Thứ Tư, 13 tháng 7, 2011

Tân Phúc Âm Hóa Để Truyền Bá Đức Tin Kitô Giáo (5)

VRNs (11.07.2011) – Sài Gòn – Trước khi vào phần kết luận, Chương ba của văn kiện đề cập đến KHAI TÂM VÀO KINH NGHIỆM KITÔ GIÁO, trong đó lưu ý đến các chiều kích khai tâm Kitô giáo, tiến trình rao giảng Tin Mừng, loan báo ban đầu và các hình thức mới cần có để nói về Thiên Chúa, khai tâm đức tin; giáo dục sự thật, mục đích của một “khoa sinh thái nhân vị”, và người rao giảng Tin Mừng và người giáo dục: vì là chứng nhân.
Hôm nay xin gởi đến quý vị đoạn Kết luận và toàn bộ những ghi chú của văn kiện này.



KẾT LUẬN

“Anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em.” (Cv 1:8)

23. Lễ Hiện Xuống: Nền tảng của “Tân phúc âm hóa”

Khi đến trần gian ở giữa chúng ta, Đức Giêsu Kitô đã cho chúng ta thông phần sự sống của Thiên Chúa để biến đổi bộ mặt trái đất và làm nên một thế giới mới (x. Kh 21:5). Mặc khải của Người không chỉ làm chúng ta được thừa hưởng ơn cứu độ mà còn biến chúng ta trở thành những sứ giả và những chứng nhân. Để chu toàn nhiệm vụ này, Thánh Thần của Đức Kitô phục sinh đem lại hiệu quả cho công việc loan báo Tin Mừng của chúng ta trên khắp thế giới. Đây từng là kinh nghiệm của cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi khi họ chứng kiến Lời Thiên Chúa lan rộng nhờ việc rao giảng và chứng tá (x. Cv 6:7).

Xét về phương diện thời gian, cuộc rao giảng Tin Mừng đầu tiên đã bắt đầu vào ngày lễ Hiện Xuống, khi các Tông Đồ nhận lãnh Chúa Thánh Thần đang khi các ngài tụ tập lại với nhau để cầu nguyện cùng với Đức Maria, Mẹ Chúa Giêsu. Như thế, Đức Maria, người mà Tổng Lãnh Thiên Thần chào là “đầy ơn phúc”, đã hiện diện trong cuộc rao giảng Tin Mừng của các Tông Đồ và Mẹ tiếp tục hiện diện ở bất cứ nơi nào mà những người kế nhiệm các Tông Đồ đang nỗ lực rao giảng Tin Mừng.

Tân phúc âm hóa không có nghĩa là một “Tin Mừng mới”, bởi vì “Đức Giêsu Kitô vẫn là một, hôm qua cũng như hôm nay và mãi mãi” (Dt 13:8). Đúng hơn, tân phúc âm hóa là một câu trả lời thích hợp cho những dấu chỉ thời đại, cho những nhu cầu của loài người và các dân tộc thời nay, và cho các bối cảnh văn hóa mới, nơi chúng ta bộc lộ căn tính con người mình và là nơi chúng ta tìm kiếm ý nghĩa cho hiện hữu của mình. Vì vậy tân phúc âm hóa có nghĩa là cổ vũ một nền văn hóa bén rễ sâu hơn trong Tin Mừng: có nghĩa là khám phá ra con người mới trong chúng ta nhờ Thánh Thần mà Chúa Kitô và Chúa Cha đã ban cho chúng ta.

Chương trình chuẩn bị cho Đại Hội Thường Kỳ lần thứ XIII của Thượng Hội Đồng Giám Mục đề ra lộ trình cho cuộc tân phúc âm hóa. Việc cử hành Đại Hội này đối với Hội Thánh có thể ví như một Nhà Tiệc Ly mới, nơi các vị kế nhiệm các Tông Đồ sẽ tụ tập lại để cầu nguyện cùng với Đức Maria Mẹ Chúa Giêsu, người Mẹ được chúng ta kêu cầu như là Ngôi Sao của cuộc Tân phúc âm hóa (84).

24 “Tân phúc âm hóa”: Tầm nhìn cho Hội Thánh hôm nay và ngày mai

Trong những trang trên đây, chúng ta đã nhiều lần nói đến một cuộc tân phúc âm hóa. Để kết luận, chúng ta có thể hiểu rõ hơn ý nghĩa sâu xa của thuật ngữ này và sự lôi cuốn của nó bằng cách hướng nhìn về Đức Gioan Phaolô II, vị giáo hoàng đã hỗ trợ và quảng bá ý tưởng này. Ngài nhấn mạnh rằng một cuộc “tân phúc âm hóa” có nghĩa là “đốt cháy lên trong chúng ta sức bật của Hội Thánh thời kỳ đầu và để mình được tràn đầy nhiệt huyết của việc rao giảng Tin Mừng của các tông đồ theo sau biến cố Hiện Xuống. Chúng ta phải làm sống lại nơi mình niềm xác tín nóng bỏng của Thánh Phaolô khi ngài thốt lên: ‘Vô phúc cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng’ (1 Cr 9:16). Niềm đam mê này sẽ không thể không khơi dậy nơi Hội Thánh một ý thức mới về hoạt động truyền giáo, một nhiệm vụ không thể khoán trắng cho một nhóm các ‘chuyęn gia’ nhýng phải lŕ trách nhiệm của mọi thŕnh phần của Dân Chúa.

