VRNs (07.07.2011) – Sài Gòn – Theo thống kê sơ bộ hiện nay ở Trung Quốc có khoảng trên 30 triệu thanh niên không lấy được vợ. Con số này dự đoán sẽ tăng lên 60 – 80 triệu vào năm 2040. Đây là kết quả của chính sách kế hoạch hóa gia đình của nước này đã thực hiện từ những năm 1960s của thế kỷ trước, và Việt Nam đang áp dụng theo.
Để biện minh cho hoạt động kiểm soát sinh sản một cách thái quá này, các nhà hoạch định chính sách nại đến tốc độ gia tăng dân số và cơ cấu dân số. Ngày 11.07.1987 được chọn làm Ngày Dân số thế giới dựa trên sự ra đời của công dân thứ 5 tỷ trên trái đất. Dân số thế giới được dự đoán tăng lên 7 tỷ người năm 2011 và sẽ tăng lên 9,4 tỷ người vào năm 2050.
Đến năm 2050, dự đoán Ấn Độ sẽ trở thành nước đông dân nhất thế giới, với 1,7 tỷ người, vượt qua “quán quân” hiện tại Trung Quốc. Đến năm 2050, dân số Trung Quốc dự đoán tăng lên 1,4 tỷ người. Và Mỹ sẽ đứng thứ ba trên bảng xếp hạng dân số, với 439 triệu người. Trung bình mỗi giây, trên thế giới lại có 5 – 6 em bé chào đời. Việt Nam hiện nay vẫn là nước có quy mô dân số lớn thứ 13 trên thế giới.
”Theo báo cáo của quỷ dân số thế giới, 97% của sự gia tăng dân số toàn cầu trong 40 năm tới sẽ diễn ra tại Châu Á, Châu Phi, Mỹ La Tinh và Caribê. Đây chính là lý do Quỹ Dân số Liên Hiệp quốc kêu gọi “Chính phủ các nước cần thu thập, theo dõi, phân tích, phổ biến và sử dụng các số liệu về động thái dân số để có thể xây dựng và quản lý các chính sách phù hợp cũng như giải quyết các vấn đề nảy sinh trong hiện tại và tương lai một cách tốt nhất”
Chúng ta thử làm một phép tính, với lượng dân số là 10 tỷ người. Trong đó, giới trẻ trong độ tuổi lao động chiếm 30 %, tổng dân số toàn thế giới sẽ có 3 tỷ người. Trong số 30 % giới trẻ này đại đa số nằm trong khu vực châu Á, và châu Phi. ”Theo tính toán của quỷ dân số thế giới cứ 10 trẻ em ra đời thì có 8 em sống ở châu Á và châu Phi.”
Tuy nhiên, trong việc hạn chế sinh sản với chính sách 1 đến 2 con đã nãy sinh tâm lý ưu sinh, chọn sinh con trai làm chủ đạo. Vấn đề này xẩy ra nổi bật nhất là ở châu Á , Vì tâm lý trọng nam hơn nữ của người Á châu đã ăn sâu vào trong tiềm thức của mổi người. Do ảnh hưởng của học thuyết Khổng Nho gia để lại ”nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”. Cộng thêm vào đó là lý do về điều kiện địa lý và xã hội: thiên tai triền miên, giặc giã, chiến tranh đã đã liên tiếp trực diện đe dọa, tạo nên một tâm lý lo sợ cho quần chúng quốc dân trong khu vực này.
Cho nên vị thế và vai trò của người con trai trong gia đình các nước Á châu đã trở nên tầm quan trọng không thể tách rời tâm lý phát triển của mổi gia đình. Theo sự thăm dò của chúng tôi không phải chỉ có người đàn ông Á châu đặt nặng sự có mặt của người con trai trong việc nối dõi tông đường,mà vấn đề này tỏ ra có xu hướng ngược lại. Xuất phát từ bản năng – bản tính và tâm lý chung, người phụ nữ Á châu thích sinh nở và yêu chiều con trai hơn, vì con gái lớn lên sẽ được gã đi lấy chồng và phải theo chồng. Chính vì thế người sinh con gái có tâm lý mất con sau bao năm nuôi nấng. Hơn nữa người phụ nữ Á châu xem con trai là điểm cốt lỏi để nương tựa và là cái gậy chống trong tuổi già. Có người dân tộc thiểu số ở vùng cao Tây bắc Nghệ An đã tâm sự ‘Tôi sinh ra một lủ con gái và một đứa con trai. Thằng con tôi rất giỏi trèo cây. Một hôm hắn trèo cây hái quả, hắn không xuống đằng cội, mà hắn lại xuống phía đắng ngọn, nên hắn bị rơi chết rồi. Còn lủ con gái nuôi nó lớn lên, nay nó đã đi lấy chồng hết, vợ chồng tôi buồn như chó chết con”.
Còn về mặt đạo đức tôn giáo và xã hội, chính sách dân số đã đẫy con người lâm vào tình trạng dám phạm tội như một sự thách đố với Thượng Đế. Đầu tiên, là nạn nạo phá thai, để được sinh ra những đứa con ”hoàng tử”! Sự việc này, ngày một nhân rộng ra và phát triển đến mức báo động. Người ta xem việc giết người như là một quy luật sinh tồn của thời đại và nẫy sinh tâm lý chai sạn tâm hồn, cảm thức về tội lỗi không còn nữa. Các dịch vụ nạo phá thai, được phô bày, quảng cáo một cách công nhiên. Nạn cò mồi níu kéo khách cho các dịch vụ này, củng hoạt động hết sức tự nhiên, rầm rộ như thể không có gì là cần phải che đậy.
