Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2011

Trung tâm luật bảo vệ môi trường góp ý Tòa án nhân dân tối cao VN về vụ xử tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ

VRNs (08.07.2011) – Hà Nội – Lúc 15:41 pm, ngày 07.07.2011, VRNs nhận được thư của bà Cù Thị Xuân Bich. Trong thư bà chuyển tiếp lá thư của Trung tâm luật bảo vệ môi trường EDLC gởi cho bà luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, vợ ông Cù Huy Hà Vũ, thống báo về việc Trung tâm EDLC đã gởi thư góp ý với Tòa án nhân dân tối cao Việt Nam về phiên xử tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ sắp diễn ra, và một thư khác gởi cho các nhà lãnh đạo cao cấp nhất của Việt Nam yêu cầu trả tự do cho ông Cù Huy Hà Vũ. Đây là thời điểm cuối nhiềm kỳ của nhiều vị lãnh đạo cao cấp Việt Nam, không biết ngài Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trước lúc về “hưởng thú điền viên” có muốn làm một cử chỉ nào để khẳng định mình là một nhà lãnh đạo luôn thượng tôn pháp luật không?



Sau đây là thư của bà Cù Thị Xuân Bich:

Kính gửi: Quý Báo

Hôm nay gia đình TS Cù Huy Hà Vũ nhận được lá thư từ Trung Tâm Luật bảo vệ môi trường (EDLC) thông báo EDLC vừa gửi một phiên bản mới, đã được chỉnh sửa của hồ sơ tóm tắt góp ý cho tòa án tới Tòa án Nhân dân Tối cao và EDLC cũng đã gửi một bức thư tới các cơ quan chính quyền Việt Nam, nhắc lại yêu cầu trả tự do cho TS Cù Huy Hà Vũ (đính kèm). Vậy kính nhờ Quý Báo cho đăng để những ai quan tâm tới “Vụ án Cù Huy Hà Vũ tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam” được rõ.
Trân trọng cảm ơn Quý Báo,

Cù Thị Xuân Bich
———- Thư đã chuyển tiếp ———-
Từ: ha vu cu huy
Ngày: 15:20 Ngày 07 tháng 7 năm 2011
Chủ đề: Fw: Fwd: RV: message from EDLC with attachments
Đến: cuthixuanbich@gmail.com

Đây là thư của Trung tâm EDLC gởi bà luật sư Dương Hà:

Thưa bà Dương Hà,

Trung tâm EDLC xin gửi tới bà lời chào thân ái. Hy vọng bà vẫn mạnh giỏi.

Chúng tôi muốn thông báo để bà được biết rằng hôm nay, chúng tôi vừa gửi một phiên bản mới, đã được chỉnh sửa của hồ sơ tóm tắt góp ý cho tòa án (amicus brief) tới Tòa án Nhân dân Tối cao. Chúng tôi hy vọng tòa sẽ nghiên cứu hồ sơ này trước phiên phúc thẩm.

Chúng tôi cũng đã gửi một bức thư tới các cơ quan chính quyền Việt Nam, nhắc lại yêu cầu trả tự do cho ông Vũ. Xin gửi bà bản sao của các văn bản nêu trên trong hồ sơ đính kèm với email này.

Ngoài ra, Nhóm Công tác về Bắt giữ Tùy tiện của Liên Hiệp Quốc đã chuyển những kết luận của chúng tôi tới chính quyền Việt Nam, và họ đã phúc đáp. Trung tâm EDLC sẽ tiếp tục gửi các ý kiến nhận xét và phản hồi về nội dung phúc đáp của chính quyền Việt Nam. Nhóm Công tác, có văn phòng đặt tại Geneva, có thể sẽ xem xét vụ việc này trong phiên họp sắp tới, khoảng giữa ngày 29 tháng Tám đến ngày mồng 2 tháng Chín. Nhóm Công tác của Liên Hiệp Quốc, tuy không đưa ra được phán quyết về vụ việc, có khả năng sẽ đưa ra các khuyến nghị đối với chính quyền Việt Nam.

Kính thư

Fernanda Venzon
Luật sư Biên chế
EDLC

Sau đây là thư của Trung tâm EDLC gởi Tòa án nhân dân tối cao Việt Nam (VRNs đăng bản tiếng Việt trước, bản tiếng Anh liền sau), còn văn thư gởi các nhà lãnh đạo VN, chúng tôi gởi đến quý vị ở bài tiếp theo:

Góp ý cho Tòa án

Những vi phạm Nhân quyền liên quan tới việc tùy tiện bắt giữ và khởi tố Ông Cù Huy Hà Vũ do Trung tâm Luật Bảo vệ Môi trường soạn thảo

Kính gửi Tòa án Nhân dân Tối cao

Lewis Gordon, đại diện cho Trung tâm Luật Bảo vệ Môi trường, 407 Đường W. Koch, Bozeman, MT 59715, kính trình quý Tòa bản tóm tắt hồ sơ với tư cách người góp ý pháp luật cho Tòa án (amicus curiae) trong vụ Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam truy tố Cù Huy Hà Vũ.

Tháng Bảy năm 2011

Mục Lục

Lời đề nghị được làm Người Góp ý (Amicus Curiae)
Trình bày mục đích
Lời thỉnh cầu
Trình bày các sự kiện
Lập luận
I. Hiện tượng Vi phạm Nhân quyền của các Nhà bảo vệ Môi trường phổ biến toàn cầu
II. Các quyền Con người được quốc tế công nhận của ông Cù Huy Hà Vũ đã bị Chính quyền Việt Nam vi phạm ..
A. Vi phạm Quyền Tự do Ngôn luận theo Điều 19 của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị
B. Xâm phạm các Quyền Tự do và An ninh Thân thể theo Điều 9 của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị
C. Vi phạm Quyền được Xét xử Công bằng theo Điều 14 của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị
III. Các Nhà bảo vệ Môi trường được sự Bảo vệ Quốc tế theo Hệ thống Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc
Kết Luận
Phụ Lục: Tình trạng Vi phạm nhân quyền đối với các Nhà Bảo vệ Môi trường ở nhiều Quốc gia.

Bản tóm tắt để góp ý cho Tòa
Những Vi phạm về Nhân quyền liên quan tới việc tùy tiện bắt giữ và khởi tố Cù Huy Hà Vũ
Do Trung tâm Luật Bảo vệ Môi trường soạn thảo và đệ trình


Lời đề nghị được chấp nhận làm Người góp ý cho Tòa (Amicus Curiae)

Chiểu thông lệ các tòa án trên thế giới thường chấp nhận Bản tóm tắt hồ sơ với tư cách người góp ý pháp lý trong các vụ án liên quan tới quyền lợi công cộng, Trung tâm Luật Bảo vệ Môi trường kính đề nghị Tòa án Nhân dân Tối cao tiếp nhận bản Góp ý này với mục đích biện hộ cho các quyền con người của ông Cù Huy Hà Vũ.

Tường trình về mục đích.

Trung tâm Luật Bảo vệ Môi trường (EDLC)[1] là tổ chức duy nhất trên thế giới được thành lập với một mục đích là bảo vệ các quyền con người của nhà bảo vệ môi trường. EDLC nhận làm đại diện pháp lý miễn phí cho những người đấu tranh vì một môi trường trong sạch và vì quyền lợi của các cộng đồng bị ảnh hưởng ô nhiễm môi trường, và là nạn nhân của sự vi phạm nhân quyền. EDLC đứng về phía những người tranh đấu chống lại vấn nạn toàn cầu, khi những nhà bảo vệ nhân quyền lên tiếng ủng hộ quyền có một môi trường sống trong lành bị điểm mặt để trừng phạt – một hành động thể hiện chủ định dập tắt tiếng nói và đe dọa chính họ cũng như những người mà họ lên tiếng bảo vệ.

Lời thỉnh cầu

Với mong muốn rằng những lời góp ý này sẽ giúp Tòa án Nhân dân Tối cao đi đến một phán quyết công bằng cho ông Cù Huy Hà Vũ, EDLC kính đề nghị quý Tòa:

1) chấp nhận Trung tâm Luật Bảo vệ Môi trường là Người góp ý pháp lý cho Tòa (Amicus Curiae) trong vụ án này;
2) đưa Bản tóm tắt này vào trong hồ sơ vụ án; và,
3) tiếp nhận các quan điểm nêu ra trong Bản tóm tắt này.

Tường trình các sự kiện thực tế.

Ông Cù Huy Hà Vũ là Tiến sỹ Luật, và là nhà hoạt động pháp lý trực ngôn nhất của Việt Nam. Ông ta bị bắt vào ngày mồng 5 tháng Mười một năm 2010 tại một khách sạn ở Thành phố Hồ Chí Minh. Các cơ quan công quyền đã khám nhà và thu giữ máy vi tính của ông Vũ.

Ngay hôm sau, Thứ trưởng Bộ Công an – Thiếu tướng Tô Lâm và Phó Tổng cục trưởng Tổng cục II, Thiếu tướng Hoàng Kông Tư đã tổ chức một buổi họp báo công bố ông Cù Huy Hà Vũ bị khởi tố vì các hành vi “soạn thảo các tài liệu tuyên truyền, xuyên tạc sự lãnh đạo và quản lý của chính quyền, gây hoang mang cho nhân dân, kích động, hô hào chống chính phủ và vu cáo, gây mất uy tín của các nhà lãnh đạo Nhà nước”. Hành vi sau cùng là sự liên hệ rõ ràng tới hai vụ ông Cù Huy Hà Vũ đã khởi kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong thời gian gần đây.

Các tài liệu làm bằng chứng được nêu trong cuộc họp báo bao gồm cả hai đơn kiện nói trên. Lá đơn thứ nhất, nộp cho Tòa án ngày 11 tháng Sáu năm 2009, kiện việc Thủ tướng phê duyệt dự án đang gây tranh cãi về khai thác bô-xít ở vùng Tây nguyên khi ký Quyết định số 167/2007/QĐ – TTg vào ngày mồng 1 tháng Mười một năm 2007. Đơn kiện này đã bị Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội bác chỉ bốn ngày sau khi nguyên đơn nộp cho Tòa. Đơn kiện thứ hai, được nộp cho Tòa án Nhân dân Tối cao vào ngày 21 tháng Mười năm 2010, cũng kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhưng lần này là về hành vi đã ký Nghị định số 136/2006/NĐ-CP, có hiệu lực cấm khiếu kiện tập thể. Cù Huy Hà Vũ chưa từng nhận được hồi âm về đơn kiện này, nhưng có sự kiện trùng hợp là chỉ hai tuần sau khi nộp đơn kiện nói trên cho Tòa án thì ông bị bắt.

Rõ ràng là việc ông Vũ bị bắt giữ một cách tùy tiện có liên quan đến công việc của ông trong vai trò một người bênh vực nhân quyền. Ông Cù Huy Hà Vũ đã bị điểm mặt để trấn áp và tước đoạt các quyền con người vì đã đi tiên phong trong các vụ khiếu kiện vì các quyền lợi tập thể và bảo vệ môi trường, đặc biệt là đã trực tiếp nêu đích danh Thủ tướng. Điều này khiến người ta có thể nghĩ rằng Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã bắt giam và xét xử ông Cù Huy Hà Vũ tới bảy năm tù giam và ba năm quản chế chỉ vì sự lên tiếng của ông đã chọc giận các nhóm quyền lực.