Những ai đã thực sự gặp được Đức Kitô thì không thể giữ lấy Người cho chính mình, mà phải loan báo về Người. Cần có một cuộc sống tông đồ vươn ra ngoài, được sống như một sự cam kết hằng ngày của các cộng đoàn và các tập thể Kitô giáo” (85).

Bản văn này cũng đề cập đến những sự thay đổi và phát triển. Chúng ta đang đứng trước những tình hình cho thấy những thay đổi hàng loạt, thường gây nên hốt hoảng sợ hãi. Những tình hình này đòi có một tầm nhìn mới, giúp chúng ta hướng tới tương lai với cặp mắt đầy hi vọng chứ không phải với những giọt nước mắt của tuyệt vọng. Là “Hội Thánh”, chúng ta đã có tầm nhìn này rồi, đó là Vương Quốc Thiên Chúa sẽ đến, đã được Đức Kitô loan báo và mô tả cho chúng ta bằng những dụ ngôn. Vương Quốc này đã được truyền thông cho chúng ta qua lời rao giảng của Người, và nhất là qua cái chết và sự phục sinh của Người. Tuy nhiên, nhiều khi chúng ta cảm thấy không thể cụ thể hóa tầm nhìn này, nói khác đi, không thể “biến nó thành của mình” và “truyền sự sống cho nó” vì lợi ích của chúng ta và những người chúng ta gặp hằng ngày, và không thể biến nó thành nền tảng cho đời sống Hội Thánh và mọi hoạt động mục vụ của Hội Thánh.

Về phương diện này, Công Đồng Vaticanô II và các giáo hoàng sau Công Đồng đã rõ ràng đề ra một ưu tiên trong kế hoạch mục vụ của Hội Thánh cho hiện tại và tương lai – một cuộc “tân phúc âm hóa”, nghĩa là một cuộc loan báo mới về sứ điệp của Đức Giêsu, sứ điệp đem lại niềm vui và giải phóng chúng ta. Ưu tiên này có thể là nền tảng cho tầm nhìn rất cần thiết này, tầm nhìn của một Hội Thánh rao giảng Tin Mừng, điểm xuất phát của bản văn này và bây giờ là nhiệm vụ được trao cho chúng ta ở phần kết luận này. Toàn thể tiến trình phân định mà chúng ta phải thực hiện đều nhắm vào việc khắc sâu tầm nhìn này trong tim chúng ta, trong tim từng người một và trong tim các Giáo Hội của chúng ta, để phục vụ thế giới.

25. Niềm vui phúc âm hóa

Một cuộc tân phúc âm hóa có nghĩa là chia sẻ niềm khát vọng cứu độ sâu xa của thế giới và lý giải về đức tin của chúng ta bằng việc thông truyền cái ‘lý’ (logos) của hi vọng (x. 1 Pr 3:15). Nhân loại cần có hi vọng đề sống ở thời đại hôm nay. Nội dung của niềm hi vọng này là “Thiên Chúa, Đấng có bộ mặt con người và ‘đã yêu thương chúng ta đến cùng’” (86).

Vì thế mà Hội Thánh tự bản chất là truyền giáo. Chúng ta không thể ích kỷ giữ cho mình những lời sự sống mà chúng ta đã nhận lãnh trong cuộc gặp gỡ thân tình với Chúa Giêsu Kitô. Những lời ấy được dành cho từng người và mọi người. Mọi người hôm nay đều cần đến lời loan báo này, dù có biết đến nó hay không.

Không biết đến nhu cầu này sẽ tạo ra một sa mạc và sự trống rỗng. Thật vậy, những cản trở cho cuộc tân phúc âm hóa chính là sự thiếu niềm vui và hi vọng nơi chúng ta, do nhiều hoàn cảnh trong thế giới hôm nay gây nên và lan tỏa. Nhiều khi tình trạng thiếu niềm vui và hi vọng mạnh đến nỗi nó tác động tới chính diện mạo của các cộng đoàn chúng ta. Đây là lý do khiến chúng ta phải lặp lại lời kêu gọi thực hiện một cuộc tân phúc âm hóa, không chỉ như là một nhiệm vụ được thêm vào, nhưng là một cách để phục hồi niềm vui và sự sống cho những hoàn cảnh bị tù túng trong sợ hãi.

Vì vậy chúng ta tiến bước vào cuộc tân phúc âm hóa với tinh thần phấn khởi. Chúng ta sẽ học được niềm vui dịu ngọt và an ủi của việc rao giảng Tin Mừng, cả khi việc rao giảng xem ra giống như một hạt giống gieo trong nước mắt (x. Tv 126:6). “Chớ gì đối với chúng ta – giống như đối với Gioan Tẩy Giả, Phêrô và Phaolô, cũng như các tông đồ khác và biết bao nhà truyền giáo xuất sắc trong suốt lịch sử Hội Thánh−niềm vui này là một sự phấn khởi mà không một ai hay một điều gì có thể dập tắt nổi. Chớ gì nó là niềm vui to lớn của đời sống tận hiến của chúng ta. Và chớ gì thế giới của thời đại chúng ta, một thế giới đang đi tìm, đôi khi trong lo âu, đôi khi trong hi vọng, có thể nhận lãnh Tin Mừng không phải bởi những người rao giảng chán nản, thất vọng, thiếu kiên nhẫn hay lo âu, nhưng bởi những thừa tác viên Tin Mừng có đời sống cháy bừng lửa nhiệt tình, những người đã nhận được niềm vui từ Đức Kitô trước, và sẵn sàng hi sinh mạng sống để Nước Thiên Chúa được rao giảng và Hội Thánh được thiết lập giữa thế giới” (87).

