Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2011

Cầu nguyện trong Thánh Vịnh

VRNs(24.06.2011) – Vatican – Tại Công trường Thánh Phêrô, buổi yết kiến ngày thứ tư, 22.06.2011, ĐGH Bênêđictô XVI đã triển khai bài giáo lý 7A 24, thuộc chủ đề cầu nguyện.



Anh Chị Em thân mến,

trong những bài giáo lý trước, chúng ta đã cùng nhau dừng lại trước một vài khuôn mặt của Cựu Ước có ý nghĩa đặc biệt cho việc suy tư của chúng ta về cầu nguyện.

Tôi đã đề cập đến Abraham đã can thiệp cho các thị xã ngoại quốc, đến Giacob mà trong đêm vật lộn đã nhân được lời chúc phúc, đến Moisen đã van xin sự tha thứ cho dân mình và đến Elia đã cầu nguyện cho Israel được sám hối trở lại.

Với bài giáo lý hô nay, tôi muốn được bắt đầu một khoản đường mới: thay vì bình luận những bối cảnh cá biệt của các nhân vật, chúng ta sẽ đi vào ” quyển sách cầu nguyện ” tuyệt hảo, đó là sách Thánh Vịnh.

Trong những bài giáo lý tới, chúng ta sẽ đọc và suy niệm một vài Thánh Vịnh trong các Thánh Vịnh đẹp nhứt và được yêu chuộng nhứt đối với truyền thống cầu nguyện của Giáo Hội.

Hôm nay tôi muốn được giới thiệu các Thánh Vịnh đó, bằng cách nói về sách Thánh Vịnh một cách tổng quát.

1 – Sách Thánh Vịnh được trình bày như là một ” thể thức ” cầu nguyện, một tổng góp gồm một trăm năm mươi Thánh Vịnh, mà truyền thống Thánh Kinh hiến tặng cho các tín hữu để những Thánh Vịnh đó trở thành lời cầu nguyện của họ, của chúng ta, phương thức mà chúng ta hướng về Chúa và liên kết mình với Chúa.

Trong quyển sách nầy, chúng ta gặp được cách diễn tả tất cả kinh nghiệm của con người dưới nhiều khía cạnh, phương diện khác nhau, và cả chuổi các tâm tình liên hệ với cuộc sống con người. Trong các Thánh Vịnh, đươn kết và diễn tả ra nổi vui mừng và sự đau khổ, lòng khao khát Thiên Chúa và lòng tin cậy vào Chúa, sự nhận thức được tình trạng bất xứng của mình, niềm hạnh phúc và cảm nhận bị bỏ rơi, lòng tin cậy vào Chúa và sự đơn độc khổ sở, cảm thấy chứa tràn sức sống và nỗi sợ hãi sự chết.

Tất cả thực thể của người tín hữu đều đổ dồn vào những lời cầu nguyện đó, mà dân Israel trước kia và Giáo Hội kế đến đón lấy như là phương thức trung gian hàng đầu trong mối thân giao với Thiên Chúa duy nhứt và như là đáp ứng không thoả đáng của mình trước động tác Người mạc khải chính mình Người cho trong lịch sử.

Như là những lời cầu nguyện, các Thánh Vịnh là những phương thức con người diễn tả ra tâm hồn và đức tin của mình, trong đó mọi người đều có thể nhận ra được mình và cũng trong đó người nầy có thể thông hiệp với người khác về kinh nghiệm cá biệt mình có đươc lúc đến gần bên Chúa, nơi mà mỗi người đều được kêu gọi.

Và cả rắc rối của cuộc sống được quy tựu vào trong phương thức diễn tả phức tạp của nhiều thể văn chương khác nhau: các bài thánh ca, những lời than van, những lời cầu khẩn cá nhân và tập thể, các bài ca tạ ơn, các Thánh Vịnh đền tội, các Thánh Vịnh khôn ngoan và còn nhiều loại khác nữa có thể gặp được trong các sáng tạo thi phú đó,

Mặc dầu với nhiều cách diễn tả như vừa kể, chúng ta có thể thấy được hai lãnh vực tổng hợp lời cầu nguyện trong sách Thánh Vịnh: lời van xin, nối kết với tiếng than van và lời ngợi khen. Cả hai trương độ có liên hệ với nhau và dường như không thể nào tách rời nhau được. Bởi vì lời van xin được đánh động bằng lòng tin chắc chắn rằng Thiên Chúa sẽ đáp ứng. Và điều đó mở cho lời ca ngợi khen và cảm tạ. Lời ca ngợi khen và tâm tình cảm tạ được thoát xuất từ kinh nghiệm của sự cứu thoát đã nhận được, được giả định trước một sự cần được giúp đỡ mà lời van xin đã nói đến.