LẬP LUẬN

I. Hiện tượng Vi phạm các Quyền con người của những Nhà Bảo vệ Môi trường đã thành thông lệ phổ biến trên toàn cầu

Đầu năm 1999, tổ chức nhân quyền, Ân xá Quốc tế (Amnesty International) và tổ chức bảo vệ môi trường của Hoa kỳ, Câu lạc bộ Sierra (Sierra Club) đã phát động một phong trào chung nhằm thu hút sự quan tâm tới những vụ tấn công vào các nhà bảo vệ môi trường, và vận động quốc tế gây sức ép lên chính phủ các quốc gia đang vi phạm các quyền cơ bản của những nhà hoạt động vì môi trường. Trong bản báo cáo được hoàn tất sau đó, có tựa đề “Các nhà bảo vệ môi trường đang gặp hiểm nguy: Mười trường hợp khẩn cấp nhất về vi phạm nhân quyền”, hai tổ chức nói trên đã nhấn mạnh mức độ nghiêm trọng của việc vi phạm các quyền con người đối với những nhà bảo vệ môi trường:

Ngày nay, làm một người bảo vệ môi trường là một việc làm nguy hiểm ở rất nhiều quốc gia. Các quyền con người cơ bản của những nhà hoạt động vì môi trường đang bị xâm phạm ở cả những quốc gia dân chủ lẫn độc tài, trong các nước có nền kinh tế phát triển hay đang phát triển …Chúng tôi tin rằng trong thập kỷ tới, thử thách lớn nhất về nhân quyền và môi trường sẽ là việc bảo vệ những người bảo vệ môi trường – là đấu tranh cho quyền công dân của những người trên khắp thế giới đang liều cả mạng sống của mình để lên tiếng bảo vệ hành tinh của chúng ta.[2]

EDLC đã tập hợp một hồ sơ riêng gồm các vụ việc trên khắp thế giới về vi phạm các quyền con người cơ bản của những nhà bảo vệ môi trường. Điều đáng tiếc là, hồ sơ đó, được gửi kèm làm Phụ lục của Bản tóm tắt này, dù đã thống kê được nhiều vụ việc hơn là mười trường hợp khẩn cấp được nêu trong báo cáo của Ân xá Quốc tế/Câu lạc bộ Sierra, hiển nhiên vẫn chưa thể nêu đầy đủ được thực trạng của vấn đề. Tuy nhiên, đây là bản báo cáo hoàn thiện nhất về vấn đề này tính từ trước đến nay, và nó ghi nhận một xu hướng toàn cầu với hiện tượng những người lên tiếng bảo vệ quyền cá nhân được sống một trong môi trường trong lành và các quyền của cộng đồng bị ảnh hưởng từ các hành vi xâm hại môi trường bị điểm mặt để trấn áp một cách có hệ thống, một bước của mưu đồ dập tắt tiếng nói và đe dọa chính họ, cũng như những người đang được họ bảo vệ quyền lợi.

II. Các Quyền Con người được Quốc tế thừa nhận của ông Cù Huy Hà Vũ đã bị Chính phủ Việt Nam vi phạm

Ở phần trên, chúng tôi đã liệt kê các hành vi hoàn toàn hợp pháp của ông Vũ, nhưng vẫn dẫn tới hậu quả khiến ông bị bắt giữ, khởi tố và kết án. Về bản chất, ông đã làm ba việc khiến chính quyền lo sợ:

- Ông khởi kiện Thủ tướng về dự án khai thác bô-xít đang gây tranh cãi vì có khả năng gây ô nhiễm nghiêm trọng tới môi trường.

- Ông khởi kiện Thủ tướng lần thứ hai về một nghị định hạn chế quyền khiếu nại tập thể.

- Ông lên tiếng phát biểu quan điểm của mình về việc thực thi hợp pháp quyền tự do ngôn luận được bảo đảm trong Điều 19 của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (sau đây được gọi tắt theo tên tiếng Anh là ICCPR).

A. Vi phạm Quyền Tự do Ngôn luận theo Điều 19 của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị

Những hành động nói trên của ông Cù Huy Hà Vũ được bảo vệ căn cứ trên quyền tự do ngôn luận đã được bảo đảm theo Điều 19 của ICCPR, mà Việt Nam là một thành viên.

Điều 19:

1. Tất cả mọi người đều có quyền có quan điểm riêng mà không bị ai can thiệp.

2. Tất cả mọi người đều có quyền tự do ngôn luận; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt tin tức cũng như ý kiến dưới mọi hình thức, không hạn chế về biên giới, bất kể dưới dạng truyền miệng, viết tay hay in ấn, hình thái nghệ thuật, hay bất kỳ một dạng thức truyền thông nào khác mà người đó chọn.

Vì vậy, xét các hành vi của ông Vũ là hoàn toàn hợp pháp, Chính phủ Việt Nam đã làm trái với hiệp ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam đã tham gia và chịu ràng buộc, cam kết tuân thủ nên phải chịu trách nhiệm trước cộng đồng quốc tế

Các hành vi vi phạm quyền cá nhân của ông Vũ là đặc biệt nghiêm trọng, vì chúng thể hiện một chủ định đàn áp quyền tự do ngôn luận không chỉ của riêng ông ta, mà của cả những người thể hiện, hoặc có ý định thể hiện các quan điểm tương tự, hoặc của những người có thể được hưởng lợi từ những vụ mà ông Vũ đã đệ đơn kiện chính quyền. Nói cách khác, mức độ vi phạm vượt xa ngoài phạm vi các quyền của cá nhân đương sự, nên hậu quả rất trầm trọng.

Đặc sứ về Tự do Ngôn luận đã phát biểu về vai trò quan trọng của quyền tự do ngôn luận, đặc biệt là ngôn luận về chính trị, như sau:

Tóm lại, quyền đó đại diện cho các phương tiện để giúp một cộng đồng, trong khi thực hiện các lựa chọn của mình, được thông tin đầy đủ. Từ đó, có thể nói một xã hội không được thông tin đầy đủ không phải là một xã hội tự do thật sự. Vì vậy, quyền tự do ngôn luận, không chỉ là quyền cá nhân, mà còn là quyền chung của cả một xã hội. (Chúng tôi nhấn mạnh).[3]

Dù quyền tự do ngôn luận cũng rõ ràng là đủ rộng để bảo vệ cho các hành vi của ông Vũ trong khi thể hiện quan điểm chống lại những việc làm hủy hoại môi trường, và bảo vệ quyền có môi trường sống lành mạnh, Đặc sứ về Nhân quyền và Môi trường đã đề xuất một diễn ngôn nhằm bảo vệ công khai và trực tiếp về các vấn đề liên quan tới môi trường: “Tất cả mọi người đều có quyền xây dựng và phát biểu ý kiến và truyền đạt các ý tưởng và thông tin về môi trường.”[4]

Ngoài ra, Hiến pháp Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã quy định

“Cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội mọi cá nhân phải thực hiện các quy định của Nhà nước về sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường”. (Chương II, Điều 29). Ngoài ra, Hiến pháp cũng đã “nghiêm cấm mọi hành động làm suy kiệt tài nguyên và huỷ hoại môi trường”. Sau cùng, Hiến pháp yêu cầu mọi tổ chức và cá nhân “bảo vệ, bồi bổ, khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm đất được Nhà nước giao” (Điều 18). Như thế có nghĩa là các vụ kiện của ông Cù Huy Hà Vũ đều hướng đến yêu cầu thực hiện đúng các quy định của Hiến pháp.

B. Xâm phạm Quyền Tự do Thân thể và An ninh Thân thể quy định tại Điều 9 Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị

Ngoài ra, việc bắt giữ ông Cù Huy Hà Vũ quyền tự do thân thể và quyền không thể bị bắt giữ tùy tiện theo Điều 9 của ICCPR. Việc bắt giữ ông Vũ bị đánh giá là tùy tiện vì nó xuất phát từ ý định của Chính phủ muốn ông im tiếng.

Tổ Công tác của Liên Hiệp Quốc về Bắt giữ người tùy tiện[5] (gọi tắt là Tổ Công tác) coi việc tước đoạt tự do cá nhân là tùy tiện trong ba trường hợp, gồm có:

Khi việc tước đoạt tự do là kết quả của quá trình xét xử hay kết án vì cá nhân đó đã thực thi các quyền tự do và quyền con người nêu trong các Điều 7, 13, 14, 18, 19, 20 và 21 của bản Tuyên ngôn Toàn cầu về Nhân quyền, đồng thời đối với các quốc gia đã tham gia ký kết Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (nhóm II), trong các Điều 12, 18, 19, 21, 22, 25, 26 và 27 của Công ước này[6].

Tổ Công tác đã xem xét các vụ việc tương tự ở Việt Nam, những trường hợp các nhà bảo vệ nhân quyền bị bắt giữ tùy tiện chỉ vì đã công khai bày tỏ ý kiến của mình. Ví dụ, trong trường hợp Linh mục Nguyễn Văn Lý, Tổ Công tác kết luận rằng ông “đã bị bắt giữ và kết án tù vì đã thực thi một cách ôn hòa quyền tự do chính kiến và ngôn luận được bảo đảm trong Điều 19 của Tuyên ngôn Toàn cầu về Nhân quyền, và Điều 19 của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị[7]”. Tương tự như vậy, về trường hợp Bác sỹ Nguyễn Đan Quế, Tổ Công tác kết luận rằng “Các hành động của Bác sỹ Quế chỉ cấu thành việc thực thi ôn hòa các quyền tự do chính kiến và ngôn luận, được tôn vinh trong Điều 19 của Tuyên ngôn Toàn cầu về Nhân quyền và trong Điều 19 của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam là một thành viên tham gia.[8]” Đối với cả hai trường hợp trên, Tổ Công tác kết luận rằng việc bắt giữ là tùy tiện, thuộc nhóm II (xem phần trên) và kêu gọi chính quyền Việt Nam “thực hiện các bước cần thiết để khắc phục tình trạng này, cho phù hợp với các quy ước và nguyên tắc đã được xác lập trong Tuyên ngôn Toàn cầu về Nhân quyền và trong Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị ”[9].

C. Vi phạm Quyền được Xét xử Công bằng theo Điều 14 Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị

Ngày mồng 4 tháng Tư năm 2011, ông Cù Huy Hà Vũ bị kết án bảy năm tù giam và ba năm quản chế trong một phiên tòa không phù hợp với các tiêu chuẩn được quốc tế thừa nhận về xét xử công bằng và vô tư.

Theo Điều 14 của Công ước ICCPR, “Mọi người đều có quyền được xét xử công bằng và công khai bởi một toà án độc lập, vô tư và có thẩm quyền theo luật, để phán xử về những tội trạng hình sự mà mình bị cáo buộc hay về những quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong một vụ tranh tụng”.

