Thứ Ba, 12 tháng 7, 2011

Người tín hữu giáo dân và cộng đồng dân Chúa trong Hiến chế Lumen Gentium

VRNs (10.07.2011) – Roma, Italia – Người tín hữu giáo dân và cộng đồng dân Chúa trong Hiến chế Lumen Gentium (LG 32)



1 – Bình đẳng trong khác biệt

Động tác mà người giáo dân hành xử giữa trần thế không được làm cho chúng ta quên rằng người tín hữu giáo dân có căn nguyên gốc rễ trong Giáo Hội và sống bằng chính đời sống của Chúa.

Con người của họ đã được hoán cải và nhờ sự chuyển đổi đó, sống một cách sống mới trong mối liên hệ đối với thế gian, và họ nhận được những liên hệ mới trong mối tương giao với dân đã được chon, mà mình là thành phần.

Tất cả những điều đó đều được đặt nền tảng trên đời sống mới, mà Chúa Ki Tô đã cho họ tham dự và cũng là nền tảng phẩm giá căn bản của mình.

Đời sống một cách chính yếu, đều như nhau đối với mọi người, giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân, bởi vì đời sống của họ đều bắt nguồn từ Chúa Ki Tô, và bởi vì đời sống đó hội nhập vào các tín hữu với cường độ huớng về cùng một mục đích như nhau:

- ” Phẫm giá chung như nhau đối với các thành phần, qua sự tái sinh lại trong Chúa Ki Tô, ân sủng như nhau đối với các đứa con, ơn gọi như nhau về sự thánh thiện, một sự cứu độ duy nhứt, một nièm hy vọng duy nhứt và một lòng ái bất phân chia ” ( LG, 32).

Chính sự thông hiệp vào cùng một đời sống đó tạo nên một sự hiệp nhứt chặt chẽ đối với các tín hữu khác và cũng làm cho họ trở nên anh em với nhau, kính trọng nhau và giúp đỡ nhau thục hiện một cách hoàn hảo phẩm giá mới nầy và trải rộng ra cho những ai chưa có.

Mỗi tín hữu Chúa Ki Tô đều phải có một nhãn quang mới về con ngưòi và về các sự vật.

Sự khác biệt về chủng tộc, phái giống, hoàn cảnh xã hội, tài năng phẩm chất con người sau khi được đổi mới trong Chúa Ki Tô, vẫn tồn tại.

Nhưng người tín hữu Chúa Ki Tô biết rằng bên dưới các khác biệt đó, còn có đời sống Thiên Chúa trong tất cả mọi người, mà đứng trước đời sống đó, các sự khác biệt nhân loại trở thành lu mờ đi và thứ yếu.

Cả những gì khác biệt trong nội bộ Dân Chúa cũng trở thành thứ yếu.

Các khác biệt vẫn hiện diện:

- ” Thật vậy, Giáo Hội thánh, đuợc cấu trúc thành cơ chế của Chúa, được tổ chức và hướng dẫn trong muôn vàn khác biệt “.

- ” Cũng như trong một thân thể, chúng ta có nhiều thành phần và không có thành phần cơ quan nào có cùng một phận vụ như cơ quan kia, như vậy tất cả cùng nhau hợp thành một thân thể duy nhứt của Chúa Ki Tô và mỗi cá nhân, chúng ta là thành phần của nhau ” ( Rom 12, 4-5).

Không phải mọi tín hữu Chúa Ki tô đều nhận được đời sống Thiên Chúa cùng một phương thức như nhau. mặc dầu tất cả đều có, không phân biệt, cùng một đời sống ( như các thành phần của một thân thể con người, mỗi thành phần đều có nơi mình cùng một sự sống như nhau ).

Nhưng cùng một sự sống đó hội nhập vào mỗi thành phần với phận vụ ít nhiều khác biệt nhau, vì lợi ích chung của cả thân thể.

Nhưng những gì khác biệt nhau là khác biệt về phận vụ tác động, chớ không phải khác biệt về đời sống, về phẩm giá:

- ” Như vậy, không phải tất cả mọi người đều đi trên một con đường như nhau, nhưng tất cả đều được kêu gọi đến sự thánh thiện và họ cùng có số phận đức tin tốt lành như nhau do lòng công bình của Chúa. Đối với một vài người, do thánh ý Chúa, họ được thiết lập thành những vị tiến sĩ, những vị phân phát các mầu nhiệm và chủ chăn đối với những người khác, nhưng giữa tất cả vẫn hiện diện một sự đồng đẳng đích thực về phẩm giá và về động tác chung cho tất cả mọi tín hữu trong việc xây dựng Thân Thể Chúa Ki Tô ” ( LG, id.).

2 – Phục vụ lẫn nhau.

