VRNs (11.06.2011) – Roma, Italia – Tại công trường Thánh Phêrô, buổi yết kiến ngày thứ tư, 08.06.2011, Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI đã có bài giáo lý với khách hành hương (BÀI GIÁO LÝ NGÀY THỨ TƯ – 7A 22) với chủ đề: CHUYẾN CÔNG DU TÔNG ĐỒ Ở CROAZIA: GIA ĐÌNH LÀ ” GIÁO HỘI TẠI GIA “.
Anh Chị Em thân mến,
Hôm nay tôi muốn được nói đến chuyến Viếng Thăm Mục Vụ ở Croazia, mà tôi đã thực hiện hôm thứ bảy và Chúa Nhật vừa qua. Đây là môt chuyến công du mục vụ ngắn ngủi, được thực hiện hoàn toàn tại thủ đô Zagabia, dầu vậy với nhiều cuộc gặp gỡ và nhứt là đầy tinh thần đức tin. Bởi vì dân chúng Croati là một dân tộc công giáo sâu đậm.
Tôi xin được lập lại lời cám ơn sống động của tôi đến với Đức Hồng Y Bazanic, Tổng Giám Mục Croazia; đến Đức Cha Srakic, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục và đến các Đức Giám Mục khác của Croazia; cũng như đến Tổng Thống Cộng Hoà, về những cuộc đón nhận nồng hậu mà các vị đã dành cho tôi.
Tôi cũng xin được gởi lòng biết ơn của tôi đến tất cả Quyền Lực Dân Sự và đến tất cả những ai đã cộng tác với nhiều phương cách khác nhau cho biến cố vừa kể; một cách đặc biệt đến tất cả những ai đã cầu nguyện và hy sinh cho ý định ( mục vụ ) vừa kể.
1 – ” Cùng hợp nhau trong Chúa Ki Tô “.
Đây là khẩu hiệu chuyến viếng thăm của tôi. Khẩu hiệu đó diễn tả trước tiên kinh nghiệm gặp gỡ hiệp nhứt với nhau nhân danh Chúa Ki Tô, đó là kinh nghiệm Giáo Hội, được thể hiện ra bởi Dân Chúa quy tựu nhau vây quanh Đấng Kế Vị Thánh Phêrô.
Nhưng ” cùng hợp nhau trong Chúa Ki Tô ” , trong trường hợp nầy, có ý nghĩa đặc biệt liên quan đến gia đình.
Thật vậy, cơ hội của chuyến Viếng Thăm là lần I Ngày Toàn Quốc Gia Đình Công Giáo Croazia, được thể hiện thượng đỉnh trong buổi Cử Hành Thánh Lễ Sáng Chúa Nhật, trong Trường Đua Ngựa ở Zagabria, trước sự tham dự của đông đảo tín hữu.
Đó là dịp rất quan trọng đối với tôi để xác nhận nhứt là đối với các gia đình, mà Công Đồng Vatican II đã mệnh danh là ” các giáo hội tại gia ” ( cfr. Lumen gentium, 11).
Đức Chân Phước Gioan Phaolồ II đã viếng Croazia đến ba lần và ngài đã làm nổi bậc vai trò quan trọng của gia đình trong Giáo Hội.
Như vậy, với chuyến đi nầy, tôi muốn tiếp tục quan điểm đó của Lời Huấn Dạy của ngài.
Ở Âu Châu hiện nay, các Quốc Gia có nền tảng Ki Tô giáo vững chắc, có trách nhiệm đăc biệt phải bênh vực và phát huy giá trị của gia đình, được đặt nền tảng trên hôn nhân, là tổ chức quyết định trong lãnh vực giáo dục cũng như xã hội.
Sứ điệp vừa kể có tầm quan trọng cá biệt đối với Croazia, là một Quốc Gia sung mãn về di sản thiêng liêng, luân lý và văn hoá, sắp hội nhập vào Cộng Đồng Âu Châu.
2 – Tuần Cửu Nhật Chúa Thánh Thần Hiện Xuống.
Thánh Lễ được cử hành trong tinh thần đặc biệt của Tuần Cửu Nhật Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Như trong Phòng Ăn rộng lớn của ” Buổi Tiệc Ly ” ngoài trời, các già đình Croazia quy tựu nhau trong cầu nguyện, cùng nhau khẩn cầu ơn ban Chúa Thánh Thần.
Đây là cơ hội để cho tôi nhấn mạnh đến ơn ban và sự chuyên cần dấn thân thông hiệp trong Giáo Hội, cũng như để khuyến khích can đảm cho các đôi vợ chồng trong sứ điệp của mình.