Trong lời van xin, người cầu nguyện than van và nói lên tình trạng âu lo, hiểm nguy, tuyệt vọng của mình, hay như trong các Thánh Vịnh đền tội, người van xin thú nhận lỗi lầm, tội lỗi của mình, bằng cách xin cho mình được tha thứ.

Người van xin nói lên với Chúa tình trạng cần thiết của, mình trong lòng tin cậy sẽ được lắng nghe, bởi đó trong lời nói của anh đã hàm chứa lòng biết ơn Chúa như là Đấng tốt lành, Đấng ao ước điều tốt lành và ” yêu qúy sự sống ” ( Ps 1, 26), sẵn sàng giúp đỡ, cứu thoát và tha thứ.

Như vậy, ví dụ như Thánh Vinh 31 cầu nguyện:
- ” Con ẩn náu bên Ngài, lạy Chúa, xin đừng để con phải thất vọng bao giờ ( …) Lưới kẻ thù xin gỡ con ra khỏi, vì nơi con trú ẩn chính là Ngài ” ( Ps 31, 2.5).

Như vậy, ngay trong lời than van, một lời ngợi khen nào đó đã được thể hiện, tiên báo trong hy vọng rằng Chúa sẽ can thiệp và lời ca ngợi khen đó được thốt lên minh bạch khi sự cứu thoát của Chúa trở thành hiên thực.

Cùng với một phuơng thức tương tợ trong các Thánh Vịnh tạ ơn và ngợi khen, tưỏng nhớ đến ân lành đã nhận được hay bằng chiêm ngưỡng sự cao cả lòng quảng đại của Chúa, con người cũng nhận ra sự bé mọn của mình và cần nhờ được cứu thoát, đó là những gì đã hiện hữu ngay tại nền tảng của lời van xin.

Như vậy con người thú nhận hoàn cảnh thọ tạo của chính mình, được đánh dấu không thể tránh được bằng sự chết, hay con người thọ tạo mang nơi mình lòng ao ước được sống tự căn nguyên. Bởi đó tác giả Thánh Vịnh, trong Thánh Vịnh 86 đã kêu lên:
- ” Lạy Chúa là Thiên Chúa con thờ, con hết lòng cảm tạ, Thánh Danh Ngài con mãi mãi tôn vinh, vì tình Chúa thương con như trời như biển, Ngài đã kéo con ra khỏi vực thẩm âm ty ” ( Ps 86, 12-13).

Như vậy trong lời nguyện Thánh Vịnh, lời van xin và ngợi khen đươn kết nhau và hoà tan nhau thành một bài ca duy nhứt tán tụng ân sủng muôn đời của Chúa, Đấng cúi xuóng trên sự mỏng dòn của chúng ta.

2 – Chính để cho dân chúng tín hữu cùng hợp nhau vào bài ca nầy, mà sách Thánh Vịnh được ban cho dân Israel và cho Giáo Hội.

Thật vậy, các Thánh Vịnh dạy chúng ta cầu nguyện.

Trong các Thánh Vịnh, Lời Chúa trở thành lời cầu nguyện - và đó là những lời của tác giả Thánh Vinh được cảm hứng mạc khải cho – cũng trở thành lời của người cầu nguyện đang nguyện cầu bằng Thánh Vịnh.

Đó là nét đẹp và đặc tính cá biệt của quyển sách Thánh Kinh nầy: các lời cầu guyện được chứa đựng trong đó, khác với các lời cầu nguyện khác mà chúng ta gặp được trong Thánh Kinh, là những lời cầu nguyện không được đưa hội nhập vào một bối cảnh tường thuật nào, để xác nhận ý nghĩa cá biệt và vai trò tác động.

Các Thánh Vịnh được ban tặng cho người tín hữu chính như là bản văn cầu nguyện, chỉ có mục đích duy nhứt là trở thành lời cầu nguyện của ai dùng để cầu nguyện lên Chúa.

Bởi vì các Thánh Vịnh là Lời Chúa, ai cầu nguyện bằng Thánh Vịnh là người đang nói chuyện với Chúa bằng chính những lời Chúa đã ban cho chúng ta, nói với Người bằng những lời mà chính Người ban cho chúng ta.

Như vậy cầu nguyện với Thánh Vịnh là học hỏi cầu nguyện.

Thánh Vịnh là một trường học dạy cầu nguyện.

Điều vừa kể cũng tương tợ như khi đứa trẻ bắt đầu học nói, nghĩa là học diễn tả các cảm giác, xúc động, nhu cầu của mình bằng lời nói, mà cậu ta không có được tự bẩm sinh, nhưng là những gì cậu học theo cha mẹ của mình và theo những ai sống gần mình.