Ông Vũ không được xét xử bởi một tòa án độc lập hay vô tư. Nếu bên bị hại trong vụ án ông Vũ là Đảng Cộng sản Việt nam, rõ ràng là các đảng viên của ĐCSVN không thể giữ vai trò quan tòa xét xử ông ta. Theo bất kỳ một hệ thống tư pháp có uy tín nào trên thế giới, không thể có chuyện một bên liên quan trong vụ án lại đồng thời đóng vai quan tòa.

Hơn thế, còn có thêm một sự xung đột lợi ích nữa, khi một thành viên trong hội đồng xét xử đã từng bị ông Vũ tố cáo trong một vụ việc trước đây. Tuy nhiên, bất chấp các chứng cứ hiển nhiên cho thấy đây không phải là một tòa án vô tư, các yêu cầu của ông Vũ vẫn bị bác bỏ thẳng thừng.

Ngoài ra, tòa án còn từ chối cung cấp cho bên bào chữa bản sao của mười đầu tài liệu được viện dẫn với tư cách là chứng cứ buộc tội. Khi hành xử như vậy, tòa án đã cố ý cản trở quyền được trợ giúp về pháp lý của ông Vũ. Ông Vũ đã bị kết án mà không biết trên cơ sở gì.

Bản án đưa ra trong hoàn cảnh như trên là trái luật và cần được hủy bỏ bởi quý Tòa án Nhân dân Tối cao.

Điểm cuối cùng, cần phải nhận thấy là Chính phủ Việt Nam không được phép hạn chế hay đình chỉ bất kỳ một nội dung nào trong các quyền đã được bảo đảm trong các văn bản công pháp quốc tế mà nước này đã tham gia, bằng cách viện dẫn các điều khoản hạn chế được pháp luật quốc gia quy định, vì Điều 5 của ICCPR đã quy định:

Điều 5

1. Không một nội dung nào trong Công ước này có thể được giải thích theo hướng trao cho bất kỳ một quốc gia, phe nhóm hay cá nhân nào quyền tham gia các hoạt động hay thực hiện các hành vi nhằm mục đích hủy hoại bất kỳ một quyền tự do nào đã được Công ước này thừa nhận, hoặc nhằm giới hạn các quyền tự do đó quá phạm vi đã ấn định trong Công ước.

2. Không một quyền con người cơ bản nào đã từng được công nhận và thực thi theo quy định của luật pháp, hiệp ước, quy tắc hay tục lệ ở các Quốc gia Thành viên tham gia Công ước này có thể bị giới hạn hay đình chỉ, vin vào cớ rằng Công ước này không công nhận, hay chỉ công nhận với phạm vi hẹp hơn các quyền đó.

Cũng về vấn đề này, sau khi thẩm định báo cáo mới nhất về thực thi Công ước ICCPR của Việt Nam, Ủy ban Nhân quyền đã bày tỏ mối quan ngại[10] trước tình hình “một số điều khoản hiến pháp có vẻ không phù hợp với Công ước” và vì, theo luật pháp Việt Nam, các quyền trong Công ước có thể bị “giải thích theo hướng làm hạn chế khả năng thụ hưởng các quyền này của mọi cá nhân”. Vì vậy, Ủy ban này đã ra kết luận: “Quốc gia thành viên phải bảo đảm rằng tất cả các quyền đã được tôn vinh trong Công ước được bảo vệ hữu hiệu, và được tất cả mọi người tôn trọng và thụ hưởng (điểm 2)”.

Khi đã xem xét các lập luận trên, quý Tòa án Nhân dân____ chắc sẽ kết luận được rằng ông Cù Huy Hà Vũ không hề thực hiện một hành vi bất hợp pháp nào. Trái lại, chính các quyền cá nhân của ông ta đã bị Chính phủ Việt Nam xâm phạm. Điều đó dẫn đến việc bắt giam ông Vũ là hoàn toàn trái luật, nên cần phải thả ông ngay lập tức.

III. Sự bảo hộ Quốc tế đối với các Nhà Bảo vệ Môi trường trong hệ thống Nhân quyền của Liên hiệp Quốc

Quyền của những nhà bảo vệ nhân quyền được tự do tiến hành các hoạt động của mình và tầm quan trọng của việc bảo vệ họ khỏi những hành động tùy tiện đã được ghi nhận bằng các cơ chế sau:

1. Tuyên ngôn về Quyền và Nghĩa vụ của các Cá nhân, Nhóm và Tổ chức Xã hội trong việc Thúc đẩy và Bảo vệ các Quyền Tự do Cơ bản và Nhân quyền đã được công nhận trên toàn cầu

Năm 1998, Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua bản Tuyên ngôn về Quyền và Nghĩa vụ của các Cá nhân, Nhóm và Tổ chức Xã hội trong việc Thúc đẩy và Bảo vệ các Quyền Tự do Cơ bản và Nhân quyền đã được công nhận trên toàn cầu.[11] Bản Tuyên ngôn này thường được gọi tắt là “Tuyên ngôn về những Nhà Bảo vệ Nhân quyền”.

Bản Tuyên ngôn đã ấn định các quyền của Nhà bảo vệ Nhân quyền, xác định các quyền tự do và hành động cụ thể, có ý nghĩa quyết định đối với công việc của họ, bao gồm quyền phê bình và phản đối những thiếu sót của chính quyền trong việc duy trì các tiêu chuẩn nhân quyền. Bản Tuyên ngôn này đòi hỏi các quốc gia tôn trọng các quyền tự do nêu trên để bảo đảm cho các nhà bảo vệ nhân quyền được tiến hành công việc của mình một cách tự do, không bị can thiệp hay đe dọa, kỳ thị hoặc trả thù. Cụ thể, Tuyên ngôn này đòi hỏi chính phủ các quốc gia bảo vệ những người bảo vệ nhân quyền trong khi họ thực thi vai trò cao quý của mình:

Điều 12

1. Mọi người có quyền tham gia vào các hoạt động ôn hòa, với tư cách cá nhân hoặc kết hợp với những người khác, nhằm phản đối những vi phạm về nhân quyền hoặc các quyền tự do cơ bản khác.

2. Chính quyền sẽ thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết, bằng quyền năng nhà nước, để bảo đảm rằng tất cả mọi người, với tư cách cá nhân hay kết hợp với những người khác, đều được bảo vệ trước các nguy cơ bạo lực, khủng bố, trả đũa, kỳ thị bất thành văn (de facto) hay đầy đủ tính pháp lý (de jure), sách nhiễu hay bất kỳ hành vi tùy tiện nào khác để đáp trả lại việc người đó đã thực thi các quyền được nêu trong Tuyên ngôn này.

3. Cũng trong mối liên quan tới vấn đề này, tất cả mọi người, với tư cách cá nhân hay liên kết với những người khác, có quyền được bảo vệ hữu hiệu bằng pháp luật quốc gia khi phản ứng lại, hoặc phản đối bằng các biện pháp ôn hòa, đối với những hành động hoặc hành vi, kể cả những hành vi do sao nhãng, có thể quy kết cho Nhà nước, dẫn tới sự xâm phạm các quyền tự do căn bản và nhân quyền, cũng như các hành vi bạo lực do các nhóm hoặc cá nhân gây ra làm ảnh hưởng tới khả năng thụ hưởng các quyền tự do và nhân quyền.[12]

Bản Tuyên ngôn về các Nhà Bảo vệ Nhân quyền là một tập hợp các nguyên tắc dựa trên các tiêu chuẩn pháp lý được lưu giữ trong luật nhân quyền quốc tế đã được tất cả các thành viên Liên Hiệp Quốc, trong đó có Việt Nam, thông qua khi tham dự Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc.

1.Đại diện Đặc biệt về những Nhà Bảo vệ Nhân quyền

Ngoài ra, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc đã bổ nhiệm người Đại diện Đặc biệt về vấn đề các Nhà bảo vệ Nhân quyền với sứ mệnh theo dõi, lập hồ sơ và can thiệp để bảo vệ các nhà bảo vệ nhân quyền đang gặp nguy hiểm. Căn cứ trên Nghị quyết số 2000/61 ký ngày 26 tháng Tư năm 2000, Cô Hina Jilani, Đặc sứ của Tổng Thư ký về vấn đề các nhà bảo vệ nhân quyền, khi trình bản báo cáo thường niên đầu tiên của mình, đã chỉ định cụ thể rằng cần phải đưa những người hoạt động vì một môi trường trong sạch vào nhóm các nhà bảo vệ nhân quyền cần được bảo vệ:

Theo tôi, phạm trù “nhà bảo vệ nhân quyền” không chỉ giới hạn trong số những người đang tìm cách bảo vệ và thúc đẩy các quyền dân sự và chính trị. Bản Tuyên ngôn… đã công nhận những người đang nỗ lực thúc đẩy, bảo vệ và thực thi các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa là những nhà bảo vệ nhân quyền. Vì vậy, những người bảo vệ quyền được có một môi trường sống trong lành, hoặc vận động cho quyền của những nhóm dân bản địa không thể nằm ngoài phạm trù nhà bảo vệ nhân quyền theo bất kỳ cách định nghĩa nào. (Chúng tôi nhấn mạnh).[13]

KẾT LUẬN

Trung tâm Luật sư Môi trường, với mối quan ngại sâu sắc về những vi phạm đã xảy ra trong vụ án này, xin kính trình Bản tóm tắt với tư cách Người góp ý cho Tòa án (amicus curiae) lên Tòa án Nhân dân Tối cao. Kính đề nghị quý Tòa xem xét những lập luận về sự kiện và lý lẽ pháp lý nêu tại đây trong quá trình xét xử vụ án.

Chúng tôi góp chung tiếng nói với những người liên quan khác trong vụ án này khẩn thiết kêu gọi Tòa án Nhân dân Tối cao đưa ra một giải pháp tổng thể, với sự ghi nhận rằng vụ án này là một phần của vấn đề lớn hơn do sự vi phạm có hệ thống đối với các quyền con người của nhiều nhà bảo vệ môi trường ở nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, đúng ra là trên toàn thế giới. Với lý do trên, chúng tôi đề nghị quý Tòa tiếp nhận giải pháp do các luật sư của bị cáo đề xuất.

Chúng tôi tin tưởng rằng quý Tòa sẽ xét xử một cách nghiêm minh những vi phạm nghiêm trọng đối với các quyền con người mà ông Cù Huy Hà Vũ đã phải chịu, và xác nhận rằng việc trả đũa và đàn áp một cách bất công các nhà bảo vệ môi trường rõ ràng là sự vi phạm nhân quyền của đương sự. Việc xác nhận nói trên của quý Tòa sẽ giúp đảo ngược hiệu ứng nặng nề lên con người và môi trường, khi những người lên tiếng bảo vệ trái đất còn bị bịt miệng.

Kính trình quý Tòa vào ngày mồng năm tháng Bảy năm 2011.

