Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2011

Lời cầu nguyện của tiên tri Elia

VRNs (18.06.2011) – Roma, Italia – Anh Chị Em thân mến,
trong lịch sử dân Do Thái thời cỗ, các tiên tri đã có ảnh hưởng quan trọng với lời giảng dạy và cầu khẩn của mình.
Giữa các vị đó, nổi bâc lên diện mạo của Elia, được Chúa kêu gọi để hướng dẫn dân chúng đến sám hối.



Tên của Elia có nghĩa là ” Chúa là Thiên Chúa của tôi ” và cùng với ý nghĩa đó là những gì Elia đã thực hiện hoán cải trong cuộc sống của mình; cả cuộc sống đều được dâng hiến để thúc đẩy dân chúng nhận biết Chúa là Thiên Chúa duy nhứt .

Về Elia sách Huấn Ca ( Siracide ) viết:
- ” Rồi ông Elia xuất hiện, ông là vị ngôn sứ chẳng khác nào ngọn lửa, lời của ông tựa đuốc cháy bừng bừng ” ( Sir 48, 1).
Với ngôn lửa đó, Israel tìm lại được con đường của mình hướng về Chúa.

Trong phận vụ của mình, tiên tri Elia cầu nguyện với Chúa, xin Người cho con bà goá, đã cho mình trú ngụ, được sống lại ( cfr. 1 Re 17, 17-23).

Elia lớn tiếng kêu lên Chúa về nỗi mệt nhọc và âu lo của mình, trong khi ngài đang lẫn trốn trong sa mạc, bởi vì nữ hoàng Gezabele đang tìm kiếm giết ngài ( cfr. 1 Re 19, 1-4).

Nhưng nhứt là trên núi Carmelo nói lên cho chúng ta thấy tất cả mãnh lực lời cầu nguyện can thiệp của ngài, khi đứng trước toàn dân Israel, ngài nguyện cầu lên Chúa xin Chúa tỏ mình ra và hoán cải tâm hồn dân chúng. mà hôm nay chúng ta muốn dừng lại

Đó là biến cố được tường thuật lại trong chương 18 sách các Vua quyển I, mà hôm nay chúng ta muốn được dừng lại để suy niệm.

1 – Chúng ta đang ở trong vương quốc phía Bắc, thế kỷ IX trước Thiên Chúa Giáng Sinh, thời vua Acab, trong một khoảng thời gian đang xảy ra tình trạng tổng hợp thần linh ( sincretismo).

Bên cạnh Chúa, dân chúng còn thờ cả thần Baal, thần tượng mà họ tin tưởng là sẽ ban cho ơn mưa móc và từ đó họ cũng cho là vị thần có quyền làm cho ruộng đất trở nên phì nhiêu và có quyền ban đời sống cho con người và súc vật.

Mặc dầu họ vẫn có ý theo Chúa, Thiên Chúa vô hình và bí nhiệm, dân chúng cũng tìm kiếm sự an toàn trong một vị thần có thể hiểu được và tiên đoán trước được, mà từ vị thần đó họ kỳ vọng là sẽ có được dồi giàu sung mãn bằng cách dâng lễ vật.

Israel đang nhường bước cho việc tôn thờ thần tượng, đó cũng là cơn cám dỗ vẫn tiếp diễn nơi người tín hữu, bằng cách tin tưởng rằng mình có thể ” làm tôi hai chủ ” ( cfr. Mt 6, 24; Lc 16, 13). Và như vậy có thể có được những bước đi dễ dàng hơn, trên các nẻo đường đầy thử thách của đức tin vào Đấng Toàn Năng, bằng cách đặt lòng tin tưởng của mình vào một vị thần bất lực, do con người tạo nên.

Chính để lột mặt nạ của thái độ điên khùng, lường gạt đó mà tiên tri Elia đã cho quy tựu dân chúng Isarel trên núi Carmelo và đặt họ trước việc phải lựa chọn:
- ” Nếu Chúa là Thiên Chúa, hãy theo Người; còn nếu là Baal thì cứ theo nó ! ” ( 1 Re 18, 21).

Và vị tiên tri, người mang đến cho dân tình yêu của Chúa, không để cho dân mình trơ trọi một mình trước việc phải lựa chọn đó, ngài giúp đỡ dân bằng cách chỉ cho dân dấu chứng mạc khải sự thật. Bởi đó Elia cũng như các môn đồ của Baal đều tổ chức một buổi tế lễ và cầu nguyện. Và Vị Chúa thật sẽ tỏ mình ra bằng ngọn lửa tiêu đốt của lễ hiến tế.