Riêng ở Ấn Độ, do ảnh hưởng phong tục tập quán về của hồi môn. Nên các bà mẹ không đủ sức để bảo vệ mạng sống của con gái mình. Đây chính là vấn đề nhức nhối cho những bà mẹ mang bầu không phải là con trai.
Lời nguyền rủa được cho là khủng khiếp nhất với người dân Ấn hiện nay là “cầu cho bạn sinh ra con gái”. Vì thế ở Ấn Độ có thời kỳ rộ lên các dịch vụ cho thuê vợ để tăng thêm thu nhập cho gia đình.
Trong sự việc này đã đẻ ra nhiều chuyện nhiêu khê, các cậu ”hoàng tử” và những nàng ”công chúa ” được chiều chuộng đến tận chân răng. Nên một số đông những cô cậu này đã trở nên mất nết, khó dạy bảo và nãy sinh nhiều hệ lụy cho các tôn giáo và xã hội. Một số tờ báo và các trang mạng điện tử gần đây đã liên tục đăng tải, báo động sự kiện mất cân bằng giới tính trên thế giới nói chung và đặc biệt là ở Trung Quốc và Ấn Độ. Những bức ảnh sau đây, cho chúng ta thấy điều nguy hiểm của sự chênh lệch, giữa nam và nữ là một mối đe dọa tiềm tàng. Không những riêng ở châu Á Thái bình dương, mà cho cả đời sống nhân loại trong tương lai gần.
Ở Trung Quốc, Ấn Độ tỷ lệ chênh lệch giữa nam và nữ này một gia tăng. Theo website việtbáo.vn , tỷ lệ giữa nam và nữ của Trung Quốc và Ân Độ là khoảng 120 nam /100 nữ .
Tương lai đàn ông Trung Quốc không vợ là vấn đề với thế hệ tương lai của Trung Quốc. Một lớp học mẫu giáo ở Huệ Khang, thành phố Huệ Châu. Bốn cậu bé ngồi cạnh một cô bé. Phía sau lưng, một bé gái tóc thắt bím đuôi sam buộc dây nơ hồng đứng ngoài một nhóm toàn bé trai. Vài năm gần đây, các trường mẫu giáo ngày càng có nhiều bé trai, ít bé gái.
Kể từ cuối thập niên 70, mỗi cặp vợ chồng Trung Quốc chỉ được phép sinh một con, và hầu hết các bậc phụ huynh đều thích con trai hơn con gái. “Và đây là một hậu quả thực tế’’, Cô Trịnh, Hiệu trưởng trường mẫu giáo cho biết: “Một lớp học của chúng tôi có 39 bé trai và chỉ có 8 bé gái.
Ở việt Nam, theo tiến sĩ Khuất Thu Hồng, Viện Nghiên cứu phát triển xã hội cảnh báo, tại một số tỉnh thuộc khu vực Đông Bắc, Tây Bắc và Duyên hải, tỉ số giới tính khi sinh đã có sự chênh lệch cao và rất cao so với mức bình thường. Có tới 16 tỉnh tỉ số giới tính khi sinh từ 115 đến 128 nam/100 nữ và 20 tỉnh là 111 đến 120 nam/100 nữ. Theo một nghiên cứu thực hiện hồi tháng 7/2007 được bà Hồng công bố, tại Bắc Ninh, tỉ số giới tính khi sinh đã ở mức báo động với 123 nam/100 nữ và tại Hà Tây: 112 nam/100 nữ.”
Sự mất cân bằng giới tính trầm trọng như hiện nay đã làm nãy sinh nhiều vấn đề nan giải về mặt luân lý. Khi trong một xã hội mà giới trẻ nhìn xung quanh mình toàn là người cùng một giới tính. Vì thế nạn tình dục đồng giới củng có thể ”được” phát triển theo xu hướng mất cân bằng này. Hiện nay một số nhà kinh doanh có xu hướng ăn theo nạn chênh lệch giới tính, họ đã thành lập ra những công ty sản xuất các sản phẩm bằng chất silicol để làm thỏa mãn nhu cầu tình dục của giới trẻ. Búp bê tình dục, cốc tự sướng giành cho các bạn nam thanh niên. Một cô gái xinh đẹp làm bằng chất cao su dẻo có giá dao động từ 15-20 triệu đồng, được rao bán trên các trang mạng. Khi khách hàng có nhu cầu có thể được nhân viên bán hàng mang đến giao tận nhà.
Chúng ta củng cần bàn thêm về khía cạnh tâm lý sống của nhóm con trai chiếm đa số, chính yếu tố đa số của nam giới sẽ tạo ra những người thanh niên lệch lạc về giới tính. Điều có thể xẫy ra là xã hội sẽ mất đi những người đàn ông mạnh mẽ dám nghỉ, dám làm, dám cống hiến hy sinh cho tổ quốc, giáo hội và xã hội, vì các ”cậu hoàng” được nuôi nấng theo kiểu ”gà công nghiệp” dần dần sẽ mất đi tính tư duy độc lập và các phản ứng tự nhiên của con người. Trong đó củng có thể xẫy ra những vấn đề nông nổi và đáng sợ, do sự bức xúc đem lại.
Như vậy sự mất cân bằng giới tính không những ảnh hưởng đến đời sống lao động sản xuất, tâm lý sống mà nó còn là một hiểm họa chiến tranh. Đội quân mất cân bằng này sẽ khát khao đi tìm một đời sống mới trên vùng đất các nước láng giềng, dưới sự chỉ đạo có bài bản, nhằm thỏa mãn mộng bành trướng của tập đoàn các nhà cầm quyền cực đoan.
Trần Đăng Khoa