Giám đốc
Luật sư biên chế

Trung tâm Luật Bảo vệ Môi trường (EDLC)
407 W Koch St.
Bozeman, MT 59715
U.S.A.
(406) 586-8294

---------------------------

[1] Rất nhiều thông tin khác liên quan tới EDLC có thể được truy cập từ trang web http://edlc.org.
[2] “Những nhà bảo vệ môi trường đang gặp hiểm nguy: Mười trường hợp khẩn cấp nhất về vi phạm nhân quyền”, Lời giới thiệu cho bản in lần 2 (tháng Giêng, 2000), trang 3.
Xem http://www.cceia.org/resources/publications/dialogue/2_11/section_4/4463.html.
[3] Báo cáo của Đặc sứ (2000), Tuyên bố về các Nguyên tắc của Tự do Ngôn luận, Nguyên tắc thứ nhất và đoạn 7.
[4] Báo cáo của Đặc sứ về Nhân quyền và Môi trường, “Dự thảo Tuyên bố về các Nguyên tắc Nhân quyền và Môi trường” (1994), đoạn 16.
[5] Tổ Công tác về Bắt giữ người tùy tiện được Ủy hội Nhân quyền thành lập theo Nghị quyết 1991/42 Nhiệm vụ của Tổ Công tác được xác định trong Nghị quyết 1997/50 và bổ sung bằng Nghị quyết 2003/31.
[6] Các Quyền Dân sự và Chính trị, có bao gồm vấn đề bắt giữ và tra tấn, Các quan điểm đã được Tổ Công tác tiếp nhận, E/CN.4/2005/6/Phụ lục.1 19 tháng 11 năm 2004, trang 4.
[7] Tài liệu thượng dẫn, trang 6, đoạn 18.
[8] Tài liệu thượng dẫn, trang 73, đoạn 16.
[9] Tài liệu thượng dẫn.
[10] Nhận xét tổng kết của Ủy ban Nhân quyền: Viet Nam. 26/07/2002. CCPR/CO/75/VNM. (Tổng kết/Nhận xét) CCPR/CO/75/VNM, 26 tháng Bảy 2002
[11] Tài liệu Liên Hiệp Quốc A/RES/53/144, 8 tháng Ba 1999.
[12] Tài liệu đã dẫn.
[13] Tài liệu LHQ E/CN.4/2001/94, tại Trung tâm Cuba.

-----------------------------------

Amicus Curiae

Human Rights Violations Related to the Arbitrary Detention and Indictment of Cu Huy Ha Vu
presented by
The Environmental Defender Law Center

Honorable People´s Supreme Court

Lewis Gordon, in representation of the Environmental Defender Law Center, 407 W. Koch St., Bozeman, MT 59715, respectfully presents the following amicus curiae (friends of the court) brief in the case of the Socialist Republic of Vietnam against Cu Huy Ha Vu.

July 2011

Table of Contents

Request to be Considered Amicus Curiae

Statement of Interest

Petitum

Statement of Facts

Argument

I. The Global Pattern of Violations of the Human Rights of Environmental Defenders……3

II. Mr. Cu Huy Ha Vu´s Internationally- Recognized Human Rights have been Violated by the Vietnamese Government

A. Violation of the Right of Freedom of Expression under Article 19 of the International Covenant on Civil and Political Rights

B. Violation of the Right to Liberty and Security of Person under Article 9 of the International Covenant on Civil and Political Rights

C. Violation of the Right to a Fair Trial under Article 14 of the International Covenant on Civil and Political Rights

III. International Protection of Environmental Defenders under the United Nations Human Rights System
Conclusion

Appendix: Violations of the Human Rights of Environmental Defenders in Different Countries

Amicus Curiae Brief

Human Rights Violations Related to the Arbitrary Detention and Indictment of Cu Huy Ha Vu

Presented by the Environmental Defender Law Center

Request to be considered Amicus Curiae

Consistent with the custom of courts around the world of accepting amicus briefs in cases of public interest, the Environmental Defender Law Center respectfully requests that the People´s Supreme Court admit this Amicus Curiae in support of the human rights of Cu Huy Ha Vu.

Statement of Interest

The Environmental Defender Law Center (EDLC)[1] is the only organization in the world that was created solely to protect the human rights of environmental defenders. EDLC arranges free legal representation for those who fight for a healthy environment and for their affected communities, and who have suffered abuses of their human rights. EDLC is among those combating a global crisis in which human rights defenders who speak out in defense of the right to a healthy environment are singled out for persecution as part of a deliberate attempt to silence and intimidate them and those on whose behalf they speak.

Petitum

With the anticipation that this contribution might assist the People´s Supreme Court to reach a just decision for Mr. Cu Huy Ha Vu, EDLC respectfully requests that this Honorable Court:

1) admit the Environmental Defender Law Center as Amicus Curiae for this case;
2) attach this brief to the case file; and,
3) adopt the views set forth in this brief.

Statement of Facts

Mr. Cu Huy Ha Vu is a Doctor of Law, and Vietnam’s most outspoken legal activist. He was arrested on November 5th, 2010 in a hotel in Ho Chi Minh City. The authorities confiscated Mr. Vu´s computer and searched his house.

The following day, Deputy Minister Major General To Lam, and Deputy of Security General Department II Major General Hoang Kong Tu, of the Ministry of Public Security, held a press conference to announce the charges against Cu Huy Ha Vu, which include: “producing documents that spread false and fabricated information, distorting the leadership and management of the State, causing confusion for the people, provoking, advocating for exhorting against the State and slandering and offending the honor of the leaders of the State”. The latter is a clear reference to two lawsuits Mr. Cu Huy Ha Vu had recently filed against the Prime Minister Nguyen Tan Dung.

The incriminating documents referred to in the press conference included the two aforementioned lawsuits. The first lawsuit, filed on June 11, 2009, concerned the Prime Minister’s approval of a controversial bauxite mining project in the central highlands by the signing of Decision 167/2007/QD – TTg dated November 1, 2007. This lawsuit was dismissed by the People’s Court of Hanoi four days after it was filed with the court. The second lawsuit, submitted to the People’s Supreme Court on October 21, 2010, also targeted Prime Minister Nguyen Tan Dung, this time for having signed Decree 136/2006/ND-CP, which disallows class-actions. Cu Huy Ha Vu never received a response as to this lawsuit, but was coincidentally arrested two weeks after having filed it with the court.

It is evident that Mr. Vu´s arbitrary arrest is linked to his work as a human rights advocate. Mr. Cu Huy Ha Vu was singled out for suppression of his human rights for his leading role in bringing lawsuits that focused on collective rights and the protection of the environment, and which had the particularity of mentioning expressly the Prime Minister. It would appear that because his advocacy angered powerful interests, the Socialist Republic of Vietnam has put him in jail and sentenced him to seven years in prison and three years on probation.

ARGUMENT

I. The Global Pattern of Violations of the Human Rights of Environmental Defenders

In early 1999, the human rights organization Amnesty International and the American environmental organization Sierra Club announced a joint campaign to highlight attacks on environmental defenders and mobilize pressure on governments that abused the rights of those defenders. In a subsequent report entitled “Environmentalists Under Fire: Ten Urgent Cases of Human Rights Abuses,” the two groups underscored the severity of the human rights abuses of environmental defenders:

Today, in too many countries, it is dangerous business to be an environmentalist. In democracies and dictatorships, in developed and developing economies, the basic human rights of environmental activists are being abused…We believe the human rights and environmental challenge of the next decade will be to defend the people who defend the environment- to fight for the rights of citizens worldwide who risk their lives by speaking out to protect our planet.[2]

EDLC has compiled its own report of cases from around the world in which environmental advocates have had their fundamental human rights abused. Sadly, the report that is attached as an appendix to this brief, while containing far more cases than the ten urgent cases described in the Amnesty/Sierra Club report, is certainly not exhaustive. But it is the most complete report on the subject currently in existence, and it documents a global pattern in which those who speak out to protect their right to a healthy environment and the rights of communities affected by environmental harm are systematically singled out for persecution as part of an attempt to silence and intimidate them and those on whose behalf they speak.

II. Mr. Cu Huy Ha Vu´s Internationally-Recognized Human Rights have been Violated by the Vietnamese Government

The entirely lawful activities of Mr. Vu that nonetheless led to his arrest, indictment, and conviction have already been described. In essence, he did three things that caused the Vietnamese government to see him as a threat:

- He brought a lawsuit against the Prime Minister over a controversial bauxite mining project that could potentially cause serious environmental harm.

- He brought a second lawsuit against the Prime Minister over a decree suspending the right to bring collective claims.

- He spoke out about his ideas in a lawful exercise of his right to freedom of expression guaranteed under Article 19 of the International Covenant on Civil and Political Rights (henceforth ICCPR).

A. Violation of the Right of Freedom of Expression under Article 19 of the International Covenant on Civil and Political Rights

The aforementioned activities conducted by Mr. Cu Huy Ha Vu are protected under the right to freedom of expression guaranteed in Article 19 of the ICCPR, to which Vietnam is a party.

Article 19:

1. Everyone shall have the right to hold opinions without interference.

2. Everyone shall have the right to freedom of expression; this right shall include freedom to seek, receive and impart information and ideas of all kinds, regardless of frontiers, either orally, in writing or in print, in the form of art, or through any other media of his choice.

Therefore, while Mr. Vu´s activities are entirely lawful, the Vietnamese Government is in breach of an international human rights treaty to which it is a party and bound by, act and for which it can be held accountable at the international level.

The violations of Mr. Vu´s rights are particularly insidious because they represented an attempt to suppress not only his freedom of expression, but that of others who expressed similar views or who might consider expressing similar views, or who could benefit from the lawsuits he was bringing against the government. In other words, the violation goes far beyond the rights of this individual, and is particularly egregious as a result.

The Special Rapporteur for Freedom of Expression has commented on the critical role that the right of freedom of expression plays, particularly in regard to political expression:

It represents, in short, the means that enable the community, when exercising its options, to be sufficiently informed. Consequently, it can be said that a society that is not well informed is not a society that is truly free. Freedom of expression, therefore, is not just the right of individuals, but of society as a whole. (Emphasis added).[3]

While the right to freedom of expression is certainly broad enough to protect Mr. Vu´s activities in expressing his views in opposition to destructive environmental practices and in support of the right to healthy environment, the Special Rapporteur on Human Rights and the Environment has proposed expressly protecting speech relating to environmental issues: “All persons have the right to hold and express opinions and to disseminate ideas and information regarding the environment.”[4]

Moreover, the Socialist Republic of Vietnam´s Constitution provides that “state organs, units of armed forces, economic organizations, and individuals have the duty to implement state regulations on the rational use of natural resources and protection of the environment” (Chapter 2, Article 29). Additionally, the Constitution prohibits “all acts of depleting natural resources and destroying the environment.” Finally, the Constitution requires organizations and individuals “to protect, replenish, and exploit [land allotted to them] in a rational and economical fashion” (Article 18). This means that Mr. Cu Huy Ha Vu´s lawsuits aimed at the correct implementation of constitutional provisions.

B. Violation of the Right to Liberty and Security of Person under Article 9 of the International Covenant on Civil and Political Rights

Furthermore, Mr. Cu Huy Ha Vu´s arrest violates his right to liberty and not to be subjected to arbitrary arrest or detention as guaranteed in Article 9 of the ICCPR. Mr. Vu´s arrest is deemed arbitrary because it results from the Government´s intent to silence him.