Điều mà cậu bé muốn diễn tả ra là những gì câu đã sống chính mình, nhưng phươg thức để diễn tả là cách diễn tả của những người khác. Và như vậy cậu dần dần học hỏi, thu tóm làm của mình. Các lời nhận được từ cha mẹ trở thành ngôn từ của cậu và qua các ngôn từ đó cậu cũng học được cách suy nghĩ và cảm nhận; cậu hội nhập được vào cả thế giới về quan niệm và lớn lên trong thế giới đó, cậư liên lạc được với thực tại, với những người khác và với Chúa.

Ngôn từ của cha mẹ cậu sau cùng rồi trở thành ngôn từ của cậu, câu nói năng bằng ngôn từ đã nhận được từ những người khác, mà giờ đây đã trở thành ngôn ngữ của cậu.

Cũng vậy, đó là những gì xảy đến với lời cầu nguyện bằng các Thánh Vịnh. Thánh Vịnh được ban tặng cho chúng ta để chúng ta học biết cách nói chuyện với Chúa, để giao tiép với Chúa, để nói với Người về chúng ta chính bằng ngôn ngữ của Người, tìm được ngôn từ để gặp gỡ được với Chúa.

Và qua ngôn ngữ đó, chúng ta cũng có thể biết được và đón nhận đươc định chuẩn hành động của Người, đến được gần với mầu nhiệm của các tư tưởng Người và các phương hướng của Người:
- ” Thật vậy, tư tưởng của Ta không phải là tư tưởng của các ngươi, và đường lối của các ngươi không phải là đường lối của Ta – sấm ngôn của Chúa – Trời cao hơn đất chứng nào, thì đường lối của Ta cũng cao hơn đường lối của các ngươi chừng ấy ” ( Is 55, 8-9),
như vậy giúp cho chúng ta luôn luôn được lớn lên trong đức tin và trong tình thương.

Như lời nói của chúng ta không phải chì lời nói, mà là những lời chỉ dạy cho chúng ta một thế giới thực hữu và thế giới quan niệm; cũng vậy, những lời cầu nguyện trong Thánh Vịnh cũng dạy chúng ta tâm hồn của Thiên Chúa, bởi đó không những chúng ta có thể nói chuyện với Chúa, mà chúng ta cũng học biết đưọc Thiên Chúa là ai và, bằng cách phải nói chuyện với Chúa thế nào, chúng ta cũng học biết được thực thể của con người, thực thể của chính chúng ta.

3 – Liên hệ với vấn đề đang bàn, rất có ý nghĩa tên gọi mà truyền thống Do Thái đã đặt cho sách Thánh Vịnh. Thánh Vinh được gọi là t’ hillim , từ ngữ Do Thái có nghĩa là ” ngợi khen “, và từ căn nguyên từ ngữ đó, chúng ta có được danh từ ” Halleluyah “, theo ý nghĩa từ chữ có nghĩa là ” Hãy ngợi khen Chúa ” . Như vậy, Thánh Vịnh, quyển sách cầu nguyện, mặc dầu đa diện và phức tạp với nhiều thể văn chương khác nhau và với mối liên hệ giữa ngợi khen và van xin, nhưng tựu trung là một quyển sách ngợi khen, dạy chúng ta biết cám ơn Chúa, ngợi khen sự cao cả ân sủng của Người, nhận biết vẻ đẹp các công trình của Người và vinh danh Thánh Danh Người.

Đó là thái độ đáp ứng thoả đáng việc Chúa mạc khải chính Người cho và kinh nghiệm về lòng tốt lành của Người.

Dạy chúng ta cầ nguyện, các Thánh Vịnh dạy chúng ta rằng ngay cả trong thất vọng, trong đau khổ, , sự hiện diện của Chúa vẫn còn, nguồn mạch của những gì tuyệt hảo và an ủi. Bởi đó chúng ta có thể khóc, khẩn cầu, can thiêp, than van, nhưng trong nhận thức được rằng chúng ta đang đi hướng về ánh sáng, nơi mà lời ngợi khen sẽ có thể trở thành quyết định vĩnh viễn, như những gì Thánh Vịnh 36 dạy chúng ta:
- ” Chúa quả là nguồn sống, nhờ ánh sáng của Chúa, chúng con được nhìn thấy ánh sáng ” ( Ps 36, 10).

3 – Nhưng ngoài ra tên chung vừa kể của quyển sách, truyền thống Do Thái còn đặt cho nhiều tựa đề cá biệt cho các Thánh Vịnh, mà phần lớn các tựa đề đó được gán cho vua David đặt ra.