Cuộc đối đầu giữa tiên tri Elia và các môn đồ của Baal được bắt đầu như vậy, mà trên thực tế là cuộc đọ sức giữa Chúa của Israel, Thiên của sự giải thoát và đời sống và thần tượng câm nín, không có gì đáng kể, không làm được gì, điều tốt lành cũng như điểu dữ ( cfr. Ger 10, 5).

Đó cũng là cuộc khởi đầu đọ sức giữa hai thái độ hoàn toàn khác nhau để hướng về Chúa và cầu nguyện.

Thật vậy, các môn đồ tiên tri của thần Baal la hét, náo động, nhảy múa, quay cuồng, đi vào một trạng thái mê hồn đến nỗi gây thương tích, ấn vết sẹo lên mình:
- ” …họ dùng gươm giáo rặch mình đến chảy máu ” ( 1 Re 18, 28).
Họ chỉ cậy vào sức mình để kêu gọi vị thần của mình, ủy thác cho chính khả năng mình để đánh động sự trả lời đáp ứng.

Như vậy chúng ta thấy rõ được tính cách lường gạt của vị thần: vị thần đó được con người nghĩ ra như là một cái gì đó mà con người có thể xếp đặt, quản trị bằng chính sức mạnh của mình. Đó là vị thần mà con người có thể đạt đến được khởi đầu từ chính do con người và sức sống của con người.

Việc thờ phượng thần tượng
- thay vì mở rộng tâm hồn của mình đến Đấng Cao Cả, đến một mối tương quan giải thoát, cho phép con người có thể ra khỏi khoản không gian hạn hẹp ích kỷ của mình, để đến được chiều kích yêu thương và ban tặng cho nhau,
- thì lại làm cho con người bị đóng kín trong vòng độc đoán và thất vọng trong động tác tìm kiếm thục thể đích thực của mình.

Sự lường gạt đó trở thành to lớn đến nỗi, trong khi thờ phượng thần tượng, con người bị bó buộc phải dùng đến những động tác tối đa, trong toan tính ảo tưởng bắt buộc thần tưọng phải chiều theo ý mình. Bởi đó các tiên tri môn đồ của Baal không ngần ngại đến độ làm hại mình, tạo ra các vết thương trên thân thể.

Thật là một dộng tác thảm đạm đáng buồn cười. Để có được một lời đáp ứng, một dấu chứng đời sống từ thần tượng mình, họ lại làm cho thân thể mình vấy máu, bao trùm sự chết lên mình một cách b tượng trưng.

2 – Cách cầu nguyện của tiên tri Elia hoàn toàn khác hẵn.
Ngài kêu gọi dân chúng đến gần, như vậy là để cho họ cũng góp phần tham dự vào động tác và lời van xin của ngài.
Mục đích của cuốc thách thức mà Elia đưa ra cho các môn đồ của Baal đó là đem dân chúng đang tản lạc theo thần tượng trở về với Chúa. Bởi đó ngài muốn dân chúng Israel cùng hiệp nhứt với ngài, trở thành là những người cùng tham dự và là những nhân vật chính trong lời cầu nguyện của ngài và đó là những gì đang xảy ra.

Kế đến vị tiên tri xây dựng lên một bàn thờ, bằng cách dùng, như là những gì văn mạch ghi lại:
- ” …mười hai phiến đá, theo số các chi tộc con cháu Giacob, người đã được Chúa phán bảo rằng: ” Tên ngươi sẽ là Israel ” ( 1 Re 18, 31).

Các tảng đá đó tượng trưng cho cả dân tộc Israel và là ký ức rõ ràng cho lịch sử của dân được tuyển chọn, được yêu chuộng hơn và của sự giải thoát mà dân chúng Israel đã là đối tượng.
Động tác phụng tự của tiên tri Elia có tầm mức quyết định: bàn thờ là nơi thánh nói lên sự hiện diện của Chúa, và giờ đây nhờ trung gian của vị tiên tri, bàn thờ được biêu thị là đang được đặt trước mặt Chúa, trở thành ” bàn thờ “, nơi để dâng lên và hiến tế.

Nhưng biểu tượng cần phải trở nên thục thể, đó là Israel phải nhận ra được Thiên Chúa đích thực và tìm lại được căn tính của mình là dân của Chúa.

Bởi đó Elia xin Chúa hãy tỏ mình ra, và mười hai tảng đá đó phải làm cho Israel nhớ lại sự thật của mình, cũng được dùng để nhắc cho Chúa nhớ lại lòng trung thành của Người, mà vị tiên tri đã nói đến trong lời cầu nguyện của ngài.