Sự khác biệt nhau phải được nhằm cho sụ hiệp nhứt, nhằm tạo được sự hiệp nhứt sâu đậm hơn.

Hiến Chế Lumen Gentium nhấn mạnh đến quan niệm về sự khác biệt trong việc phục vụ. Ai càng được tham dự vào quyền năng của Chúa Ki Tô hơn, người đó càng có bổn phận phải phục vụ anh em, theo gương Chúa Ki Tô:

- ” là Đấng, mặc dầu là Chúa của mọi sự, Người đến không phải để được phục vụ, mà là để phục vụ ” ( Mt 20, 28).

Bản văn của Thánh Matthêu nhắc nhớ cho chúng ta ý nghĩa đích thực của uy quyền: uy quyền là để phục vụ.

Uy quyền không có nghĩa là đặc quyền, càng không phải là phương tiện, dụng cụ để trổi vượt hơn những người khác, mà là chức năng được ban cho, đòi buộc chuyên cần dấn thân để phục vụ.

Rất tiếc tâm thức vừa kể được Chúa Giêsu dạy chúng ta trong Phúc Âm Thánh Matthêu, ngày nay thường bị con người quên đi, nhứt là trong các lãnh vực trần thế.

Quyền lực và uy thế thường trở thành phương tiện hay dụng cụ để bắt buộc kẻ khác phục vụ cho lợi thú của mình và được dùng chúng như là đặc ân của mình để coi mình trổi vưọt, đàn áp,đè bẹp anh em..

Những kẻ thuộc hạ được coi là những kẻ thấp kém, phải cuối đầu vâng phục các mệnh lệnh từ trên ban xuống, và cũng không có quyền được hỏi tại sao những mệnh lệnh đó được ban hành.

Người thời nay quên rằng quyền lực có những lằn mức của mình ngay cả trong chính phận vụ phải được hiểu một cách chính đáng.

Quyền lực được phát sinh, nơi đâu có một thực thể xã hội, tức là một thực tế gồm nhiều người, cùng nhau nhằm một mục đích chung, nhờ vào sự phối hợp tác động giữa nhau.

Một số đông đảo con người tạo thành một xã hội, khi họ phối hợp các hành động của mình để thực hiện công ích.

Uy quyền là nguyên tắc hiệp nhứt bảo đảm cho sự kết hợp đó. Bởi đó mục đích của uy quyền không phải là đàn áp, cũng không phải là để cho mình đè đầu cởi cổ người khác, mà là để thực hiện phục vụ đối với một cộng đồng, được thành lập bởi những con người tự do và có hiểu biết.

Bởi đó ra lệnh, trong ý nghĩa thiết định một cách chính đáng các sự vật và động tác của những thuộc hạ liên hệ, mà con phải tác động với uy quyền để thực hiện trật tự đã được thiết định.

Và ngay cả trong động tác đưa ra chỉ thị, cần phải lưu ý những người bên dưới mình không phải là những con robots tự động máy móc, mà là những con người tự do và có trí khôn để phán đoán.

Bởi đó họ phải thấy được trong các ” sắc lệnh, chỉ thị, nghị quyết …” nhằm tổ chức và đưa đến trật tự đó là phương thế phát triển con người của mình trong chiều hướng tạo được công ích.

Những nguyên tắc vừa kể, không những có giá trị trong những lãnh vực trần thế, mà cả và nhứt là đối với xã hội Cộng Đồng Dân Chúa.

Các Vị Mục Tử là những người để phục vụ các tín hữu và với quyền năng nhận được từ Chúa Ki Tô. Các Vị cộng tác để tạo được một sự hiệp nhứt chặt chẽ trong tinh thần kính trọng phẩm giá và ân sủng của mỗi tín hữu.

Nên nhớ rắng, ngay cả trước khi có mối liên hệ uy quyền – thuộc hệ, giữa chủ chăn và tín hữu, trước đó còn có một phương diện quan trọng và nền tảng, đó là tình huynh đệ trong Chúa Ki Tô:

- ” Về vấn đề nầy, Thánh Augustino nói rất xác đáng: ” Nếu tôi hạ thấp xuống đồng hàng với anh em, tôi tự an ủi mình là được ở với anh em. Bởi chính vì anh em, mà tôi trở thành Giám Mục, nhưng với anh em, tôi là tín hữu Chúa Ki Tô. Tước hiệu trước đó là tước hiệu phận vụ, tước hiệu vừa kể là tước hiệu của ân sủng: bởi lẽ tuớc hiệu trước đó là tước hiệu nguy hiểm, danh tánh phía sau là danh tánh cứu rổi ” ( AA. VV., La Costituzione dogmatica sulla Chiesa, Elle Di Ci, II ed., Torino 1965, 782).

NGUYỄN HỌC TẬP