Trong thời đại chúng ta, rất tiếc là trong khi nhận thức được những cuộc ly thân và ly dị đang sinh sôi nẩy nở, sự thành tín của đôi vợ chồng trở thành chính là một nhân chứng có ý nghĩa tình yêu Chúa Ki Tô, làm cho con người có thể sống cuộc sống hôn nhân xứng đáng với bản chất của mình. Điều đó có nghĩa là sự kết hợp giữa người nam và người nữ là sự kết hợp, với ơn Chúa Ki Tô,
- làm cho họ yêu thương nhau
- và giúp đỡ nhau trong cả cuộc sống, trong vui mừng và đau khổ, trong sức khoẻ cũng như bệnh hoạn.
Việc giáo dục đầu tiên về đức tin chính là hệ tại trong chứng nhân lòng trung tin trong giáo ước hôn nhân. Từ chứng nhân đó, con cái học hỏi được không cần lời nói, rằng Thiên Chúa là tình yêu trung tín, nhẫn nại, trọng kính và đại lượng.
Đức tin vào Thiên Chúa là Tình Yêu được truyền bá ra trước tiên là bằng nhân chứng lòng trung thành đối với tình yêu vợ chồng.
Tình yêu đó dĩ nhiên được thể hiện ra trong tình thương đối với con cái, kết quả của sự thông hiệp đó.
Nhưng lòng trung tín đó không thể có được, nếu không nhờ ơn Chúa, không được đức tin và Chúa Thánh Thần trợ lực.
Bởi đó chúng ta thấy được tại sao Đức Trinh Nữ Maria không ngừng can thiệp với Con của Mẹ, trong tiệc cưới ở Cana, để Người tiếp tục ban ” rượu ngon ” cho cặp vợ chồng, nghĩa là Ân Sủng của Người, làm cho họ có thể sống trong ” một thân thể duy nhứt ” trong tuổi tác và hoàn cảnh khác nhau của cuộc sống.
3 – Đêm canh thức với giới trẻ.
Bối cảnh đặc tâm chú ý đến gia đình vừa kể cũng được đặt liên hệ với Đêm Canh Thức với giới trẻ, được diễn ra tại công trường Jeladic, trong trung tâm thủ đô Zababria. Ở đó tôi đã có thể gặp được thế hệ mới của Croazia, và tôi đã cảm nhận đưọc cả mãnh lực đức tin trẻ của họ, được tác động bởi một trớn động lực quyết liệt hướng về đời sống và ý nghĩa của cuộc sống, hướng về điều thiện, về tự do, có nghĩa là hướng về Thiên Chúa.
Thật là hân hoan và cảm động được nghe các bạn trẻ nầy hát lên với niềm hân hoan và phấn khởi. Rồi kế đến là thời gian lắng nghe Lời Chúa và cầu nguyện, đặc tâm quy tựu mình vào tthinh lặng sâu thẩm.
Đối với các bạn trẻ đó, tôi lập lại câu hỏi của Chúa Giêsu khi Người hỏi các môn đệ tiên khởi:
- ” Anh em đang tìm gì vậy ? ” ( Jn 1, 38).
Nhưng tôi nói cho các bạn trẻ đó biết Chúa là Đấng tìm họ đầu tiên và trước khi họ tìm Người.
Đó là niềm vui của đức tin, khám phá ra Chúa yêu thương chúng ta trước !
Điều khám phá đó giữ cho chúng ta luôn luôn vẫn là môn đệ, và như vậy luôn luôn trẻ trung trong tin thần !
Mầu nhiệm đó, trong đêm canh thức, được sống trong buổi cầu nguyện tôn thờ Thánh Thể: bởi lẽ trong thinh lặng, con người của chúng ta ” cùng chung nhau trong Chúa Ki Tô ” gặp được sự hoàn hảo của mình.
Như vậy lời mời gọi hãy theo Chúa Giêsu của tôi là tiếng vọng của Lời mà chính Người đã thốt lên trong con tim các người trẻ.
4 -Cử hành Buổi Kinh Chiều.
Một thời điểm khác mà chúng ta có thể nói là thời điểm của ” buổi Tiệc Ly “, đó là lúc Cử Hành Buổi Kinh Chiều trong Nhà Thờ Chính Toà với các Đức Giám Mục, các Linh Mục, các Tu Sĩ và các người trẻ đang được huấn luyện trong các Chủng Viện và các Nhà Tập.
Cũng vậy, ở đây chúng tôi cũng có kinh nghiệm thực thể của chúng tôi là ” ở trong gia đình “, là cộng đồng Giáo Hội.
Trong Nhà Thờ Chính Toà Zagabria có lăng mộ của Đức Chân Phước Hồng Y Alojzije Stepinac, Đức Giám Mục và Vị Tử Đạo. Nhân danh Chúa Ki Tô,ngài đã can đảm chống lại trước tiên đối với các cuộc quấy nhiểu của Đức Quốc Xã và Phát Xít, rồi sau đó chống lại chế độ Cộng Sản. Ngài bị bỏ tù và đày về nguyên quán trong làng ngài sinh trưởng. Được Đức Giáo Hoàng Pio XII phong Hồng Y và mất đi năm 1960, do một cơn bệnh mà ngài mắc phải lúc ở trong tù.