CHÚ THÍCH

1 Bênêđitô XVI, Bài giảng Bế mạc Đại Hội Đặc Biệt của THĐ cho vùng Trung Đông. L’Osservatore Roman: ấn bản hằng tuần tiếng Anh (27-10-2010) tr. 4.

2 Bênêđitô XVI, Tự Sắc Ubicumque et semper, thiết lập Hội Đồng Giáo Hoàng Cổ Vũ Tân Phúc Âm Hóa (21-9-2010), L’Osservatore Romano: ấn bản hằng tuần tiếng Anh (20-10-2010) trang 6.

3 Bênêđitô XVI, Tông Huấn hậu-Thượng Hội Đồng Verbum Domini (30-9-2010) 96,122: http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/apost_exhortations/documents/hf_ben-xvi_exh_20100930_verbum-domini_en.html.

4 Phalô VI, Tông Huấn Evangelii nuntiandi (8-12-1975), 80: AAS 68 (1976) 74.

5 Vaticanô II, Sắc Lệnh về Hoạt động truyền giáo của Hội Thánh Ad Gentes, 2.

6 Xem Vaticanô II, Hiến Chế Tín Lý về Hội Thánh Lumen Gentium, 2.

7 Xem Th. Hilariô Poitiers, In Ps. 14: PL 9, 301; Th. Eusêbiô Caesarea, In Isaiam 54, 2-3: PG 24, 462-463; Th. Cyrilô Alexandria, In Isaiam V, cap. 54, 1-3: PG 70, 1193.

8 Phalô VI, Tông Huấn Evangelii nuntiandi (8-12-1975), 14: AAS 68 (1976) 13.

9 Xem nt. 15: AAS 68 (1976) 13, 14.

10 Vaticanô II, Hiến Chế Mục Vụ về Hội Thánh trong Thế Giới Hôm Nay Gaudium et Spes, 4.

11 Xem Gioan Phaolô II, Bài giảng Thánh Lễ tại Đền Thờ Thánh Giá, Mogila, Ba Lan (9-6-1979), 1; L’Osservatore Romano: ấn bản hằng tuần tiếng Anh, 16-7-1979, tr. 11: AAS 71 (1979) 865. “Ở đâu Thánh Giá được nâng cao, ở đó có dấu chỉ rằng nơi ấy bây giờ đã gặp được Tin Mừng của ơn cứu độ loài người nhờ Yêu Thương. […] Cây Thập Giá mới bằng gỗ đã được dựng lên không xa nơi này vào chính lúc chúng ta cử hành Thiên Niên Kỷ. Cùng với cây Thập Giá ấy, chúng ta được ban tặng một dấu hiệu rằng, ở thềm thiên niên kỷ mới này, ở thời đại mới này, trong những hoàn cảnh sống mới này, Tin Mừng một lần nữa lại được loan báo. Một cuộc tân phúc âm hóa đã bắt đầu, như thể đây là một cuộc loan báo mới, mặc dù trên thực tế nó vẫn là một như bao giờ.”

12 Gioan Phaolô II, Diễn từ cho Đại Hội C.E.L.A.M lần thứ XIX (9-3-1983), 3: L’Osservatore Romano 18-4-1983, tr. 9: AAS 75 (1983) 778.

13 Gioan Phaolô II, Thông Điệp Redemptoris missio (7-12-1990), 30: AAS 83 (1991) 276.

14 Gioan Phaolô II, Tông Huấn hậu-THĐ Christifideles laici (30-12-1988), 35: AAS 81 (1989) 458.

15 Xem Gioan Phaolô II, Tông Huấn hậu-THĐ Ecclesia in Africa (14-9-1995) 57, 63: AAS 85 (1996) 35, 36, 39, 40; Tông Huấn hậu-THĐ Ecclesia in America (22-1-1999) 6, 66: AAS 91 (1999) 10, 11, 56; Tông Huấn hậu-THĐ Ecclesia in Asia (6-11-1999), 2: AAS 92 (2000) 450, 451; Tông Huấn hậu-THĐ Ecclesia in Oceania (22-11-2001) 18: ASS 94 (2002) 386-389.

16 Gioan Phaolô II, Tông Huấn hậu-THĐ Ecclesia in Europa (28-6-2003), 2: AAS 95 (2003) 650, nhắc đến số 2 trong Tuyên Bố chung cuộc Đại Hội Đặc Biệt lần thứ nhất của THĐ Giám Mục cho Châu Âu, 1991; xem nt., AAS 95 (2003) 677.

