô khải hoàn, không phải bằng các cơ chế bên ngoài và quyền lực của con người, mà là trong nội tâm của mỗi con người và của cả nhân loại.

Cuộc khải hoàn của người tín hữu Chúa Ki Tô không phải là khải hoàn của lòng nhiệt thành, hân hoan phấn khởi chiếm hữu được tức khắc.

Loan báo Phúc Âm

- là đề nghị hối cải và cứu độ,
- là sức mạnh nôi tâm lôi cuốn và dần dần làm cho lương tâm được mở ra cho mầu nhiệm Thiên Chúa, Chúa Ki Tô và Giáo Hội.

Người tín hữu giáo dân, trong các điều kiện thông thường của cuộc sống và trong các biến cố thường nhật, loan báo và nhân chứng lời đề nghị sám hối và cứu độ đó, bằng cách hoà hợp các cố gắng của con người trong một cuộc tổng hợp với các giá trị tôn giáo.

Điều quan trọng

- không phải là khả năng thuyết phục chiếm hữu được,
- cho bằng sự khả tín của việc tổng hợp sống động các thực tại vừa kể,
- không phải chỉ là hành động một lần mà là được thể hiện ra trong các bối cảnh trong đó người tín hữu giáo dân đang sống,
- không phải là để cho mình bị thuyết phục rơi vào thái độ tổng hợp sáp nhập không suy tính ( sincretismo), hội nhập mọi chủ thuyết chung nhau không cần phân biệt sai trái,
- cũng không phải là thái độ nhân nhượng ( compromissione ) đến nỗi không còn biết gì đến đặc tính chính đáng của chính mình,
- nhưng cách thực hiện sứ mạng truyền giáo của người tín hữu giáo dân không thể không dùng đến phương thức đối thoại.

Công Đồng Vatican II đã khuyến khích thái độ đối thoại đó trong việc loan báo Phúc Âm, qua các cuộc đối thoại

- hiệp nhứt Ki Tô giáo (Unitatis reintegratio, n. 4)
- liên tôn ( Nostra aetate),
- trong các cuộc truyền giáo ( Ad gentes),
- cả với những người không tin ( Gaudium et spes, n. 21).

Đức Thánh Cha Phaolồ VI đã giải thích sâu đậm hơn trong Thông Điệp Ecclesiam suam của ngài.

Và Đức Thánh Cha Gioan Phaolồ II, trong Thông Điệp Reconcilatio et Penitentia.

Đối thoại

- như là cuộc gặp gỡ giữa con người với con người,
- là phương tiện ưu tiên để trình bày cho con người hiện đại chân lý mà trong đó với xác tín và trách nhiệm mình tin vào,
- là cách thức thực tế để cộng tác trên phương diện hành động trong tiến trình thế tục hoá ngày nay và trong thế giới đa dạng về luân lý văn hóa, xã hội và chính trị.

Nói tóm lại, đối thoại là con đường cần phải đi qua để chu toàn sứ mạng của Giáo Hội.

Nhưng dĩ nhiên đối thoại đòi buộc phải có

- lương tâm biết đâu là chân lý,
- được giáo dục để suy luận và phán đoán, hành xử phân định mục vụ và đời sống thiêng liêng.

Liên hệ bao gồm cả các động tác và lãnh vực đó, cần phải biết đưa ra một cách rõ ràng thế nào là căn tính Ki Tô giáo.

Căn tính đó, một khi được xác định, cần phải được đặt trong mối liên hệ với các thực tại trần thế. Việc đặt trong mối tương giao liên hệ đó,

- một đàng đòi buộc phải có sự hiểu biết và xác tín sâu xa về đức tin của mình ( nhờ vào Lời Chúa và huấn dụ của Giáo Hội),

- đàng khác cần có sự học hỏi hiểu biết của con người đối với những gì mới mẻ và có thể chấp nhận được đối với những vấn đề nội tâm. đó là ý chí muốn thực hiện tốt đẹp, hấp thụ một cách khôn ngoan, hành động cẩn thận và can đảm với một lương tâm ngay chính.

