Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2011

Thế giới gia tăng hạn chế tôn giáo

VRNs (21.08.2011) – Sài Gòn – Trên Diễn đàn về Đời sống Công khai của Trung tâm Nghiên cứu Pew, công bố ngày 9-8-2011, gần 1/3 số công dân thế giới đối mặt với việc bị nhà nước gia tăng hạn chế thực hành và bày tỏ tôn giáo.



Bản tường trình cho biết rằng các sự hạn chế như vậy đang đột biến ở 23 nước trong số 198 nước trên thế giới, và nhiều nước trong số đó là những nước có dân số đông nhất thế giới và phát triển nhanh về dân số, ảnh hưởng tỷ lệ cao về dân số thế giới.

Ngược lại, 12 nước bị coi là có mức hạn chế tôn giáo cao. Nhưng Trung tâm Pew cho biết rằng các nước đó “đã ghi điểm thấp” trong các cuộc nghiên cứu trước, trong khi các nước khác hạn chế cao hơn “đã có mức hạn chế hoặc nhiễu nhương cao hoặc rất cao”. Không hề có sự thay đổi ở 163 nước.

Trong 3 năm, từ giữa năm 2006 tới giữa năm 2009, người ta nghiên cứu bằng 33 biện pháp thẩm vấn về mức hạn chế của chính phủ như luật pháp, chính sách và hành động, kể cả mức nhiễu nhương xã hội như tôn giáo bị chống đối từ phía các cá nhân, các tổ chức và các nhóm xã hội. Cuộc nghiên cứu đã được 18 nước trích dẫn rộng rãi, với các nguồn tin công khai, kể cả các tường trình của Hoa Kỳ, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (US State Department), Tổ chức Nhân quyền (Human Rights Watch) và Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International).

Trung tâm Pew nói rằng các nguồn tin đó “chỉ được tìm tòi vì thông tin thực tế về các chính sách đặc biệt nà các động thái” chứ không bình luận hoặc đưa ra ý kiến. Bản tường trình cho biết: “Chỉ có khoảng 1% dân số thế giới sống ở các nước có mức giảm về hạn chế của chính phủ hoặc đối lập xã hội”.

Trong 25 nước đông dân nhất thế giới, Hoa Kỳ là một trong 17 nước không tăng về mức hạn chế của nhà nước hoặc đối lập xã hội về thực chất. Cũng không nước nào trong 17 nước này giảm mức hạn chế hoặc đối lập.

Tường trình của FBI cho biết: “Sự đối lập xã hội liên quan tôn giáo ở Hoa Kỳ vẫn ở mức vùa phải. Trong những năm qua, hàng năm Hoa Kỳ có ít nhất 1.300 tội phạm liên quan xu hướng tôn giáo”.

Các nước đông dân nhất có mức hạn chế tôn giáo tăng trong 3 năm qua là Ai Cập, Pháp quốc, Algeria, Uganda, Malaysia, Yemen, Syria, Somalia, Serbia, Tajikistan, Hong Kong và Libya. Ai Cập, Algeria, Yemen, Syria và Libya là một phần trong làn sóng phản kháng “Arab Spring” nhắm vào việc cải cách – và, trong một số trường hợp, nhắm vào việc tẩy trừ – các chính phủ kiên quyết từ lâu.

Hy Lạp, với 1/2 dân số Syria, là nước rộng lớn nhất có giảm mức hạn chế tôn giáo, theo sau là Togo, Nicaragua, Macedonia, Guinea Bissau và Đông Timor. Các nước khác có giảm hạn chế nhưng dân số chưa đến 1 triệu dân.

Các nước có dân số đông nhất với mức tăng về đối lập xã hội là Trung quốc, Nigeria, Nga, Việt Nam, Thai Lan, Anh quốc, theo sau là các nước Âu châu, mỗi nước chưa đến 10 triệu dân: Thụy Điển, Bulgary và Đan Mạch.

Các nước có mức giảm về đối lập xã hội – tính theo sỷ lệ dân số – là Tanzania, Chad, Kyrgyzstan, Lebanon và Liberia.

Các Kitô hữu đối mặt với sự quấy nhiễu ở nhiều quốc gia hơn các nước gắn kết với tôn giáo khác – 130 nước, theo sau là 117 nước có sự quấy nhiễu vì người Hồi giáo, 75 nước vì người Do Thái, 27 nước vì người Ấn giáo và 16 nước vì người Phật giáo. Kitô giáo và Hồi giáo chiếm khoảng nửa dân số thế giới.

10 nước bị chính phủ hạn chế tôn giáo cao lần lượt là Ai Cập, Iran, Ả Rập Saudi, Uzbekistan, Trung quốc, Maldives, Malaysia, Miến Điện, Eritrea và Indonesia.

10 nước có mức đối lập tôn giáo cao lần lượt là Irắc, Ấn Độ, Pakistan, Afghanistan, Somalia, Indonesia, Nigeria, Bangladesh, Israel và Ai Cập.

Bản tường trình cũng chú ý mức đối lập tôn giáo ở khắp Âu châu, nhất là ở Pháp quốc và Serbia. Bản tường trình cho biết: “Ở Pháp quốc, các nghị sĩ bắt đầu thảo luận xem phụ nữ có nên được phép trùm khăn (burqa, che đầu và mặt) hay không, và tổng thống Nicolas Sarkozy nói rằng trùm khăn từ đầu tới chân là ‘không hay’ trong xã hội Pháp. Ở Serbia, chính phủ từ chối đăng ký hợp pháp Nhân chứng của Giavê (Jehovah’s Witnesses) và vài nhóm tôn giáo thiểu số khác”.

So sánh từ 2008 tới 2009, tỷ lệ các nước cấm các hoạt động thờ phượng là chính sách chung tăng từ 19% tới 25%. Tỷ lệ các nước điều chỉnh các biểu tượng tôn giáo, gồm trang phục và đồ trang sức, tăng từ 21% tới 27%. Tỷ lệ các nước hạn chế văn chương tôn giáo hoặc phát thanh truyền hình tăng từ 40%% tới 44%.

Bản tường trình cho biết thêm: “Đôi khi các chính phủ hạn chế các phương tiện truyền thông tôn giáo một cách gián tiếp. Chẳng hạn tháng 4-2009, Giáo hội Công giáo bị chính phủ Zambia lưu ý hoạt động của một linh mục sau khi ngài phê bình chính phủ trong một chương trình phát thanh”.

Chỉ có Nicaragua là nước có mức giảm hạn chế tôn giáo. Đa số dân Nicaragua là Công giáo, chính phủ bỏ luật năm 2006 – được gọi là “luật ồn ào” (noise law), vì luật này cho rằng một số nhóm rao truyền Phúc âm làm hạn chế việc tổ chức việc thờ phượng ngoài trời của họ”.

TRẦM THIÊN THU
(Chuyển ngữ từ Catholic News Service)