17 Xem nt., 32: AAS 95 (2003) 670: “Đồng thời tôi muốn bảo đảm với các vị mục tử và các anh chị em tín hữu của các Giáo Hội Đông Phương rằng cuộc tân phúc âm hóa hoàn toàn không được hiểu như một cuộc chiêu mộ tín đồ mới, nó không vi phạm bổn phận đối với sự thật, tự do và phẩm giá con người.” Một trình bày về nhu cầu tân phúc âm hóa, sự khác biệt giữa phúc âm hóa và chiêu mộ tín đồ, và đề tài phúc âm hóa trong đại kết có thể tìm thấy trong văn kiện của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, Lưu ý giáo lý về một số khía cạnh của việc Loan báo Tin Mừng (3-12-2007) 10-12: AAS 100 (2008) 498-503

18 Bênêđitô XVI, Diễn văn mùa Giáng Sinh cho Giáo triều Rôma và các Đại diện Giáo Hoàng (21-12-2009). Hình ảnh “Sân của Dân Ngoại” được ĐGH Bênêđitô XVI lặp lại trong Thông Điệp Ngày Thế Giới Truyền Thông Xã Hội, 2010 (AAS 102 [2010] 117). Trong thông điệp này, “Sân của Dân Ngoại” mới là những bối cảnh xã hội được tạo ra bởi các media mới và ngày càng lôi kéo nhiều người hơn: tân phúc âm hóa có nghĩa là tìm ra những cách loan báo Tin Mừng, cả trong những lãnh vực công nghệ hiện đại này.

19 Xem Th. Clêmentê Alexandria, Protreptico IX, 87, 3-4 (SC 2, 154); Th . Augustinô, Sermo 14 (Nuova Biblioteca Agostiniana, XXXV/1, 269-271).

20 Xem Gioan Phaolô II, Thông Điệp Redemptoris missio (7-12-1990), 37: AAS 83 (1991) 282-286.

21 Xem Bênêđitô XVI, Diễn văn trước Đại Hội toàn thể của Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hóa (8-3-2008), L’Osservatore Romano, 19-3-2008, tr. 2.

22 Bênêđitô XVI, Tông Huấn hậu-THĐ Verbum Domini (30-9-2010) 102: http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/apost_exhortations/documents/hf_ben-xvi_exh_20100930_verbum-domini_en.html.

23 Xem Bênêđitô XVI, Tông Huấn Caritas in veritate (29-9-2009) 42: AAS 101 (2009) 677-678.

24 Xem Gioan Phaolô II, Thông Điệp Redemptoris missio (7-12-1990), 37: AAS 83 (1991) 282-286. Bênêđitô XVI, Thông Điệp Ngày Thế Giới Truyền Thông Xã Hội, 2010: AAS 102 (2010) 117.

25 Xem Bênêđitô XVI, Tông Huấn Caritas in veritate (29-9-2009) 42: AAS 101 (2009) 677-678: Suốt một thời gian dài, người ta nghĩ rằng các dân tộc nghèo phải ở lại một giai đoạn phát triển cố định và phải hài lòng với việc nhận sự trợ giúp từ sự hảo tâm của các nước phát triển. Đức Phalô VI cực lực chống lại não trạng này trong Populorum Progressio. Ngày nay người ta những nguồn lực tiềm năng có sẵn để cứu những dân tộc này khỏi nghèo khó đã gia tăng nhiều, nhưng chúng chủ yếu rơi vào tay những người thuộc các nước phát triển, là những nước đã hưởng lợi nhiều từ phong trào giải phóng do sự linh động về tư bản và sức lao động. Vì vậy tình trạng phồn thịnh gia tăng không thể được giữ lại cho các dự án mang tính chất vị kỷ, bảo hộ hay nhẳm phục vụ các lợi ích riêng tư. Thật vậy, sự tham dự của các nước mới phát triển hay đang phát triển cho phép chúng ta giải quyết cơn khủng hoảng ngày nay một cách tốt hơn. Sự chuyển đổi trong tiến trình toàn cầu hóa đặt ra những khó khăn và nguy cơ lớn chỉ có thể khắc phục được nếu chúng ta có thể có tinh thần nhân học và đạo đức để thúc đẩy tiến trình toàn cầu hóa đến mục tiêu nhân bản hóa của tình liên đới. Tiếc rằng tinh thần này thường bị bóp nghẹt hay loại bỏ bởi những suy xét đạo đức và văn hóa mang bản chất chủ nghĩa cá nhân và duy lợi.

26 Xem Bênêđitô XVI, Thông Điệp Spe salvi (30-11-2007), 22: AAS 99 (2007) 1003-1004.

27 Xem Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, Thư gửi các Giám Mục của Hội Thánh Công Giáo về một số khía cạnh của việc suy niệm Kitô giáo Oratio formas (15-10-1989): AAS 82 (1990) 362−379; DeS 13 (1991).

28 Xem Gioan Phaolô II, Tông Huấn hậu-THĐ Christifideles laici (30-12-1988), 34: AAS 81 (1989) 455.

29 nt., 26: AAS 81 (1989) 438.

30 nt., 34: AAS 81 (1989) 455, được nhắc tới trong Tự Sắc Ubicumque et semper, thiết lập Hội Đồng Giáo Hoàng Cổ Vũ Tân Phúc Âm Hóa (21-9-2010).

