Thứ Ba, 31 tháng 5, 2011

Người Công giáo tốt cũng là công dân tốt?

VRNs (31.05.2011) – Sài Gòn – “Là người Công giáo tốt cũng là người công dân tốt” đang là một thành ngữ được các nhà lãnh đạo Việt Nam (ngài phó thủ tướng Nguyễn Thiên Nhân, tại linh địa La Vang, dịp bế mạc năm thánh, đầu năm 2010 và ông thứ trưởng ngoại giao khi tiếp Đức tổng giám mục đại diện không thường trú của Tòa thánh Vatican tại VN)) dùng để “lên lớp” cho giới Công giáo Việt Nam, vì đây là một phát ngôn của Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI nới với các Đức giám mục VN khi viếng thăm mộ hai thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô, theo giáo luật, sáu năm một lần.



“Là người Công giáo tốt cũng là người công dân tốt” cũng được các Đức giám mục VN đưa vào Thư Chung 2010. Một Thư Chung của Giáo hội Công giáo VN thế ký XXI, thay cho Thư Chung 1980. Nhiều người cho rằng thành ngữ này sẽ thay thế cho các thành ngữ cũ “Sống phúc âm giữa lòng dân tộc”, hay “tốt đời đẹp đạo”.

Ý nghĩa thật của thành ngữ “Người Công giáo tốt cũng là người công dân tốt” là gì?

Đây là vấn đề được 262 tham dự viên của ngày tọa đàm, ra mắt Ủy ban công lý và hòa bình trực thuộc Hội đồng giám mục VN, ngày 27/05/2011, tại Trung tâm mục vụ Sài Gòn, đã thảo luận trong 6 tổ trong vòng 40 phút và đúc kết hơn 30 phút.

1. Trả lời cho vế thứ nhất của thành ngữ này là người Công giáo tốt thì đơn giản

Người Công giáo tốt là người trở nên “Men”, “Muối” cho đời. Điều này lấy lại giáo huấn của Chúa Yêsu trong Bài giảng trên núi (x. Mt 5-7). “Men” là chất làm cho bốt mì nở to ra để nướng thành bánh mì … “Muối” là gia vị làm cho thức ăn thêm đậm đà. Ngày xưa người nghèo chỉ cần muối là có cách sống, nên đã từng có phim “Muối quý hơn vàng”.

Người Công giáo tốt là người “mến Chúa yêu người”. Đây là điều tóm lược toàn bộ giáo huấn của cả Cựu ước và Tân ước.

Người Công giáo tốt là người sống nhờ Thiên Chúa, mọi định hướng cho đời sống cá nhân mình cũng như xã hội đều quy chiếu về Thiên Chúa.

Người Công giáo tốt là đời sống được xây dựng trên nền tảng yêu thương, liêm chính và liên đới. Đây là một vài nét chính trong nguyên tắc của Giáo huấn xã hội Công giáo.

Người Công giáo tốt luôn luôn là người công dân tốt. Trật tự Công giáo trước, Công dân sau thì cả hai mới tốt, còn nếu đảo ngược lại thì không luôn luôn, nếu không nói là sẽ không báo giờ có người công dân tốt đúng nghĩa. Một cha kể về cuộc đối thoại của ngài với một anh công an. Anh công an chất vấn ngài tại sao một người muốn lấy vợ Công giáo phải theo đạo, mà người thiếu nữ ấy không bỏ đạo để lấy chồng? Bỏ đạo theo đảng có gì xấu? Vị lịnh mục ấy trả lời. Anh chỉ cho tôi 5 người bỏ đạo theo đảng mà vẫn tốt, tôi sẽ chỉ cho anh 50 người tử bỏ đảng để theo đạo đang là người tốt. Anh công an bỏ đi.

Người Công giáo tốt là người có kinh nghiệm sống mật thiết với Chúa Yêsu, biết chọn Lời Chúa là nguồn sống dưỡng nuôi, và sẳn sàng đóng góp xây dựng đời sống Giáo hội và xã hội.