Một khuôn mặt có tầm vó nhân bản và thần học khá quan trọng, David là một nhân vật phức tạp, đã trải qua nhiều kinh nghiệm căn bản của cuộc sống. Lúc còn trẻ ông làm mục tử cho đoàn chiên của cha, trải qưa những lúc thăng trầm và đôi khi các biến cố thảm đạm, David trở thành vua, mục tử chăn dắt dân Chúa.

Là người của hoà bình, ông đã chiến đấu nhiều trận giặc, là người không biết mệt mỏi và can cường tìm kiếm Chúa, nhưng đã phản bội lại tình yêu của Chúa và đây là đặc điểm: nhưng luôn luôn vẫn là người tìm kiếm Chúa, mặc dầu nhiều lần đã vất phạm tội trọng; là con người khiêm nhường và biết hối cải, David đã đòn nhận sự tha thứ của Chúa, kể cả hình phạt của Chúa. Ông đã chấp nhận định mệnh đuợc đánh dấu bằng đau khổ.

Như vậy, David đã là một vi vua, với tất cả những yếu hèn của mình, ” như lòng Chúa muốn ” ( 1 Sam 13, 14) , nghĩa là say mê cầu nguyện, một nguời biết được van xin và ngợi khen là gì.

Như vậy mối liên quan giữa các Thánh Vịnh với vị vua lừng danh nầy của Israel là điều quan trọng, bởi vì ông là diện mạo của vị cứu tinh. Được Thiên Chúa xức dầu cho, một cách nào đó nơi ông cũng ẩn hiện hình bóng mầu nhiệm Chúa Ki Tô.

Một điều khác cũng không kém quan trọng và có ý nghĩa, đó là phương thức và thường xuyên các lời của Thánh Vịnh được lấy lại trong Tân Ước, điều đó cho thấy và nhấn mạnh đến giá trị ngôn sứ được mớm ý cho bởi mối tương quan giữa sách Thánh Vịnh và khuôn mặt ngôn sứ của David.

Nơi Chúa Giêsu, mà trong cuộc sống trần gian Người đã cầu nguyện bằng các Thánh Vịnh, các Thánh Vịnh có được sự thực hiện hoàn hảo của mình và nói cho chúng ta biết ý nghĩa trọn hảo và sâu đậm.

Các lời cầu nguyện Thánh Vịnh, mà qua đó Chúa Giêsu thưa với Chúa Cha, nói cho chúng ta biết về Người, nói cho chúng ta biết về Chúa Con, hình ảnh của Thiên Chúa vô hình, Đấng mạc khải cho chúng ta trọn vẹn Diện Mạo Chúa Cha:
- ” Thánh Tử là hình ảnh Thiên Chúa vô hình, là Trưởng Tử sinh ra mọi loài thọ tạo ” ( Col 1, 15).

Như vậy người tín hữu Chúa Ki Tô, khi cầu nguyện bằng Thánh Vịnh, là cầu nguyện lên Chúa Cha trong Chúa ki Tô và với Chúa Ki Tô.

Các lời ca đó mang lấy một viễn ảnh mới, mà chúng ta có được trong mầu nhiệm phục sinh chìa khoá để có thể giải thích.

Như vậy chân trời của người cầu nguyện được mở ra đến một thực tại bất ngờ, mỗi Thánh Vịnh có được một ánh sáng mới trong Chúa Ki Tô và Thánh Vịnh có thể trở nên sáng chiếu với tất cả sự giàu có vô tận của mình.

Anh Chị Em thân mến, như vậy chúng ta hãy cầm lấy quyển sách nầy trong tay, chúng ta hãy để cho Chúa dạy chúng ta thưa chuyện với Người.

Chúng ta hãy để cho sách Thánh Vịnh giúp chúng ta và cùng đi với chúng ta hằng ngày trên cuộc hành trình cầu nguyện.

Chúng ta cũng hãy xin, như các môn đệ Chúa Giêsu.
- ” Thưa Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện ” ( Lc 11, 1),
bằng cách mở rộng tâm hồn ra và đón nhận lời cầu nguyện của Vị Thầy, nơi Người mọi lời cầu nguyện đều được trở nên trọn hảo.

Như vậy, được làm cho trở thành con cái nơi Chúa Con, chúng ta có thể nói chuyện với Chúa Cha, bằng cách gọi Người ” Lạy Cha chúng con “. Cám ơn Anh Chị Em.

ĐTC. BENEDICTUS XVI
Phỏng dịch từ nguyên bản Ý ngữ: Nguyễn Học Tập.
(Thông tấn www.vatican.va, 22.06.2011).