The United Nations Working Group on Arbitrary Detention[5] (henceforth Working Group) regards deprivation of liberty as arbitrary in three situations, including:

When the deprivation of liberty is the result of a judgement or sentence for the exercise of the rights and freedoms proclaimed in articles 7, 13, 14, 18, 19, 20 and 21 of the Universal Declaration of Human Rights and also, in respect of States parties, in articles 12, 18, 19, 21, 22, 25, 26 and 27 of the International Covenant on Civil and Political Rights (category II)[6].

The Working Group has already reviewed similar cases from Vietnam, in which human rights defenders had been arbitrarily arrested solely for having publicly manifested their opinions. For example, in the case of Father Nguyen Van Ly, the Working Group concluded that he “was arrested and sentenced to prison for having peacefully exercised his right to freedom of opinion and expression guaranteed in article 19 of the Universal Declaration of Human Rights and article 19 of the International Covenant on Civil and Political Rights[7]”. Similarly, in the case of Dr. Nguyen Dan Que, the Working Group concluded that “Dr. Que’s actions constitute only the peaceful exercise of his freedom of opinion and expression, which is enshrined in article 19 of the Universal Declaration of Human Rights and in article 19 of the International Covenant on Civil and Political Rights, to which Viet Nam is a party.[8]” In both cases the Working Group has concluded that the detentions were arbitrary under category II (see above) and urged the Vietnamese government “to take the steps necessary to remedy the situation, in order to bring it into conformity with the norms and principles set forth in the Universal Declaration of Human Rights and in the International Covenant on Civil and Political Rights”[9].

C. Violation of the Right to a Fair Trial under Article 14 of the International Covenant on Civil and Political Rights

On April 4, 2011 Mr. Cu Huy Ha Vu was sentenced to a seven-year jail sentence and three years on probation by a court that did not comply with internationally-recognized standards for a fair and impartial trial.

According to Article 14 of the ICCPR “In the determination of any criminal charge against him, or of his rights and obligations in a suit at law, everyone shall be entitled to a fair and public hearing by a competent, independent and impartial tribunal established by law”.

Mr. Vu was not tried by an independent or impartial court. If the offended in the case against Mr. Vu was the Vietnamese Communist Party, it is obvious that its members were not in a position to be his judges. It would not be admissible, in any respectable judiciary system in the world, that one of the parties in the case acts simultaneously as the judge.

Furthermore, there was second conflict of interest in the fact that one of the judges had been denounced by Mr. Vu in a separate case. However, despite clear evidence that the court was not impartial, Mr. Vu´s motions were summarily dismissed.

Additionally, the court refused to provide the defense with copies of the ten documents cited as incriminating evidence. By acting this way, the court has intentionally prevented the Mr. Vu from his right to having legal assistance. Mr. Vu was convicted without knowing on which basis.

The conviction reached under such circumstances is unlawful and should be annulled by this Honorable court.

As a final point, it is important to note that the Vietnamese Government is not allowed to restrict or derogate any of the rights guaranteed in international human rights treaties to which it is a party based on restrictions imposed by its own national legislation, as determined by Article 5 of the ICCPR:

Article 5

1. Nothing in the present Covenant may be interpreted as implying for any State, group or person any right to engage in any activity or perform any act aimed at the destruction of any of the rights and freedoms recognized herein or at their limitation to a greater extent than is provided for in the present Covenant.

2. There shall be no restriction upon or derogation from any of the fundamental human rights recognized or existing in any State Party to the present Covenant pursuant to law, conventions, regulations or custom on the pretext that the present Covenant does not recognize such rights or that it recognizes them to a lesser extent.

In this respect, upon reviewing Vietnam´s last report on the implementation of the ICCPR, the Human Rights Committee has expressed concern[10]over the fact that “certain constitutional provisions would appear to be incompatible with the Covenant” and that according to Vietnamese law the Covenant rights might be “interpreted in a way that may compromise the enjoyment of these rights by all individuals”. The Committee has therefore concluded that: “The State party should guarantee the effective protection of all rights enshrined in the Covenant and ensure that they are fully respected and enjoyed by all (art. 2)”.

Taking these arguments into account, this Honorable People´s Court of Hanoi should be able to conclude that Mr. Cu Huy Ha Vu has not conducted any unlawful activities. On the contrary, he had his own rights violated by the Vietnamese Government. Consequently his imprisonment is totally unlawful, and he should be immediately released.

III. International Protection of Environmental Defenders under the United Nations Human Rights System

The rights of human rights defenders to conduct their activities freely and the importance of protecting them from arbitrary actions have been recognized by the following authority:

1. The Declaration on the Right and Responsibility of Individuals, Groups and Organs of Society to Promote and Protect Universally Recognized Human Rights and Fundamental Freedoms

In 1998, the United Nations General Assembly adopted the Declaration on the Right and Responsibility of Individuals, Groups and Organs of Society to Promote and Protect Universally Recognized Human Rights and Fundamental Freedoms.[11] The Declaration has become commonly known as the “Declaration on Human Rights Defenders.”

The Declaration sets out the rights of human rights defenders, identifying specific freedoms and activities which are fundamental to their work, including the right to criticize and protest governments’ failures to enforce human rights standards. The Declaration requires that states address these rights and freedoms to ensure human rights defenders may carry out their work freely, without interference or fear of threats, retaliation or discrimination. The Declaration specifically requires governments to protect human rights defenders in the performance of their valuable role:

Article 12

1. Everyone has the right, individually and in association with others, to participate in peaceful activities against violations of human rights and fundamental freedoms.

2. The State shall take all necessary measures to ensure the protection by the competent authorities of everyone, individually and in association with others, against any violence, threats, retaliation, de facto or de jure adverse discrimination, pressure or any other arbitrary action as a consequence of his or her legitimate exercise of the rights referred to in the present Declaration.

3. In this connection, everyone is entitled, individually and in association with others, to be protected effectively under national law in reacting against or opposing, through peaceful means, activities and acts, including those by omission, attributable to States that result in violations of human rights and fundamental freedoms, as well as acts of violence perpetrated by groups or individuals that affect the enjoyment of human rights and fundamental freedoms.[12]

The Declaration on Human Rights Defenders is a set of principles, based on legal standards enshrined in international human rights law adopted by every member of the United Nations, including Vietnam, through their participation in the U.N. General Assembly.

1.The Special Representative on Human Rights Defenders

In addition, the U.N. Secretary-General appointed a Special Representative on Human Rights Defenders with a mandate to monitor, document and intervene on behalf of human rights defenders under threat. In accordance with Commission Resolution 2000/61 of April 26, 2000, Ms. Hina Jilani, Special Representative of the Secretary-General on human rights defenders, in her first annual report, specifically included advocates for a healthy environment as among the group of human rights defenders requiring protection:

In my view the term ‘human rights defenders’ is not restricted only to those seeking protection and promotion of civil and political rights. The Declaration… recognizes those striving for the promotion, protection and realization of social, economic and cultural rights as human rights defenders. Therefore, those defending the right to a healthy environment, or promoting the rights of indigenous peoples would, by no means, fall outside the ambit of any definition of a human rights defender. (Emphasis added).[13]

CONCLUSION

The Environmental Defender Law Center, deeply concerned with the violations perpetrated in this case, submits to the People´s Court of Hanoi this amicus curiae brief. We respectfully request that the factual and legal arguments contained herein be considered in the resolution of this case.

We join with others in this case in urging in particular that the People´s Supreme Court provide a collective remedy that recognizes that this case is part of the larger problem of the systematic violation of the human rights of numerous other environmental defenders in the Socialist Republic of Vietnam, and indeed, in the world. For that reason, we refer the Court to the remedies suggested by the attorneys for the petitioner.

We are convinced that this Honorable Court will seriously judge the severe human rights violations suffered by Mr. Cu Huy Ha Vu and recognize that the unjust persecution and abuse of environmental defenders is a clear violation of his human rights. This recognition will help avert the profound impact that silencing those who defend the earth has on the human person and their environment.

Respectfully submitted on July 5, 2011.

Director
Staff Attorney


Environmental Defender Law Center
407 W Koch St.
Bozeman, MT 59715
U.S.A.
(406) 586-8294

Violations of the Human Rights of Environmental Defenders in Different Countries

Note: cases marked with an asterisk* indicate EDLC involvement in the case.

Argentina

Opponents of a company’s plans to exploit native forests were the victims of death threats and other acts of intimidation (2002). http://www.cedha.org.ar/docs/doc170-eng.doc

Several community activists who led efforts to stop a proposed gold mine were persecuted and threatened (2002-2003). http://www.cedha.org.ar/docs/doc170-eng.doc

Five environmentalists were sued for releasing a recording of a mining company’s strategy to shift public opinion (2006).

Aldo Flores, a defender in Andalgalá, was threatened with death and otherwise harassed for his efforts in resisting mining operations and associated devastating effects (2010). http://upsidedownworld.org/main/argentina-archives-32/2376-resisting-mining-brutal-repression-and-uprising-in-argentina).

Bolivia

Environmentalists were threatened for their work supporting local communities suffering the environmental impacts of mining. (2007). http://www.minesandcommunities.org/article.php?a=2341

Brazil

The destruction of the Amazon rainforest achieved worldwide prominence with the assassination of rubber tapper Chico Mendes (1988). www.global500.org/feature_6.html

Ademir Federicci and four other Kayapo indigenous activists were murdered and hundreds were jailed for their opposition to the Belo Monte dam on the Xingu River (2001). http://forests.org/archive/brazil/ampokill.htm

Those killed or threatened with death for their opposition to illegal logging in the Brazilian Amazon may well number in the hundreds, with the most prominent being Sister Dorothy Stang* (http://www.edlc.org/cases/individuals/dorothy-stang/), American nun murdered in Para (2005); Greenpeace activist Paulo Adario (2001) (http://forests.org/archive/brazil/dethwill.htm) ; indigenous leader Hipa’ridi Top’Tiro (2002) (http://www.cedha.org.ar/docs/doc170-eng.doc); Br. Henry dês Rosiers, attorney and coordinator of the Pastoral Land Commission (CPT) (2007) (http://www.amazonia.org.br/english/noticias/noticia.cfm?id=264907) ; Tarcísio Feitosa da Silva, director of CPT and winner of the Goldman Environmental Prize (http://www.goldmanprize.org/node/441); and Bishop Erwin Krautler (2008) (http://www.amazonia.org.br/english/noticias/noticia.cfm?id=265781). All five defendants in the murder of Sister Dorothy Stang have been convicted. http://www.nytimes.com/2010/04/14/world/americas/14brazil.html

Journalist Lucio Flavio Pinto has been the victim of physical attacks and dozens of defamation lawsuits for his reporting on environmental devastation and corruption in the Amazon (2005). http://www.cpj.org/news/2005/Brazil15nov05na.html

Vilmar Berna, the editor of a daily environmental journal which exposes threats to marine life in Rio de Janeiro Bay, has received multiple death threats in response to his work (2006). http://www.rsf.org/IMG/rapport_en_md.pdf

Alexandre Anderson de Souza*has been receiving innumerous death threats as a result of his human rights activities, in particular his work to defend the rights of the fishermen in Rio de Janeiro affected by the construction of a gas pipeline (2010).
http://www.frontlinedefenders.org/node/12821

José Claudio Ribeiro and María do Espirito Santo, who had denounced illegal logging on their communally-owned lands in Para have been ambushed and murdered. The same week three other murders of peasants have been reported in the Brazilian Amazon (2011).
http://www.huffingtonpost.com/2011/05/25/brazilian-activist-shot-jose-claudio-ribeiro-da-silva_n_867012.html

Burma (Myanmar)

Ka Hsaw Wa, founder of EarthRights International and a Goldman Prize winner, was arrested, tortured, and forced to flee Burma (1988).
http://www.earthrights.org/misc/staff_directory.html

Chad

Parliament member Ngarléjy Yorongar le Moïban was sentenced to three years in prison due to his opposition to the Chad-Cameroon pipeline (1998).
http://www.ciel.org/Ifi/ifccasechadcameroon.html

Chile

Carlos Baraona Bray* (http://www.edlc.org/cases/individuals/dr-romeo-quijano/2/), a lawyer for the national forestry service and a critic of illegal logging practices in Chile’s forests, was convicted of criminal defamation.