31 Gioan Phaolô II, Thông Điệp Redemptoris missio (7-12-1990), 34: AAS 83 (1991) 279-280.

32 Xem Hội Nghị Chung lần thứ V các Giám Mục Châu Mỹ Latinh và Carribê, Văn kiện cuối cùng, Aparecida (Brazil), tháng 5-2007, 365-370: http://www.celam.org/nueva/Celam/aparecida/Ingles.pdf, tr. 87.

33 Xem Origen, In Evangelium secundum Matthaeum 17,7: PG 13, 1197 B; Th. Giêrôlamô, Translatio homiliarum Origenis in Lucam, 36: PL 26, 324-325.

34 Như được nhắc đến trong Vaticanô II, Hiến Chế Tín Lý về Mặc Khải Dei Verbum, 4: “Vì thế, chính Đức Giêsu Kitô, Đấng mà ai thấy tức là thấy Chúa Cha (x. Ga 14:9), đã đến bổ túc và hoàn tất mặc khải, bằng tất cả sự hiện diện và tỏ mình qua lời nói cũng như việc làm, dấu chỉ và phép lạ, nhất là qua cái chết và sự sống lại vinh quang từ kẻ chết, sau cùng bằng việc phái Thần Chân Lý đến, bằng chứng tích của Thiên Chúa, Người xác nhận Thiên Chúa hằng ở với chúng ta để giải thoát chúng ta khỏi bóng tối tội lỗi và sự chết, rồi phục sinh chúng ta để được sống đời đời.”

35 Xem Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, Lưu ý giáo lý về một số khía cạnh của việc Loan báo Tin Mừng (3-12-2007) 2: AAS 100 (2008) 490.

36 Bênêđitô XVI, Thông Điệp Deus caritas est (25-12-2005) 1: AAS 98 (2006) 217.

37 Xem Thánh Bộ Giáo Sĩ, Tổng Niên Giám Huấn Giáo (15-8-1997) 100: http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/cclergy/documents/rc_con_ccatheduc_doc_17041998_directory-for-catechesis_en.html.

38 Xem nt., 141: http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/cclergy/documents/rc_con_ccatheduc_doc_17041998_directory-for-catechesis_en.html.

39 Xem Gioan Phaolô II, Tông Huấn Fidei depositum (11-10-1992): AAS 86 (1994) 113-118; được nhắc đến trong Thánh Bộ Giáo Sĩ, Tổng Niên Giám Huấn Giáo (15-8-1997) 122: http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/cclergy/documents/rc_con_ccatheduc_doc_17041998_directory-for-catechesis_en.html.

40 Gioan Phaolô II, Tông Huấn hậu-THĐ Christifideles laici (30-12-1988), 34: AAS 81 (1989) 455; x. Gioan Phaolô II, Tông Huấn hậu-THĐ Ecclesia in America (22-1-1999) 6, 66: AAS 91 (1999) 801; Bênêđitô XVI, Tông Huấn hậu-Thượng Hội Đồng Verbum Domini (30-9-2010) 94: http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/apost_exhortations/documents/hf_ben-xvi_exh_20100930_verbum-domini_en.html.

41 Xem Thánh Bộ Giáo Sĩ, Tổng Niên Giám Huấn Giáo (15-8-1997) 100: http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/cclergy/documents/rc_con_ccatheduc_doc_17041998_directory-for-catechesis_en.html. “Sắc Lệnh Công Đồng Ad Gentes nêu rõ hoạt năng của tiến trình phúc âm hóa: chứng tá Kitô giáo, đối thoại và hiện diện trong đức ái (11-12), loan báo Tin Mừng và kêu gọi hoán cải (13), thời kỳ dự tòng và Khai Tâm Kitô giáo (14), thiết lập các cộng đoàn Kitô giáo nhờ các bí tích và các thừa tác viên (15-18). Đây là hoạt năng để thiết lập và xây dựng Hội Thánh.”

42 nt., 48. Cuốn Tổng Niên Giám tóm tắt rõ ràng những yếu tố có trong Sắc Lệnh Công Đồng Ad gentes, Tông Huấn Evangelii nuntiandi của ĐGH Phalô VI, và Tông Thư của ĐGH Gioan Phaolô II, Redemptoris missio.

43 Vaticanô II, Hiến Chế Tín Lý về Mặc Khải Dei Verbum số 7tt.

44 Xem Đại Hội Thường Kỳ lần thứ XII của THĐ Giám Mục, Sứ điệp gửi Dân Chúa (24-10-2008), phần III.

45 Xem Bênêđitô XVI, Tông Huấn hậu-THĐ Verbum Domini (30-9-2010) 102: http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/apost_exhortations/documents/hf_ben-xvi_exh_20100930_verbum-domini_en.html.

46 Xem nt., 58-60: http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/apost_exhortations/documents/hf_ben-xvi_exh_20100930_verbum-domini_en.html.

47 Xem nt., 90-98, 110: http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/apost_exhortations/documents/hf_ben-xvi_exh_20100930_verbum-domini_en.html.

48 Xem nt., 104: ttp://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/apost_exhortations/documents/hf_ben-xvi_exh_20100930_verbum-domini_en.html.

49 Đại Hội Thường Kỳ lần thứ XII của THĐ Giám Mục, Bảng liệt kê các Đề Nghị chung cuộc (25-10-2008), Đề Nghị 38; Bênêđitô XVI, Tông Huấn hậu-THĐ Verbum Domini (30-9-2010) 74, 105: http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/apost_exhortations/documents/hf_ben-xvi_exh_20100930_verbum-domini_en.html.