Tâm thức vừa kể được Đức Thánh Cha Gioan Phaolồ II cho biết hãy

- ” khám phá ra và làm cho người khác khám phá ra phẩm giá bất khả xâm phạm của mỗi con người…đó là bổn phận chính yếu và quy tựu sự phục vụ mà Giáo Hội và, trong Giáo Hội, các tín hữu giáo dân được mời gọi hãy cung hiến cho gia đình nhân loại ” ( Christifideles laici, n. 7).

Phẩm giá con người được Lời Huấn Dạy của Giáo Hội xác nhận

- ” là tài sản qúy giá nhứt mà con người có được “,

bởi vì chính phẩm giá con người là

- ” nền tảng của quyền bình đẳng của tất cả mọi người đối với nhau ” và ” cũng là nền tảng của việc cộng tác và liên đới hỗ tưong; thật vậy, đối thoại và thông hiệp nhau, nói cho cùng, đều được đặt nền tảng trên những gì là thực thể của con người, trước khi trên những gì con ngườ có khả năng có được ” ( Christifideles laici, n. 37).

Những lời nói khởi đầu của Hiến Chế Gaudium et spes còn xác định rõ hơn nữa:

- ” Các niềm vui mừng và hy vọng, các nỗi phiền nảo và âu lo của con người ngay nay, nhứt là của những ai nghèo khó và những ai chiu đau khổ, cũng là những niềm vui mừng, hy vọng, phiền nảo và âu lo của các môn đệ Chúa Ki Tô ” ( Gaudium et spes, n. 1).

Như vậy Công Đồng Vatican II đã xoá bỏ đi mọi sự nghi ngờ, không có một hoàn cảnh nào nhân loại – những gì thuộc về nhân loại – mà không phải được xem xét , đánh giá và phát huy bởi các tín hữu Chúa Ki Tô như là ” sứ mạng ” của họ phải làm.

Công Đồng Vatican II xác quyết người tín hữu giáo dân

- phải phát huy phẩm giá con người là một điều đòi buộc có ý nghĩa thần học, nghĩa là điều hành động tác phải có liện hệ mật thiết với đức tin mà mình phải đón nhận và nhân chứng,

- chớ không phải chỉ là động tác lựa chọn liên quan đến tình liên đới hỗ tương.

Như vậy, người tín hữu giáo dân phải là người giúp cho con người khám phá ra phẩm giá của chính mình,

- trước tiên như là ” tạo vật ” ( tức là như là con người mở rộng mình ra hướng về Đấng Tối Cao và chính nhờ thái độ mở rộng đó, con người khám phá ra căn tính đích thực của mình);

- và kế đến như là ” tạo vật được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa và giống như Thiên Chúa ” ( tức là con người có trong lương tâm của mình, là định điểm và khuynh hướng quan trọng nhứt trong việc mình tìm kiếm Thiên Chúa ).

Đối với phương diện thứ hai vừa kể, có lẽ công cuộc chuyên cần dấn thân của người tín hữu giáo dân trong việc kến tạo lương tâm cho mình và cho người khác là phận vụ quan trọng nhứt đối với thế giới, bởi lẽ nhờ công cuộc kiến tạo nầy, người tín hữu giáo dân dâng hiến môt sự cộng tác nền tảng làm cho con người trở nên vững chắc và tự do hơn, khiến cho con người có khả năng kiến tạo lấy mình thích hợp với phẩm giá hình ảnh và giống như Thiên Chúa.

Một khi được thăng tiến như vậy, con người được giải thoát khỏi tình trạng bất ổn cản trở mình có được thanh thoảng, để có được những chọn lựa can đảm, như những gì Công Đồng Vatican II nói:

- ” Con người khám phá ra trong lương tâm của mình, một đạo luật mà không phải chính mình tạo ra cho mình, nhưng mình phải tuân theo đạo luật đó và tuân theo tiếng gọi đó, kêu gọi mình phải luôn luôn yêu thương và làm điều thiện, xa lánh điều ác , khi cần đạo luật đó nói với lỗ tai của con tim: hãy làm điều nầy, xa lánh điều kia ” ( Gaudium et spes, n. 16).