Và còn nhiều ý kiến khác …

2. Là người Công giáo tốt khó có thể là người công dân tốt?

Một thành viên đại diện tổ sau khi trình bày những ý kiến của tổ đã nêu lên buâng khuâng của mình. Anh nói cho rằng đôi khi làm người Công giáo tốt thì không thể làm người công dân tốt được. Anh đưa vì dụ: Tôi vừa sinh đứa con thứ ba, gia đình chúng tôi vui mừng, cha xứ chúc bình an, mọi người chúc mừng, vì vợ chồng tôi biết quý trọng sự sống Chúa ban. Tôi là người Công giáo tốt. Nhưng khi đến công sở, vì là công chức mà có đứa con thứ ba, tôi bị coi là một công dân tồi. Một công dân vi phạm Pháp lệnh dân số, một công dân cứng đầu không chịu phá thai.

Một luật sư hơn 50 tuổi có thể đồng cảm với người bạn trẻ hơn này đã kết luận trong ý kiến của mình: “Phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người ta”. Điều này lấy lại ý tưởng của thánh Phêrô khi bị điệu ra trước công nghị Do Thái được đề cập đến trong sách Công vụ tông đồ của bộ Tân ước.

Một phụ nữ, giáo dân hạt Tân Định phát biểu ý kiến trong tổ 1 như sau: Chúng ta buộc phải trung thành với tổ quốc, nhưng không buộc trung thành với quốc gia. Tổ quốc chúng ta chỉ có một trải dài 4.000 năm lịch sử, vượt qua rất nhiều triều đại phong kiến, quân chủ và dân chủ, nhưng vẫn là một. Còn quốc gia thì lệ thuộc vào một thể chế chính trị nhất định nào đó, có tính tạm thời và sẽ chấm dứt khi nó hoàn thành sứ mạng lịch sử của mình, nên chúng ta không buộc phải trung thành, mà chỉ buộc giữ luật lệ quốc gia mà thôi. Nhưng khi những luật lệ của hệ thống chính trị quốc gia đó sản sinh ra đi ngược lại lương tâm con người, ngược với những giá trị và luật pháp quốc tế, thì những luật đó tự nó vô hiệu, chúng ta được giải thoát, không cần phải tuân giữa luật lệ bất công và sai lầm đó.

Như thế mới thấy làm công dân tốt không đơn giản là làm theo hô hào của người này người kia, kể cả những người nhân danh pháp luật, mà mỗi công dân phải lấy chính lương tâm ngay chính của mình để thẩm định giá trị nhân bản, để kịp thời chỉ ra những luật lệ không vì dân, mà chỉ vì quyền lợi của người lãnh đạo. Ở VN hầu các các bộ luật, luật và pháp lệnh đề giúp cho người lãnh đạo dễ cai trị dân, chứ không giúp người dân sống hạnh phúc. Ví dụ Hiến pháp quy định về tư do tôn giao, tự do ngôn luận, tư do cư trú, nhưng khi cụ thể hóa bằng lậut thì chỉ có Luật báo chí chứ không có luật tự do báo chí; chỉ có Luật cư trú, chứ không có luật tự do cư trú; Pháp lệnh tin ngưỡng, tôn giáo, chứ không có luật tự do tôn giáo.

3. Làm người Công dân tốt là làm sao?

Cũng rất nhiều ý kiến đưa ra:

Người công dân tốt là người phái tuân thủ pháp luật hiện hành. Nhưng phải biết đấu tranh để cải thiện bộ luật cho vì dân hơn, đúng hơn. Có vị luật sư cho rằng luật ở VN rất dễ “chết yểu”. Có luật chỉ ra 5 năm đã phải chỉnh sửa, đã phải thay đổi.

Người công dân tốt phải đóng góp xây dựng công bình, tôn trọng chính quyền, nhưng khi chính quyền sai trái thì phải theo Ý Chúa, theo tiếng lương tâm.

Người công dân tốt phải sống bác ái, biết sống vì lợi ích chung của quốc gia, khu vực và quốc tế.

Thành ngữ “Là người Công giáo tốt cũng là người công dân tốt” chắc chắn sẽ còn được nhiều người thảo luận đưa ra định nghĩa hay các khái niệm mô tả, chúng ta hãy tiếp tục lắng nghe và nhận xét. Nhưng theo ý kiến chủ quan của người ghi nhận, khái niệm này phải được hiểu từ nghĩa tự nhiên và vì con người chứ không thể hiểu một cách phiến diện theo các lăng kính chính trị đảng phải.

Thụy Minh, VRNs