Các lời cầu nguyện của Elia thật súc tích ý nghĩa và đầy đức tin:

- ” Lạy Chúa, Thiên Chúa của Abraham, Isaac và Israel ! Ước chi hôm nay trong Israel người ta biết rằng Ngài là Thiên Chúa và con là tôi tá Ngài. Cũng vì lời Ngài phán mà con đã làm tất cả các việc nầy. Xin đáp lời con, lạy Chúa, xin đáp lời con, để dân nầy nhận biết Ngài là Chúa, Thiên Chúa thật, và Ngài đã khiến họ thay lòng đổi dạ ” ( 1 Re 18,36-37); ( cfr. 2, 36-37).

Elia thưa với Chúa, bằng cách gọi Người là Chúa các Tổ Phụ, nhắc lại một cách mặc nhiên những lời Chúa hứa và lịch sử của dân được tuyển chọn và giao ước, là những gì kết hợp không thể nào chia tách được Chúa với dân Người.

Việc Chúa can dự vào lịch sử con người đến nỗi từ nay danh tánh của Người được liên kết không thể nào phân chia được đối với danh tánh các Tổ Phụ.

Và vị tiên tri thốt lên Thánh Danh đó để Chúa nhớ lại và tỏ ra mình vẫn trung thành. nhưng cũng để cho Israel cảm nhận được Chúa gọi mình bằng tên và mình tìm lại được lòng trung thành của mình với Người.

Danh Thánh được Elia thốt lên làm cho chúng ta hơi bất ngờ. Đó là thay vì dùng thể thức xưng hô quen thuộc:
- ” Chúa của Abraham, của Isaac và của Giacob “,
ngài lại dùng cách xưng hô không mấy quen thuộc:

- ” Chúa của Abraham, của Isaac và của Israel “.
Việc thay tên ” Giacob ” bằng ” Israel “ nhắc lại cuộc vật lộn của Giacob trên khúc sông Yabboq cùng với việc đổi tên mà nhà tường thuật đã ghi lại rõ:

- ” Ông Giacob đặt tên cho nơi đó là Penuel, ” vì – ông nói – tôi đã thấy Thiên Chúa mặt đối mặt, mà tôi đã được tha mạng ” 8 Gen 32, 31), và liên quan đến biến cố đó, tôi đã đề cập đến ở một trong những bài giáo lý vừa qua.

Sư thay đổi đó có một ý nghĩa quan trọng trong lời van xin của tiên tri Elia. Vị tiên tri đang cầu nguyện cho vưong quốc phía Bắc, mà trước kia được gọi là Israel, khác với Giuda là vương quốc phía Nam. Nhưng giờ đây dường như dân chúng quên đi danh tánh căn nguyên của mình và mối tưong quan đặc sủng với Chúa, cầu nguyện như vậy , ” Israel ” , khiến cho dân chúng lại được nghe đến danh tánh của mình trong khi được nghe tuyên xưng danh Chúa, Chúa là Thiên Chúa của Tổ Phụ và là Thiên Chúa của dân:
- ” Lạy Chúa ( …) Israel, hôm nay xin Chúa hãy biết rằng Chúa là Thiên Chúa Israel “.

3 – Dân chúng mà tiên tri Elia cầu nguyện cho đã được đặt trở lại trước sự thật của mình, và vị tiên tri cũng xin sự thật của Chúa cũng được thể hiện ra.

Ngài xin Chúa can thiệp để hoán cải Israel, tước bỏ họ khỏi sự lường gạt của thần tượng và như vậy đưa họ đến sự giải thoát.

Lời van xin của ngài là kết quả dân chúng phải được biết rõ ràng ai là Thiên Chúa của mình, và đê họ có được sự lựa chọn quyết định đi theo một mình Người, là Thiên Chúa thật.

Chỉ có như vậy, Thiên Chúa mới được nhận biết thực thể của Người là gì, là Đấng Tuyệt Đối và Tối Cao, không ai có thể đặt Người bên cạnh những thần tượng khác. Làm như vậy, là hành động chối bỏ Người là Đấng Tuyệt Đối, bằng cách tương đối hoá Người.

Đó là đức tin làm cho dân Israel là dân của Chúa, đó là đức tin đã được tuyên bố tron văn bản Shema’ Israel:
- ” Nghe đây, hỡi Israel ! Chúa, Thiên Chúa của chúng ta là Chúa duy nhứt. Hãy yêu mến Chúa, Thiên Chúa của anh em, hết lòng hế dạ, hết sức anh em ” ( Dt 6, 4-5).

Trước đặc tính tuyệt đối của Thiên Chúa, người tín hữu phải đáp ứng lại bằng tình yêu tuyệt đối, hoàn toàn, đòi buộc dấn thân cả mạng sống, hết sức lực của mình, cả trái tim mình.
Chính đối với con tim của dân mình mà vị tiên tri, với lời cầu nguyện của mình, đang van xin cho họ được hoán cải:

- ” Lạy Chúa, xin Chúa đáp lời con, xin Chúa đáp lời con, để dân nầy nhận biết Ngài là Chúa, Thiên Chúa thật, và Ngài đã khiến họ thay lòng đổi dạ ” ( 1 Re 18, 37).