Phục vụ con người theo phương thức đó, người tín hữu giáo dân

- hướng dẫn con người đến gặp gỡ Thiên Chúa đang được ẩn giấu ( Deus absconditus),
- nhưng là Thiên Chúa đang tác động và hiệu lực.

Lắng nghe Người, con người dĩ nhiên sẽ gặp được, bằng cách lắng nghe tiếng nói của lương tâm, lời mời gọi của Người hãy yêu thương Chúa và yêu thương người thân cận.

Đồng thời, người tín hữu giáo dân dấn thân trong lãnh vực nầy, để đào tạo lương tâm một cách thanh thoảng và bền chí, sẽ là dụng cụ giúp cho cá nhân hay cộng đồng luôn luôn tránh được các quan niệm ý kiến tự do tùy hỷ và có được lương tâm chính đáng hợp với các lề luật khách thể của luân lý.

V – Kiến tạo một cuộc hành trình thiêng liêng thích ứng.

Thánh hoá chính mình và thánh hoá trần thế, trong lòng Giáo Hội tính và giữa tính trần thế, không phải là một chuyện dễ dàng.

Bởi đó con đường của người môn đệ theo Chúa Giêsu đòi buộc người tín hữu giáo dân

- ” phải có mọt đời sống thiêng liêng thích hợp, cần thiết khẩn cấp phải kiến tạo được một nền giáo dục sâu đậm và liên tục, đối với người tín hữu giáo dân cũng như đối với tất cả những người khác, Thánh Thể và Phép Cáo Giải là điều không thể thiếu ” ( ĐTC Gioan Phaolồ II, Omelia alla concelebrazione conclusiva dell’Assemblea sinodale, 1987).

Đối với người tín hữu giáo dân cũng vậy, cuộc hành trình thiêng liêng là con đường khởi sự từ việc chuyển hoá lương tâm bằng những phương thức thông thường và chung của mọi người, để thánh hoá cho tất cả mọi người. Đó là

- cầu nguyện và suy niệm Lời Chúa,
- Phép Bí Tích Cáo Giải và Thánh Thể,
- tìm có được một cuộc sông thiêng liêng thích hợp, không phải để chối bỏ cá tính giáo dân của mình, mà để hành xử đặc tính đó một cách có trách nhiệm.

Nhưng chưa hết. Tầm kích cá biệt đặc tính trần thế của người tín hữu giáo dân là cuộc sống thông thường và hằng ngày là cuộc sống gia đình, xã hội, chuyên môn và thuộc về Giáo Hội.

Bởi đó cuộc sống thiêng liêng thích hợp đối với người tín hữu giáo dân không thể chỉ là những gì được đươn kết bằng cuộc sống thông thường và thường nhật.

Như vậy

- Phúc Âm được tuyên bố và nhân chứng trong cuộc sống,

- cuộc sống được thánh hoá và có được tầm kích thiêng liêng ” trong việc cử hành chân lý và công lý, và như vậy Lời Chúa được loan báo, trở thành men bột, kích động và hy vọng “.

Động tác tông đồ ” của người giống nhau cho người giống nhau ” , trong đó ” nhân chứng bằng đời sống phụ túc cho nhân chứng bằng lời nói ” ( Apostolicam actuositatem, n. 13a) là phần quyết định của con đường thiêng liêng của người tín hữu giáo dân.

Thật ra một đường lối sống thiêng liêng thích hợp cho người tín hữu giáo dân cần phải còn được nghiên cứu, nhứt là làm thế nào đáp ứng được thoả đáng theo nguyên tắc phụ túc bảo trợ ( sussidiarietà ).

Như đã nói, nếu muốn trợ lực cho người tín hữu giáo dân trong lịch sử cứu rổi, do tình trạng đang sống giữa trần thế của họ, để họ có thể trung thành với Chúa và với người khác, cần phải đặc tâm lưu ý khám phá ra đặc tính trung tâm điểm của lương tâm.

Phẩm giá của họ,
- vị trí hàng đầu của họ giữa trần thế,
- căn tính cá nhân của họ, thuộc về Giáo Hội và là Giáo Hội trong Chúa Ki Tô,
- khả năng phán đoán có liên hệ đến cách tác động,
- khả năng khai triển các việc lựa chọn luân lý để đưa đến những thái độ phải có.