Edmundo Alex Lemun Saavedra was shot and killed by government forces during a peaceful protest in defense of his indigenous community’s ancestral land from logging exploitation (2002) (http://www.escaner.cl/escaner68/origen.htm). Other Mapuche forest defenders such as Mireya Figueroa have faced dubious criminal charges. http://www.cedha.org.ar/docs/doc170-eng.doc

China

Environmental journalist Dai Qing was imprisoned for ten months for criticism of the giant Three Gorges dam (1989).
http://www.sierraclub.org/sierra/200011/mixedmedia.asp

Wu Lihong was sentenced to three years in prison in 2007 for alerting the Chinese and international media to the pollution of Lake Taihu (2007).
http://www.rsf.org/IMG/rapport_en_md.pdf

Whistleblower Sun Xiaodi and his daughter were sentenced to reeducation programs for after they disseminated information about radioactive contamination at a local uranium mine (2009). http://www.rsf.org/IMG/rapport_en_md.pdf

Tibetan environmental leader Rinchen Samdrup was convicted of “inciting to split the nation” after his efforts to combat poaching ran afoul of powerful local interests (2010). His brothers have also faced dubious criminal charges likely linked to environmental advocacy. http://www.nytimes.com/2010/07/04/world/asia/04tibet.html?_r=1&hp

Colombia

Berito Kuwaru’wa (http://www.goldmanprize.org/node/121), spokesman of the U’Wa people, was beaten and nearly killed for leading the opposition to oil development by Occidental Petroleum (1997).

Two dozen indigenous people were killed in course of their opposition to the Urra dam (1998). http://www.foei.org/en/publications/link/97/e972223.html

Carlos Vargas, an oilfield environmental regulator and whistleblower, was assassinated (1998). http://nadir.org/nadir/initiativ/agp/free/colombia/txt/2002/0424bp_campaign.htm

Terence Freitas, Ingrid Washinawatek, and Lahe’ena’e, activists working with the indigenous U’wa community against proposed petroleum exploitation in their ancestral territories, were murdered (1999). http://www.wrm.org.uy/boletin/21.html

Several members of the environmental organization CENSAT (the National Center for Health, Environment and Work) have been threatened and intimidated (2003). http://www.cedha.org.ar/docs/doc170-eng.doc. In February, 2011 environmental activist Sandra Cuellar was reported missing. http://mjdignidad.blogspot.com/2011/04/accion-urgente-continua-desaparecida.html

Community leader Honorio Llorente Melendez was murdered hours after he expressed concerns about the environmental and social effects of a proposed dam at a meeting with companies involved in the project (2009).
http://www.corporacioncompromiso.org/?apc=I1—–&x=182

Jorge Eliécer de los Ríos, environmental activist leading a campaign against open-pit mining by multinational companies was assassinated in Dosquebradas in the western part of the country (2011) http://www.elespectador.com/noticias/judicial/articulo-276226-sicarios-asesinan-un-ambientalista-y-filosofo-pereira

Dominica

Goldman prize winner Atherton Martin, leader of the opposition to a copper mine, received threats to his own and his family's lives (1998).http://www.goldmanprize.org/node/128

Ecuador

Hundreds of environmental defenders have been the victims of threats, physical attacks, and defamation lawsuits, as described in “World Rainforest Movement Bulletin 125” (December 2007). www.wrm.org.uy

Opponents of a copper mine have suffered numerous abuses: Israel Pérez was shot by an armed group allegedly employed by the mine (2006); his brother Polibio Pérez received death threats and was assaulted (2006, 2007) and Marcia Ramírez was attacked with pepper spray (2006).

Angel Shingre, an environmental activist who worked to defend his rural community from petroleum exploitation projects, was threatened, wrongfully imprisoned, and then kidnapped and murdered (1998-2003). http://www.voltairenet.org/article120550.html

Several members of the Women Defenders of Mother Earth (Defensoras de la Pachamama) have been targeted with arrest warrants, detention, criminal charges, and other forms of harassment designed to silence their anti-mining activism. At least one member of the group has been physically assaulted (2007-2010). http://www.frontlinedefenders.org/node/1626; http://www.lammp.org/2009/03/08/ecuador/ http://www.lammp.org/2009/05/09/pachamama-assault/

Egypt

Tamer Mabrouk was sued for libel and fined the equivalent of one year’s salary for publishing a report about illegal chemical wastewater dumping in Lake Manzalah (2008). http://www.rsf.org/IMG/rapport_en_md.pdf

El Salvador

Environmental activists murdered after leading community efforts against a proposed gold mine include Marcelo Rivera, Dora “Alicia” Recinos Sorto, and Ramiro Rivera (2009). http://www.democracynow.org/2009/12/29/anti_mining_activists_killed_in_el

Environmentalist and Goldman Prize winner Ricardo Navarro has received numerous death threats because of his work. http://www.goldmanprize.org/node/137

Hector Berríos, a community activist and human rights lawyer in Cabañas, El Salvador, received death threats due to his campaigns against mining, impunity and his legal defence of human rights activists (2010). http://www.amnesty.name/en/library/asset/AMR29/001/2011/en/a93509c2-b323-4e3e-80d1-c584493e08fd/amr290012011en.html

Juan Francisco Durán Ayala, environmental activist from Cabañas was assassinated in connection with a campaign for the approval of anti-mining legislation (2011). http://www.diariocolatino.com/es/20110624/articulos/93835/Justicia-para-Juan-Francisco-Dur%C3%A1n-Ayala.htm

Gabon

Several civil society leaders, including environmentalist and Goldman Prize winner Marc Ona Essangui,* were unlawfully arrested on false criminal charges and held in deplorable conditions in response to their activism against local mining and dam projects. Charges against the defendants are still pending.
http://www.goldmanprize.org/2009/africa

Guatemala

Mayan opponents of the Chixoy dam* (http://www.edlc.org/cases/communities/maya-achi-of-guatemala/) were murdered (1980-82). Community leaders* (http://www.edlc.org/resources/protecting-rights/criminal-charges/) were charged with crimes over a peaceful dam protest (2004).

El Estor mining and logging opponents killed include Rosa Pec Chub (1997); Carlos Coc Rax (1999); Erwin Haroldo Ochoa-López and Julio Armando Vásquez-Ramírez (2000); Helmut Rolando Ramirez & Gustavo Augusto Suchite (2001); and Adolfo Ich (2009). Community leader Ramiro Choc was threatened with death by police forces in 2008 before being imprisoned on false criminal charges. http://www.rightsaction.org/articles/Guatemala_mining_death_101809.html; http://www.iachr.org/annualrep/2006eng/GUATEMALA.1083.05eng.htm

Environmental lawyer Yuri Melini was shot four times after his organization participated in anti-mining and anti-pollution initiatives (2008). http://www.amnestyusa.org/individuos-en-riesgo/yuri-melini-director-del-centro-de-accion-legal-ambiental-y-social-de-guatemala-calas/page.do?id=1041192

Environmental activists of Tropico Verde have survived repeated attempts on their lives (2007). http://www.amnesty.org/library/info/AMR34/001/2007/en

Opponents of the Marlin mine claim they have been intimidated and threatened http://www.minesandcommunities.org/article.php?a=451, and criminal charges were brought against some protestors (2007). http://www.minesandcommunities.org/Action/press1808.htm. Mining critic Bishop Alvaro Ramazzini has been the target of numerous death threats and intimidation (2006-present). http://www.wcr.ab.ca/news/2008/0421/bishop042108.shtml.

Several members of FRENA, an organization working to safeguard natural resources and community rights, have been murdered (Víctor Gálvez, 2009; Evelinda Ramírez Reyes, 2010; Octavio Roblero, 2010;) and faced assassination attempts (Jorge Lorenzo, 2010; Leonel de León, 2010; Fredy Rodas, 2010). http://www.fidh.org/Guatemala-Asesinato-de-la-Sra-Evelinda-Ramirez

Honduras

Anti-illegal logging activist Blanca Janeth Kawas Fernandez was murdered (1995). In 2009 the Inter-American Court of Human Rights ordered Honduras to provide reparations for the death of this “defender of human rights and of environmental and natural resource preservation.” http://www.loe.org/shows/shows.htm?programID=95-P13-00006; http://www.corteidh.or.cr/docs/casos/articulos/seriec_196_ing.pdf.