Elia với động tác trung gian của mình, xin Chúa điều mà chính Chúa muốn, đó là tỏ Người ra với tất cả lòng nhân từ của Người, trung thực với chính thực thể của mình là Chúa của sự sống, Đấng tha thứ, hoán cải và thay đổi.

Và đó là điều xảy ra:
- ” Bấy giờ lửa của Chúa ập xuống, thiêu rụi của lễ, củi, đá và bụi, cả nước trong mươn cũng hút cạn luôn. Toàn dân thấy vậy liền phủ phục sát đất và nói: ” Chúa quả là Thiên Chúa ! Chúa quả là Thiên Chúa ! ” ( 1 Re 18, 38-39).

Lửa, đây là yếu tố quan trọng và kinh khủng, có lên hệ với những lần Thiên Chúa tỏ mình ra trong bụi gai đang rực lửa và những lần trên núi Sinai. Giờ đây đươc dùng để tỏ ra tình yêu của Thiên Chúa đáp lại lời cầu nguyện và để tỏ mình ra với dân Người.

Baal, thần câm nính và bất lực, không đáp ứng lại lời van nài của các tiên tri của hắn. Trái lại Thiên Chúa đáp ứng lại và với một cách không thể sai lầm được, đó là không những thiêu rụi của lễ, mà còn hút cạn cả nước, mà trước đó đã được đổ ra chung quanh bàn thờ.

Israel không còn có thể nghi ngờ nữa được; lòng nhân ái của Chúa đã đến gặp sự yếu hèn của họ, các nỗi nghi ngờ, lòng thiếu đức tin của họ.

Giờ đây Baal, thần tượng vô ích, đã bị thắng, và dân chúng, mà trước kia có vẻ đã mất định hướng, đã tìm lại được con đường chân lý và tìm lại được chính mình.

Anh Chị Em thân mến, dòng lịch sử đã qua đó nói lên cho chúng ta những gì ? Hiện tại của lịch sử đó là gì?

a) Trước tiên đó là vấn đề ưu tiên của điều răn thứ nhứt: thờ hượng một mình Thiên Chúa.

Ở đâu Thiên Chúa biến mất đi, ở đó con người rơi vào vòng nô lệ của thần tượng,
- như những gì đã cho thấy trong thời đại chúng ta, đó là những thể chế độc tài toàn trị;
- như những gì đã chứng minh cho thấy nhiều hình thức khác nhau của hư vô chủ nghĩa
làm cho con người lệ thuộc vào thần tượng , biến con người thành nô lệ.

b) Kế đến, mục đích trước tiên của lời cầu nguyện là sự hối cải: lửa của Chúa hoán cải con tim chúng ta và làm cho có khả năng thấy được Chúa và như vậy sống như ý Chúa muốn và cho người khác.

c) Điều thứ ba, đó là các Giáo Phụ nói cho chúng ta biết rằng đoạn lịch sử vừa kể của một vị tiên tri là đoạn lịch sử tiên tri, nếu – các Vị nói – đây là hình bóng của tương lai, của tương lai Chúa Ki Tô, thì đó là một bước đi trong con đường hướng về Chúa Ki Tô.

Các Vị nói cho chúng a rằng ở đây chúng ta thấy được ngọn lửa thật của Chúa, tình yêu hướng dẫn Chúa Ki Tô cho đến thập giá, đến việc hiến tặng tất cả Người cho chúng ta.
Như vậy, thờ phượng Thiên Chúa đích thực, đó là hiến dâng chính mình cho Chúa và cho người khác.

Chắc chắn, lửa của Chúa, lửa tình yêu nóng cháy, chuyển hoá, thanh tẩy, nhưng chính vì như vậy mà không thiêu hủy, trái lại đúng hơn là tạo nên chân lý của thực thể chúng ta, tái tạo lại con tim chúng ta.

Và như vậy, sống nhờ ơn lửa của Chúa Thánh Thần, của tình yêu Thiên Chúa, chúng ta là những người thờ phương trong tinh thần và sụ thật.
Cám ơn Anh Chị Em.

+ ĐGH. BÊNÊĐICTÔ XVI

BÀI GIÁO LÝ NGÀY THỨ TƯ (7A 23)
Công trường Thánh Phêrô, buổi yết kiến ngày thứ tư, 15.06.2011.
Phỏng dịch từ nguyên bản Ý ngữ: Nguyễn Học Tập
(Thông tấn www.vatican.va, 15.06.2011)