Nói một cách ngắn gọn, ánh sáng Chúa Ki Tô mà cộng đồng Ki Tô giáo lãnh nhận và phổ biến trên thế giới, phải làm thế nào đến được lương tâm người tín hữu Chúa Ki Tô.

Thượng Hội Đồng Giám Mục năm 1987 đã đưa ra một loạt các căn bản và cấu trúc để kiến tạo thành cuộc hành trình giáo dục thường trực cho người tín hữu Chúa Ki Tô;

- được giáo dục sâu đậm làm cho người tín hữu giáo dân càng ngày càng hội nhập sâu đậm hơn và tốt đẹp hơn vào mầu nhiệm của Chúa Ki Tô và Giáo Hội.

- được chuẩn bị giáo lý – thần học, trong nhãn quang liên hệ với văn hoá sở tại,

- khai triển các tư tương và giá trị có khả năng hội nhập vào lịch sử hiện đại các giá trị và ánh sáng Phúc Am, để cống hiến cho nhân loại ý nghĩa đích thực và sâu xa, các mục đích cao cả của luân lý,

- tạo được những thái độ cá nhân và động tác thoát xuất từ một lương tâm được hoán chuyển bởi Lời Chúa và làm cho mình nhận thức được tính cách cao cả, cũng như ý thức được những gíới hạn của con người.

Còn nữa, việc chăm lo được giáo huấn về phương diện xã hội và chính trị cũng là phần quan trọng trong công cuộc đào tạo lương tâm người tín hữu giáo dân.

Trong chiều hướng và trong tinh thần mầu nhiệm Nhập Thể của Chúa Ki Tô, người tín hữu giáo dân không thể không cùng đi với nhân loại và với con người đương đang sống với mình.

Thượng Hội Đồng Giám Mục năm 1987 đã nhắc nhớ rằng

- ” Bỏ rơi mặc con người trong trạng huống xã hội của mình là tội chống lại Thiên Chúa. Dĩ nhiên Giáo Hội có những câu giải đáp vượt qua bên kia lằn mức tạm thời, nhưng gặp gỡ con người trong hoàn cảnh sống của họ “.

Và chúng ta có thể hiểu được “ hoàn cảnh sống của họ ” vừa kể là những nơi chốn và hoàn cảnh
- bạo lực,
– thiếu thốn, đói khát,
– giặc giã,
– kỳ thị chủng tộc,
– trong gia đình,
– nơi làm việc,
– trong kinh tế,
– trong học đường,
– trong thế giới văn hoá và phương tiện truyền thông xã hội,
– trong các cấu trúc tham gia xã hôi và trong cơ chế chính trị.

Các hoàn cảnh nầy là những nơi, trong đó nhân loại hiện tại có liên hệ đươn kết và các hình thức nầy, những phương thức mà qua đó trật tự trần thế được thiết lập, đó chính là những nơi mà người tín hữu giáo dân được kểu gọi ” hãy thực hiện sự tổng hợp giữa đức tin và đời sống “.

Nâng đỡ người tín hữu giáo dân trong cuộc chiến đấu đó, cần phải có được một sự giáo huấn tỉ mỉ hơn nữa và tương xứng với các trách nhiệm hiện tại và tương lai của họ.

Đây là bổn phận không phải dễ dàng, đúng hơn là rất khó thực hiện.

Khó khăn đến nỗi không còn có cách gì hơn là kêu xin trong lời cầu nguyện điều gì cần phải có hơn nữa, để có thể sắp xếp các sự việc theo ý Chúa muốn, như một thánh nhân đã sai người đến nói vơi vua Salomon, nếu nhà vua muốn cai trị đất nước tương xứng với phâm vị của một nhà vua, xin nhà vua hãy xin Chúa ban cho mình ” đức khôn ngoan “, trong lời nguyện tuyệt vời sau đây:

- ” Từ trời, xin Chúa gởi các thánh xuống, xin hãy gởi từ ngai vinh hiển của Chúa, để các vị trợ lực và ở bên cạnh con trong công việc nặng nhọc của con và để cho con biết điều gì Chúa thích ” ( Ps 9, 10).

NGUYỄN HỌC TẬP