Theo gương ánh sáng nhân chứng của ngài, tôi đã khuyến khích can đảm đối với các Giám Mục và Linh Mục trong chức năng của mình, bằng cách khuyến khích các ngài thông hiệp và mạnh tiến trong sứ mạng tông đồ.
Tôi đã nhắc lại cho những ai được thánh hiến về vẻ đẹp và nền tảng cách sống của các vị.
Tôi cũng đã mời gọi các chủng sinh, các tập sự viên nam nữ hãy theo Chúa Ki Tô trong niềm hân hoan, Đấng đã gọi họ bằng tên của từng người.
Thời gian cầu nguyện đó, đưọc làm cho trở nên phong phú bằng sự hiện diện của bao nhiêu anh chị em dâng mình cho Chúa, là một thời gian khuyến khích nâng đỡ lớn lao đối với tôi.
Và tôi cầu nguyện để cho các gia đình Croazia luôn luôn là đất phì nhiêu sinh ra ơn gọi đông đúc và thánh thiện dể phục vụ Nước Chúa.
5 – Cuộc gặp gỡ với các thành phần xã hội dân sự.
Cũng rất có ý nghĩa cuộc gạp gỡ với các thành phần xã hội dân sự, thế giới chính trị, hàng lâm viện, văn hoá và kinh doanh, với Ngoại Giao Doàn và các Nhà Lãnh Đạo Tôn Giáo, quy tựu lại trong Hí Viện Quốc Gia ở Zagabria.
Trong bối cảnh đó, tôi đã được hân hạnh bày tỏ lòng ngưỡng mộ đối với truyền thống văn hoá cao cả của Quốc Gia Croazia, không thể tách rời khỏi dòng lịch sử đức tin của mình và khỏi sụ hiện hữu sống động của Giáo Hội, theo dòng nhiều thế kỷ đã đứng ra phát động nhiều cơ cấu và nhứt là đã huấn dạy cho bao nhiêu nhà nghiên cứu thời danh về chân lý và công ích. Giữa những người đó, tôi đã nhắc đến một cách đặc biệt Cha Dòng Tên Ruder Boskovic, đại khoa học gia, mà năm nay là năm thứ 300 kỷ niệm lúc ngài sinh ra.
Một lần nữa, tất cả chúng ta đều thấy rõ ơn goi sâu đậm của Âu Châu, đó là gìn giữ và canh tân một nền nhân bản có cội nguồn Ki Tô giáo và có thể nói là ” công giáo “, có nghĩa là phổ quát và hoàn hảo.
Một nền nhân bản đặt trọng tâm vào lương tâm con người,
- có thái độ mở rộng mình lên Đấng Tối Cao
- và đồng thời, thực thể lịch sử của mình, có khả năng đưa ra những dự án chính trị hác biệt nhau, nhưng cùng đồng quy hướng về sự xây dựng một nền dân chủ thực hữu, được đặt nền tảng trên các giá trị luân lý có căn nguyên trong chính bản thể con người.
Nhìn Âu Châu từ nhãn quang của một Quốc Gia có truyền thống Ki Tô giáo cỗ truyền và vững mạnh, là thành phần
tât yếu của nền văn minh Âu Châu, đang sắp sửa hội nhập vào Nền Chính Trị Hiệp Nhứt, tôi đã nói lên cho nghe một lần nữa điều cần thiết của sự thách thức đang kêu gọi dân chúng ở Địa Lục nầy. Đó là sự thách thức đừng sợ Thiên Chúa, Thiên Chúa của Chúa Giêsu Ki Tô, là Tinh Yêu và Chân Lý: Người không cất đi một mãi mai nào đối với tự do, ma trả lại cho chính tự do và ban cho tự do chân trời của một niềm hy vọng đáng tin cậy.
Các bạn thân mến, mỗi lần Người Kế Vị Thánh Phêrô thực hiện một chuyến công du tông đồ, cả thân thể giáo hội tham dự một cách nào đó tính cách năng động mối thông hiệp và sứ mạng của chính chức năng của ngài.
Tôi xin cám ơn tất cả nhưng ai đã cùng đồng hành với tôi và nâng đỡ bằng lời cầu nguyện, để cho chuyến viếng thăm mục vụ của tôi được thực hiện tốt đẹp nhứt.
Giờ đây, trong khi chúng ta cám ơn Chúa về ân huệ trọng đại của Người, chúng ta hãy cầu nguyện, nhờ lời cầu bàu của Đức Trinh Nữ Maria, Nữ Vương của Croazia, để cho những gì tôi đã có thể gieo được, mang lại kết quả sung mãn cho các gia đình Croazia, cho cả Quốc Gia và cả Âu Châu.
+ BÊNÊĐICTÔ XVI, Giáo Hoàng
Phỏng dịch từ nguyên bản Ý ngữ: Nguyễn Học Tập
(Thông tấn www.vatican.va, 08.06.2011).