50 Bênêđitô XVI, Tông Huấn hậu-THĐ Verbum Domini (30-9-2010) 93: http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/apost_exhortations/documents/hf_ben-xvi_exh_20100930_verbum-domini_en.html.

51 Xem Gioan Phaolô II, Tông Huấn Catechesi tradendae (16-10-1979) 3: AAS 71 (1979) 1279: “Thượng Hội Đồng này đã làm việc trong một bầu khí tạ ơn và hi vọng tuyệt vời. THĐ xem việc canh tân huấn giáo là một món quà quí báu Chúa Thánh Thần ban tặng Hội Thánh hôm nay, một món qua mà các cộng đoàn Kitô ở mọi cấp trên khắp thế giới đang đáp lại với một lòng quảng đại và hi sinh rất đáng cảm phục. Việc phân định cần thiết có thể dựa trên một thực tế rất sống động và hữu ích từ thái độ rất cởi mở của Dân Thiên Chúa đối với ân sủng của Chúa và những hướng dẫn của Huấn Quyền.” Một sự đánh giá về hiện tình huấn giáo, bước tiến và các vấn đề của huấn giáo có thể tìm thấy trong Thánh Bộ Giáo Sĩ, Tổng Niên Giám Huấn Giáo (15-8-1997), 29-30: http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/cclergy/documents/rc_con_ccatheduc_doc_17041998_directory-for-catechesis_en.html.

52 Một trình bày về các phương pháp này có thể tìm thấy trong Thánh Bộ Giáo Sĩ, Tổng Niên Giám Huấn Giáo (15-8-1997), 29-30: http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/cclergy/documents/rc_con_ccatheduc_doc_17041998_directory-for-catechesis_en.html.

53 Xem Gioan Phaolô II, Tông Huấn Catechesi tradendae (16-10-1979) 3: AAS 71 (1979) 1322, 1323.

54 Xem nt., 30, 31: AAS 71 (1979) 1302, 1304.

55 Thánh Bộ Giáo Sĩ, Tổng Niên Giám Huấn Giáo (15-8-1997), 78: http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/cclergy/documents/rc_con_ccatheduc_doc_17041998_directory-for-catechesis_en.html.

56 Xem Gioan Phaolô II, Tông Huấn Catechesi tradendae (16-10-1979) 58: AAS 71 (1979) 1324, 1325: “Cũng có một khoa sư phạm đức tin, và chúng ta không thể coi nhẹ những lợi ích nó có thể cống hiến cho huấn giáo. Trên thực tế, các kỹ thuật đã được hoàn chỉnh và thử nghiệm cho giáo dục nói chung cần phải được áp dụng thích nghi để phục vụ việc giáo dục đức tin, đó là điều đương nhiên. Nhưng cần phải luôn luôn lưu ý về tính độc đáo của đức tin. Khoa sư phạm đức tin không phải là việc truyền đạt tri thức nhân loại, dù là loại tri thức cao nhất; nhưng là việc thông truyền mặc khải của Thiên Chúa trong sự toàn vẹn của nó. Trong toàn thể lịch sử thánh, đặc biệt trong Tin Mừng, chính Thiên Chúa đã sử dụng một khoa sư phạm phải được tiếp tục dùng làm mẫu mực cho khoa sư phảm đức tin. Một kỹ thuật chỉ có giá trị trong huấn giáo khi nó phục vụ cho đức tin được truyền lại và được học biết; nếu không, nó chẳng có giá trị gì cả.” Vấn đề này đã được trình bày và diễn tả lại trong Thánh Bộ Giáo Sĩ, Tổng Niên Giám Huấn Giáo (15-8-1997), 78: http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/cclergy/documents/rc_con_ccatheduc_doc_17041998_directory-for-catechesis_en.html.

57 Xem Thánh Bộ Giáo Sĩ, Tổng Niên Giám Huấn Giáo (15-8-1997), 78: http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/cclergy/documents/rc_con_ccatheduc_doc_17041998_directory-for-catechesis_en.html. Xem thêm Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, 4-10.

58 nt., 68: http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/cclergy/documents/rc_con_ccatheduc_doc_17041998_directory-for-catechesis_en.html.