Goldman Prize winner Jorge Varela, an opponent of harm to mangrove swamps caused by shrimp aquaculture, has had his life threatened repeatedly, and two of his organization’s members have been killed (1999). http://www.goldmanprize.org/node/170

Carlos Escalaras, opponent of environmental harm from a palm processing plant, was murdered (1997).
http://codeh.hn/v1/index.php?option=com_k2&view=item&id=53:carlos-escalera&Itemid=8; http://www.corteidh.or.cr/docs/casos/articulos/seriec_196_ing.pdf

Father Pedro Marchetti received death threats due to his efforts to bring to justice the killers of Carlos Escaleras, and to fight environmental harm. (2001). http://www.amnesty.org/library/info/AMR37/004/2001/en

Environmentalist Carlos Antonio Luna López, was murdered for his opposition to harmful logging and a dam that threatened indigenous people (1998).
http://codeh.hn/v1/index.php?option=com_k2&view=item&id=52:carlos-antonio-luna-lópez&Itemid=8; http://www.corteidh.or.cr/docs/casos/articulos/seriec_196_ing.pdf

Opponents of the Babilonia dam in Olancho received regular death threats, and leader Carlos Roberto Flores was killed by company guards (2001). At least twenty-five indigenous leaders in Olancho involved in protecting the environment have been murdered http://www.amnesty.org/library/info/AMR37/002/2004

Oscar Arturo Reyes, an activist and promoter of a Catholic environmental group, was murdered just months after he had been transferred to another municipality due to death threats made against him (2003). http://www.cedha.org.ar/docs/doc170-eng.doc

Father José Andrés Tamayo* (http://www.goldmanprize.org/node/168), Goldman Prize winner and head of the Environmental Movement of Olancho (MAO), has received numerous death threats. At least nine other members of MAO have been killed since 2001, including Heraldo Zúniga* and Róger Iván Murillo* (2006) and, most recently, Adalberto Figueroa (2010). http://www.frontlinedefenders.org/node/2515; http://www.amnesty.org/en/library/info/AMR37/001/2007; http://www.corteidh.or.cr/docs/casos/articulos/seriec_196_ing.pdf

Johnny Rivas has received death threats due to his vocal participation in the Unified Movement of Aguan Farmers (MUCA), a group which opposes African palm oil plantations. MUCA member Fabio Ochoa was shot seven times after the group occupied a palm oil factory (2009-10). http://upsidedownworld.org/main/honduras-archives-46/2380-honduras-palm-oil-plantations-sustainable-development-facade

India

Goldman Prize winner and Narmada dam opponent Medha Patkar has been arrested, detained, and beaten, as have fellow anti-dam activists.
http://www.goldmanprize.org/node/152

Opponents of a power plant in Maharashtra state were periodically beaten and detained, and the government failed to investigate the attacks (1990s).
http://hrw.org/english/docs/2002/01/23/india3704.htm

Amit Jethwa was killed after filing a lawsuit to stop an illicit, multimillion-dollar limestone mine run by powerful local politicians in Gujarat (2011).
http://www.nytimes.com/2011/01/23/world/asia/23india.html?pagewanted=1&_r=2&ref=world

Indonesia

Goldman Prize winner Loir Botor Dingit, Chief of the Bentian people in Borneo, was acquitted of criminal charges arising from his efforts to obtain compensation for damage to his people’s land from illegal logging (1993). http://www.goldmanprize.org/node/98

Goldman Prize winner Yosepha Alomang was held and tortured for weeks for her defense of the rainforests of Irian Jaya from severe harm due to mineral exploitation (1994). http://www.goldmanprize.org/node/66

Yani Saragoa, director of an environmental organization, was sentenced to a four month jail term for defaming the reputation of a mining company, and opponents of the mine have been threatened and assaulted. Activists opposing other mining projects have faced similar intimidation lawsuits. (2007).
http://www.jatam.org/english/index.php?option=com_content&task=view&id=346&Itemid=69

Iran

Farzad Haghshenas, an environmental activist and member of the NGO Sabzchia (The Green Mountain Society), was arbitrarily arrested in the Kordestan province. He was kept in solitary confinement and did not know why he was being held (2011). http://www.isavelives.be/en/node/7439

Kenya

Over the years, Nobel Peace Prize winner and environmentalist Wangari Maathai* was repeatedly beaten and imprisoned for her efforts to preserve Kenya’s lands (1990s). http://www.goldmanprize.org/node/126

Environmentalist and journalist Argwings Odera was beaten and arrested, and eventually forced to flee his country due to his opposition to the Sondu-Miriu dam (2001). After returning to Kenya he was detained at gunpoint (2006). http://www.internationalrivers.org/en/africa/journalist-claims-police-wanted-kill-him; http://news.bbc.co.uk/2/hi/4767014.stm

Korea

Goldman Prize winner Yul Choi, founder of his country’s first environmental organization, was put under house arrest for highlighting the problems with nuclear waste disposal (1988). http://www.goldmanprize.org/node/92

Malaysia

Goldman Prize winner Harrison Ngau Laing, a Dayak Kayan tribe member and environmental leader, was put under house arrest for almost two years and spent sixty days in jail for his opposition to rampant logging in Sarawak (1987). http://www.goldmanprize.org/node/124. Other protestors were jailed and held incommunicado.

Mexico

Rodolfo Montiel* (http://www.edlc.org/cases/individuals/rodolfo-montiel/), Isidro Baldenegro* (http://www.edlc.org/cases/individuals/isidro-baldenegro/), Felipe Arreaga* (http://www.edlc.org/cases/individuals/felipe-arreaga/) and Teodoro Cabrera* are among the activists who have been subject to fabricated criminal charges due to their defense of Mexico’s forests. All have won international prizes.

Several members of an anti-logging organization have been threatened, mistreated or killed. In just one year, gunmen killed Aniceto Martínez after mistaking her for Celso Figueroa, one of the organization’s founders; Elena Barajas, Romualdo Gómez García and Salomé Sánchez Ortiz were murdered; and soldiers tortured Jesús Cervantes Luviano (1998-99). http://www.cedha.org.ar/docs/doc82-spa.htm#_ftn23

Anti- logging activist Albertano Peñaloza and two of his sons were seriously wounded, and two other of his sons were killed, in a single attack on his family (2004). http://www.sierraclub.org/pressroom/releases/pr2005-08-09.asp

Aldo Zamora was killed and his brother Misael Zamora was seriously wounded in an attack by the sons of local loggers. Along with their father, the young men were prominent in the fight against illegal logging in a nearby protected area (2007). http://centroprodh.org.mx/english/index.php?option=com_content&task=blogcategory&id=18&Itemid=47

Juventino Gonzalez, who organized citizens to protect a park from illegal logging in Michoacan, was beaten and threatened, and two fellow activists were jailed (1988).
http://books.google.com/books?id=EYU5yqinsYMC&pg=PA77&dq=juventino+gonzalez&cd=3#v=onepage&q=juventino%20gonzalez&f=false

Fidencio Lopez, mayor of San Mateo Rio Hondo, was shot to death for speaking out against logging interests (1992).
http://books.google.com/books?id=EYU5yqinsYMC&pg=PA76&dq=fidencio+lopez&cd=1#v=onepage&q=fidencio%20lopez&f=false

Government forest inspector Wilfrido Álvarez was murdered for investigating illegal logging. His assassins burned his body and left a note linking the killing to his environmental activities (1999). http://www.greenpeace.org/mexico/campaigns/bosques-y-selvas-de-m-eacute-x/una-lucha-riesgosa

The murder of Wilfrido Álvarez was far from an isolated incident: it is estimated that thirty Mexican forest inspectors have been killed in relation to their work, in addition to others who have been threatened and attacked.
http://www.greenpeace.org/mexico/campaigns/bosques-y-selvas-de-m-eacute-x/una-lucha-riesgosa

Forest guard Juan Millan Morales was murdered in the Omiltemi reserve, which is well known as a hot spot for illegal logging. http://americas.irc-online.org/am/4544

Dr. Javier Mojica, the leader of an environmental campaign protesting the construction of a shopping mall in Acapulco’s only park, was beaten severely in his own home (1992). http://books.google.com/books?id=EYU5yqinsYMC&pg=PA78&dq=Javier+Mojica&cd=4#v=onepage&q=Javier%20Mojica&f=false

Goldman Prize winner Edwin Bustillos, an agricultural engineer, survived three attempts on his life, and suffered from severe back and head injuries incurred in the attacks (1990s). http://www.goldmanprize.org/node/87

Enrique Rivera*, a lawyer for an anti-mining organization in Cerro de San Pedro was physically attacked (2006). Some members of the organization have been charged with crimes due to their opposition to the mine (2006). Others have been threatened and attacked for denouncing the mine’s activities (2008). http://www.minesandcommunities.org/article.php?a=1295; http://www.amnesty.org/en/library/info/AMR41/033/2008

Erica Serrano Farías, an attorney representing a network of environmental groups opposed to the construction of a tourist development, was the victim of an intimidation attempt when a grenade was placed outside a restaurant run by her family (2006). http://www.amnesty.org/en/library/info/AMR41/015/2006

Indigenous leader and ecologist Francisco Concepción Gabino Quiñones was murdered for leading the struggle against pollution caused by an iron mine (2006). www.omct.org/pdf/Observatory/2006/appeals/036_MEX_005_0306_OBS_036.pdf

Opponents of the La Parota dam have faced defamation, harassment, abuse by police forces, death threats, and arrest warrants for fabricated charges against them (2003-2010).
http://www.tlachinollan.org/english/cases/parota.htm

Fernando Mayén, a lawyer who organized community opposition to a dump that would pollute area forests and water sources, received death threats before being murdered (2008). http://www.amnestyusa.org/document.php?id=ENGAMR410322009&lang=e

Eligio Rebolledo Salinas was shot by gunmen after leading community opposition to a local gold mine. Three of his relatives were arrested and charged with an unrelated murder, presumably due to their involvement in anti-mining activism (2009). http://www.amnesty.org/en/library/info/AMR41/047/2009

Juan Zamora González* and Porfírio Méndez Martínez* were arrested when they and other indigenous peoples displaced by the construction of a dam peacefully protested outside a courthouse (2009). Juan Zamora González’s nephew, Carlos Zamora, was murdered, presumably in relation to the family’s active opposition to the dam (2010). http://www.redlar.org/noticias/2010/5/5/Denuncias/Condenan-asesinato-del-joven-Carlos-Zamora-hijo-y-nieto-de-afectados-por-la-presa-Cerro-de-Oro-Oaxaca-Mexico/

Community members opposed to a landfill that poses risks to the environment and water supply in Jilotzingo have been threatened. Fernando Mayén Sanchéz, a lawyer who organized community opposition, received death threats before he was murdered. (2008-09). http://www.amnesty.org/en/library/asset/AMR41/032/2009/en/5438d83a-bca8-4c0f-bdf0-b2142c565045/amr410322009es.pdf;

Environmental activist Jesús Sánchez de la Barquera, an opponent of the Jilotzingo landfill and an outspoken defender of local forests, received death threats and was shot (2009). http://www.amnesty.org/en/library/info/AMR41/054/2009

Mariano Abarca Roblero was murdered after filing legal complaints and protesting against the Blackfire mine. Just months before the assassination he was irregularly arrested and detained when the mining company claimed it suffered economic harm from his activism (2009). http://mapder.codigosur.net/leer.php/9319079

Three government environmental inspectors were murdered while investigating complaints of pollution emanating from a mine (2010).
http://www.conflictosmineros.net/contenidos/23-mexico/5562-tres-inspectores-ambientales-fueron-asesinados

Nigeria

Goldman Prize winner Ken Saro-Wiwa, a well-known writer and president of an organization that defended the environmental human rights of the Ogoni people, was hanged along with eight other Ogoni leaders on trumped-up criminal charges brought by the Nigerian military (1995). Saro-Wiwa led the opposition to the severe environmental harm occurring in the Niger River Delta as a result of oil production. http://www.goldmanprize.org/node/160. Plaintiffs sued Royal Dutch Shell for its complicity in the torture, abuse, and killing of Saro-Wiwa and the Ogoni activists, and the company agreed to an historic settlement of their claims (2009). http://www.earthrights.org/about/news/victory-wiwa-v-shell-human-rights-case-settlement-announced

Peru

Local official Don Julio García Agapito was murdered in retaliation for stopping a shipment of illegally cut mahogany in Madre de Dios (2008).
http://dotearth.blogs.nytimes.com/2008/03/17/murder-on-the-resource-frontier/

Campesino Isidro Llanos was shot and killed during protests against the expansion of a mine (2006). http://us.oneworld.net/article/view/139677/1/

Catholic priest Marco Arana and members of the environmental and social justice organization he founded have been the target of death threats and intimidation as a result of their opposition to the harmful effects of large-scale mining (2006).
http://www.amnesty.org/library/info/AMR46/029/2006

Godofredo Garcia, leader of a local organization opposed to mining in Tambogrande, was murdered at the height of the conflict (2001). http://americas.irc-online.org/citizen-action/focus/0207tambogrande.html. Eight men briefly kidnapped the seventeen year old daughter of local businessman Francisco Ojeda, who led the anti-mining group after Garcia’s death (2001). http://www.commondreams.org/headlines01/0713-04.htm

Leaders of the opposition to mining* (http://www.edlc.org/cases/individuals/peru-leaders/) in Tambogrande and Rio Blanco have been charged criminally for their organization of protests and local votes on the projects.