59 Xem Vaticanô II, Sắc Lệnh về Hoạt Động Truyền Giáo của Hội Thánh Ad gentes, 14: “Những người nhờ Hội Thánh được Thiên Chúa ban ơn tin Chúa Kitô phải được nhận vào lớp dự tòng bằng những lễ nghi phụng vụ. Lớp dự tòng này không phải chỉ là trình bày tín lý và các giới răn, nhưng huấn luyện một đời sống Kitô hữu đầy đủ và thời gian tập sự được kéo dài thích đáng để nhờ đó môn đệ liên kết với Chúa Kitô là Thầy mình. Vậy các người dự tòng phải được khai tâm một cách thích hợp về mầu nhiệm cứu rỗi, tập sống theo Phúc Âm, và qua các nghi lễ thánh được cử hành theo từng giai đoạn liên tục, họ được đưa vào đời sống đức tin, phụng vụ và bác ái của Dân Chúa. Rồi khi đã chịu các bí tích gia nhập Kitô giáo, họ được giải thoát khỏi quyền lực tối tăm, cùng chết, cùng được an táng và sống lại với Đức Kitô, họ lãnh nhận Chúa Thánh Thần, Đấng làm cho họ thành nghĩa tử, và cùng với toàn thể Dân Chúa họ cử hành lễ kính nhớ việc Chúa chịu chết và sống lại. […] Lớp khai tâm Kitô giáo trong thời gian dự tòng đó không phải chỉ là việc riêng của các giảng viên giáo lý hay của các linh mục, mà còn là của cộng đoàn tín hữu, nhất là của những người đỡ đầu, để nhờ đó, ngay từ đầu, các dự tòng cảm thấy mình thuộc về Dân Chúa. Và vì đời sống của Hội Thánh là đời sống tông đồ, nên người dự tòng cũng phải học biết cộng tác tích cựu vào việc rao giảng Phúc Âm và xây dựng Hội Thánh bằng chứng tích đời sống và việc tuyên xưng đức tin.

60 Xem Thánh Bộ Giáo Sĩ, Tổng Niên Giám Huấn Giáo (15-8-1997), 78: http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/cclergy/documents/rc_con_ccatheduc_doc_17041998_directory-for-catechesis_en.html. “Huấn giáo sau Rửa Tội, mặc dù không hoàn toàn rập theo mẫu cấu trúc của thời kỳ huấn giáo dự tòng, và nhìn nhận tư cách đã rửa tội của người học giáo lý, song rất nên lấy cảm hứng từ ‘trường học dự bị cho đời sống Kitô giáo này’, và để mình được thêm phong phú bởi những yếu tố chính của thời kỳ dự tòng.”

61 Xem nt., 90, 91: http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/cclergy/documents/rc_con_ccatheduc_doc_17041998_directory-for-catechesis_en.html.

62 Vaticanô II, Hiến Chế Tín Lý về Hội Thánh Lumen Gentium, 26. Bản văn này được trích lại và ghép vào trong cuốn Tổng Niên Giám Huấn Giáo, 217, mở đầu cho một trình bày về những người chịu trách nhiệm về hoạt động huấn giáo trong Hội Thánh.

63 Một trình bày về vai trò và trách nhiệm của những người này trong việc rao giảng đức tin có thể tìm thấy trong Thánh Bộ Giáo Sĩ, Tổng Niên Giám Huấn Giáo (15-8-1997), 219-232: http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/cclergy/documents/rc_con_ccatheduc_doc_17041998_directory-for-catechesis_en.html.

64 Xem Bênêđitô XVI, Diễn văn cho Đại Hội Hội Thánh Toàn Quốc tại Ý (19-10-2006), Verona: L’Osservatore Romano: ấn bản hằng tuần tiếng Anh, 25-10-2006, tr. 6, 8: AAS 98 (2006) 804-817.

65 Bênêđitô XVI, Bài giảng Thánh Lễ nhậm chức Giáo Hoàng (24-4-2005): L’Osservatore Romano: ấn bản hằng tuần tiếng Anh, 27-4-2005, tr. 1, 8: AAS 97 (2005) 710.

66 Xem Vaticanô II, Tuyên Ngôn về Tự Do Tôn Giáo Dignitatis Humanae 6.

67 Phalô VI, Tông Huấn Evangelii nuntiandi (8-12-1975) 46: AAS 68 (1976) 36.

68 nt., 15: AAS 68 (1976) 14, 15.

69 Xem Vaticanô II, Sắc Lệnh về Hoạt Động Truyền Giáo của Hội Thánh Ad gentes 14.

70 Việc xuất bản cuốn Ordo Initiationis Christianae Adultorum −Nghi thức gia nhập Kitô giáo của người lớn− (ấn bản gốc 1972, hiệu đính và tái bản 1974) đã giúp ích rất nhiều cho tiến trình này. Trong quá trình duyệt lại việc thực hành huấn giáo, nghi thức này phản ánh rất rõ lối suy nghĩ huấn giáo lúc bấy giờ

71 Tất cả các đề tài này được trình bày trong Thánh Bộ Giáo Sĩ, Tổng Niên Giám Huấn Giáo (15-8-1997), dưới tiêu đề “Huấn giáo dự tòng”: xem nt., 88-91: http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/cclergy/documents/rc_con_ccatheduc_doc_17041998_directory-for-catechesis_en.html.

72 Xem Bênêđitô XVI, Tông Huấn hậu-THĐ Sacramentum caritatis (22-2-2007) 18: AS 99 (2007) 119: “Về phương diện này, cần lưu ý tới thứ tự các Bí Tích Khai Tâm. Trong Hội Thánh có các truyền thống khác nhau. Một mặt, có sự khác biệt rõ rệt giữa các tập tục của Hội Thánh phương Đông và lối thực hành của phương Tây về việc khai tâm cho người lớn, và mặt khác, có những khác biệt trong thủ tục khai tâm đối với trẻ em. Nhưng những khác biệt này không trực tiếp liên quan tới khía cạnh tín lý mà chỉ thuộc lãnh vực mục vụ. Cụ thể, chúng ta cần phải xét xem lối thực hành nào thích hợp hơn để giúp tín hữu coi bí tích Thánh Thể là trung tâm và là mục tiêu của toàn thể tiến trình khai tâm. Hợp tác chặt chẽ với các văn phòng chuyên trách của giáo triều Rôma, các Hội Đồng Giám Mục phải xem xét tính hiệu quả của các phương thức hiện hành trong việc khai tâm Kitô giáo, để giúp tín hữu vừa trưởng thành nhờ việc đào luyện nhận được trong các cộng đoàn của chúng ta, vừa tạo cho họ một định hướng Thánh Thể đích thực cho đời họ, nhờ đó họ có thể lý giải về niềm hi vọng nơi họ bằng những cách thích hợp với thời đại chúng ta (x. 1 P 3:15).”