Thirty-one anti-mining activists* were kidnapped, beaten and tortured after protesting at the site of the Rio Blanco mine; one protestor was killed (2005). A civil suit against the mine owners is pending before the High Court in England (2009-2010).
http://www.guardian.co.uk/world/2009/oct/18/peru-monterrico-metals-mining-protest

Javier Rodolfo Jahncke Benavente received a death threat which appears to be related to his work on behalf of an anti-mining organization.
http://www.amnesty.org/library/info/AMR46/003/2007

Arcesio Gonza Castillo was stabbed to death and his wife Benicia Chinchay Mulatillo sustained severe injuries. The attacks are related to the couple´s opposition to illegal mining on their communally-owned lands in Santa Rosa de Suyo (2010). http://www.frontlinedefenders.org/node/15232

Philippines

Father Nery Lito Satur, who had been deputized as an official forest guard, was murdered and two other priests received death threats (1991).
http://forests.org/archive/asia/philhr.htm

Henry Domoldol, a tribal leader and head of a community association trying to keep the forest under tribal management, was murdered (1991).
http://www.hrw.org/reports/1992/WR92/ASW-11.htm

Fourteen members of Haribon, the country’s largest environmental organization, were arrested and interrogated by police due to their efforts to combat illegal logging (1991).
http://books.google.com/books?id=EYU5yqinsYMC&pg=PA87&dq=haribon&cd=4#v=onepage&q=haribon&f=false

More recently, a 2008 report indicates that twenty-three environmental activists have been killed in the Philippines, including sixteen anti-mining activists.
http://www.kalikasan.org/cms/files/2008%20Mining%20Situation%20and%20Struggle%20in%20the%20Philippines!.pdf

Eighty – five opponents of a mine in Sibuyan were charged with “grave coercion” in connection with a protest where an environmental councilor was slain, allegedly by mining company security forces (2007).
http://www.minesandcommunities.org/article.php?a=8348

Josie Guillao, a peasant and mother of three who leads opposition to a mine, was charged criminally with “grave slander” in Nueva Vizcaya (2007).
http://www.kalikasan.org/cms/?q=node/145

Frances Quimpo*, director of the Center for Environmental Concerns, was sued along with the organization’s Board of Trustees, for publicizing environmental harm from a mining project on Rapu Rapu (2007).
http://www.minesandcommunities.org/article.php?a=222

Libel charges were filed against Fathers Florio Falcon and Erwin Rommel Torres, two Catholic priests who had led a campaign against pollution from a paper plant (2007).
http://newsinfo.inquirer.net/breakingnews/metro/view_article.php?article_id=87623

Maria Josefina Montes, a leader of an anti-mining group in Eastern Samar, was sued for libel by a mining company (2006). http://www.bulatlat.com/news/4-39/4-39-homonhon.html

Dr. Romeo Quijano* successfully defended a defamation case brought against him for his reporting on the pesticide poisoning of villagers by a banana plantation (2007). (http://www.edlc.org/cases/individuals/dr-romeo-quijano/).
Journalist and radio host Joey Estriber was abducted by armed men and remains missing after campaigning and broadcasting against mining and logging activities (2006).
http://www.minesandcommunities.org/article.php?a=1886

Village chief Ricardo Ganad, who was elected on the basis of his strong anti-mining stance, was murdered at his home by two gunmen (2010).
http://www.minesandcommunities.org/article.php?a=9906

Environmental activist, anti-mining leader, and local government official Mike Rivera was shot to death (2010). http://www.minesandcommunities.org/article.php?a=10119

Several mining opponents in Cayagan have been the victims of violence aimed to intimidate them, and no fewer than six activists were murdered within a six-month period (2009-2010). http://www.minesandcommunities.org/article.php?a=10119

Dr. Gerry Ortega, a well known environmentalist and journalist was killed in relationship with his anti-mining activities. In another case, in Mindanao, a local tribal official suffered an assassination attempt linked to his pro-environment and anti-mining stance (2011). http://www.minesandcommunities.org/article.php?a=10675

Orlando Bulay was stabbed for his efforts to stop drilling exploration for iron ore in Mindanao. In Canatuan, another anti-mining protester was shot and killed near a mining project run by a Canadian company (2011). http://www.indcatholicnews.com/news.php?viewStory=17912

Russia

Piotr Kozhevnikov, a government water inspector, was placed in a psychiatric ward as punishment for trying to publicize illegal government dumping of oil and sludge (1986).
http://books.google.com/books?id=668ntVpdhU0C&pg=PA83&dq=Piotr+Kozhevnikov&cd=2#v=onepage&q=Piotr%20Kozhevnikov&f=false

Goldman prize winner Aleksandr Nikitin, a former submarine captain who blew the whistle on illegal nuclear waste dumping from mothballed Soviet nuclear submarines, was acquitted of treason (2000).
http://www.bellona.no/bellona.org/english_import_area/international/russia/envirorights/nikitin/s-court2000/17899

Grigory Pasko, an environmental journalist who reported on dumping of radioactive waste by the Russian fleet in the Sea of Japan, was convicted of treason and sentenced to four years’ imprisonment (2001). http://www.bellona.org/subjects/Pasko_case

Professor Yury Bandazhevsky was sentenced to eight years of imprisonment because of his scientific work examining the effects of the radioactive fallout of the Chernobyl nuclear reactor disaster (2001). http://www.amnesty.org/en/library/info/EUR49/008/2001

Newspaper editor Mikhail Beketov was beaten nearly to death and left permanently handicapped for publishing several articles criticizing a local government plan to cut down a large swath of forest to build a highway (2008).
http://www.cbc.ca/world/story/2008/11/24/f-rfa-szacka.html

South Africa

Richard Spoor, a lawyer for indigenous communities affected by mining, was sued for defamation by a mining company, which also lodged a complaint against him for unprofessional conduct with the Law Society (2006).
http://www.minesandcommunities.org/article.php?a=17

Sudan

Seven opponents of the Kajbar dam, including two journalists and two lawyers, were arrested and later released (2007).
http://www.amnestyusa.org/actioncenter/actions/uaa15607.pdf

Four people were killed and nineteen injured when police fired on protestors at the Merowe dam, the largest dam under construction in Africa (2007).
http://news.nationalgeographic.com/news/2007/06/070615-sudan-nubian.html

Tanzania

Tundu Lissu and Rugemeleza Nshala, two Tanzanian attorneys working with the Lawyer’s Environmental Action Team, were charged with sedition for speaking out on alleged human rights abuses against small scale miners in Bulyanhulu (2002). http://www.leat.or.tz/about/pr/2002.05.17.sedition.php

Thailand

Environmental activist Charoen Wataksorn led community opposition to the construction of coal power plants before being murdered at the behest of powerful local figures who stood to benefit from the plants’ construction (2004).
http://www.nationmultimedia.com/2008/12/31/national/national_30092218.php

Turkmenistan

Renowned environmental activist Andrey Zatoka was wrongfully convicted of criminal charges twice during a three year campaign by the government to discredit his work. Although he was recently released from prison, he was forced to relinquish his Turkmen citizenship and leave the country permanently (2006-2009).
http://www.crudeaccountability.org/en/index.php?page=zatoka-freed

Uzbekistan

Solidzhon Abdurakhmanov, a journalist who writes extensively about the ecological crisis facing the Aral Sea, was arrested on drug charges and summarily sentenced to 10 years in prison despite glaring procedural irregularities and holes in the prosecution’s case (2008). http://www.rsf.org/IMG/rapport_en_md.pdf

Venezuela

The Pemon indigenous community, protesting against the construction of a nearby electrical network, were subjected to acts of intimidation and received death threats. Soldiers beat Juan Ramon Lezama, a member of the community, until he fell unconscious (2000). http://www.amnesty.org/library/info/AMR53/001/2001

Vietnam

Environmental activists been the victims of cyber attacks that Google determined to have been perpetrated in order to squelch local opposition to bauxite mining. http://www.businessweek.com/news/2010-03-31/google-finds-cyber-attacks-on-vietnam-mine-dissidents-update1-.html

Illegal loggers assaulted forest officials Dinh Van Chi and Dinh Van Anh as they were recording the seizure of a load of wood. Anh was beaten until he lost consciousness, and was then dumped in a nearby field (2008). http://www.illegal-logging.info/item_single.php?item=news&item_id=2599&approach_id=15

Doctor of Laws and legal activist Cu Huy Ha Vu* was arbitrarily arrested and subsequently sentenced to seven years in jail and three years on probation in connection to lawsuits he had brought against the Prime Minister over the approval of a controversial bauxite mining project.http://www.hrw.org/en/reports/2011/05/26/vietnam-party-vs-legal-activist-cu-huy-ha-vu-0; http://www.hrw.org/node/99247; http://www.hrw.org/en/features/vietnam-party-vs-legal-activist-cu-huy-ha-vu

----------------------------------------
[1] Extensive information concerning EDLC can be found on its website at http://edlc.org.
[2] “Environmentalists Under Fire: Ten Urgent Cases of Human Rights Abuses,” Introduction to the 2nd edition (January, 2000), at 3.
See http://www.cceia.org/resources/publications/dialogue/2_11/section_4/4463.html.
[3] Special Rapporteur’s Report (2000), Declaration of Principles of Freedom of Expression, Principle 1 and para. 7.
[4] Special Rapporteur on Human Rights and the Environment, “Draft Declaration Principles on Human Rights and the Environment” (1994), at para. 16.
[5] The Working Group on Arbitrary Detention was established by Commission on Human Rights resolution 1991/42. The mandate of the Working Group was clarified by resolution 1997/50 and extended by resolution 2003/31.
[6] CIVIL AND POLITICAL RIGHTS, INCLUDING THE QUESTION OF TORTURE AND DETENTION, Opinions adopted by the Working Group on Arbitrary Detention, E/CN.4/2005/6/Add.1 19 November 2004, page 4.
[7] Idem, page 6, par. 18.
[8] Idem, page 73, par 16.
[9] Idem.
[10] Concluding observations of the Human Rights Committee: Viet Nam. 26/07/2002. CCPR/CO/75/VNM. (Concluding Observations/Comments) CCPR/CO/75/VNM, 26 July 2002
[11] U.N.Doc.A/RES/53/144, March 8, 1999.
[12] Id.
[13] U.N. Doc.E/CN.4/2001/94, at Cuba letter.