73 Xem Phalô VI, Tông Huấn Evangelii nuntiandi (8-12-1975) 51: AAS 68 (1976) 40.

74 Xem Gioan Phaolô II, Thông Điệp Redemptoris missio (7-12-1990) 44: AAS 83 (1991) 290-291.

75 Xem Xem Thánh Bộ Giáo Sĩ, Tổng Niên Giám Huấn Giáo (15-8-1997) 61, 62: http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/cclergy/documents/rc_con_ccatheduc_doc_17041998_directory-for-catechesis_en.html.

76 Xem Bênêđitô XVI, Diễn văn cho các Giám Mục Brazil nhân chuyến viếng thăm ad limina (7-9-2009): L’Osservatore Romano: ấn bản tiếng Anh, 16-9-2009, tr. 5: “Vào những thập niên sau Công Đồng Vaticanô II, một số người đã giải thích thái độ mở ra với thế giới không phải như một đòi hỏi của nhiệt tình truyền giáo của Thánh Tâm Đức Kitô, mà như một chặng đường dẫn tới tiến trình tục hóa. Họ nhìn thấy ở đó một số giá trị mang đậm tính chất Kitô giáo, như bình đẳng, tự do và liên đới, và họ cho thấy họ sẵn sàng có những thỏa hiệp và khám phá ra những lãnh vực để hợp tác. Thế nên một số giáo sĩ lãnh đạo đã tham gia các cuộc tranh luận để đáp lại những mong đợi của công luận, nhưng lại thôi không còn nói đến một số chân lý đức tin cơ bản, như tội lỗi, ân sủng, đời sống hướng thần và cánh chung. Một cách vô tình họ bị mắc kẹt vào tình trạng tự-tục hóa của nhiều cộng đoàn giáo hội; những cộng đoàn này, trong khi muốn lôi kéo những người ở ngoài đến với mình, thì lại phải chứng kiến cảnh bỏ đi của những người đã ở trong cộng đoàn, mất tất cả và thất vọng: những người đương thời của chúng ta khi gặp chúng ta, họ muốn được thấy những gì mà họ không thể tìm thấy ở đâu khác, nghĩa là niềm vui và hi vọng phát sinh từ sự kiện chúng ta ở với Chúa phục sinh.”

77 Điểm tham chiếu này phát xuất từ một sáng kiến của Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hóa, do gợi ý của Đức Giáo Hoàng Bênêđitô XVI. Các “Sân của Dân Ngoại” là những nơi để khai mào một cuộc gặp gỡ làm giàu cho nhau và kích thích văn hóa giữa những người Kitô hữu và những người không theo một đạo nào nhưng ước ao đến gần Thiên Chúa, ít là như một điều gì đó mà họ không biết trong cuộc đời họ.

78 Xem Vaticanô II, Hiến Chế Mục Vụ về Hội Thánh trong Thế Giới Hôm Nay Gaudium et Spes, 22.

79 Bênêđitô XVI, Diễn văn cho các nhà giáo dục Công Giáo (17-4-2008), Đại Học Công Giáo Hoa Kỳ, Washington, D.C.: L’Osservatore Romano: ấn bản tiếng Anh, 23-4-2008, tr. 7-8.

80 Bênêđitô XVI, Diễn văn khai mạc Đại Hội Giáo Phận Rôma (11-6-2007): L’Osservatore Romano: ấn bản tiếng Anh, 20-6-2007, tr. 3.

81 Bênêđitô XVI, Thông Điệp Caritatis in veritate (29-6-2009) 51: AAS 101 (2009) 687, 688.

82 Phaolô VI, Tông Huấn Evangelii nuntiandi (8-12-1975) 41: AAS 68 (1976) 31, 32; xem Bênêđitô XVI, Tông Huấn hậu-THĐ Sacramentum caritatis (22-2-2007) 85: AAS 99 (2007) 170, 171.

83 Xem Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, 2685.

84 Xem Gioan Phaolô II, Diễn văn trong cuộc triều yết chung ngày thứ tư (21-10-1992); L’Osservatore Romano : ấn bản tiếng Anh, 28-10-1992, tr. 11.

85 Gioan Phaolô II, Tông Thư Novo millennio ineunte (6-1-2001) 40: AAS 93 (2001) 294.

86 Bênêđitô XVI, Thông Điệp Spe salvi (30-11-2007) 31: AAS 99 (2007) 1010.

87 Phalô VI, Tông Huấn Evangelii nuntiandi (8-12-1975) 80: AAS 68 (1976) 75.

ỦY BAN LOAN BÁO TIN MỪNG
HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM