VRNs (10.09.2011) – Vatican – Tại công trường thánh Phêrô, trong buổi tiếp kiến khách hành hương ngày thứ tư, 07.09.2011, Đức giáo hoàng bênêđictô XVI đã chia sẻ về đề tài Cầu nguyện trong thử thách (7A 29).
Anh Chị Em thân mến,
hôm nay chúng ta lấy lại các Buổi Yết Kiến ở Công Trường Thánh Phêrô và ” học đường cầu nguyện ” , mà chúng ta đang sống với nhau trong các Các Bài Giáo Lý Ngày Thứ Tư.
Tôi muốn được khởi đầu suy niệm đối với một vài Thánh Vịnh, mà như tôi đã đề cập đến tháng trong tháng sáu vừa qua, các Thánh Vịnh chung nhau tạo thành ” quyển sách cầu nguyện ” tuyệt hảo.
Thánh Vịnh trước tiên mà tôi muốn dừng lại suy niệm đó là Thánh Vịnh than thở và cầu khẩn van xin, chứa đầy niềm tin tưởng thâm sâu, ói đến lòng tin chắc chắn sự hiện diện của Thiên Chúa là nền tảng của lời cầu nguyện, phát khởi từ hoàn cảnh cùng cực khó khăn trong đó người cầu nguyện đang gặp phải.
Đó là Thánh Vịnh thứ 3, mà truyền thống Do Thái gán cho vua David, trong hoàn cảnh ông đang trốn chạy lẩn tránh đứa con Assalone:
- ” Thánh Vịnh của vua David, khi vua chạy trốn con mình là Assalone” ( Ps 3, 1).
Đây là một biến cố thảm đạm và đau khổ trong đời sống của nhà vua, khi con của vua chiếm đoạt ngai vua của mình và bắt buộc vua phải rời bỏ Giêrusalem để thoát chết ( cfr. 2 Sam 15ss).
Như vậy hoàn cảnh nguy hiểm và âu lo mà vua David đang trải qua lúc đó là bối cảnh của lời cầu nguyện nầy và giúp chúng ta hiểu được tâm tình cầu nguyện lúc đó, nói lên cho chúng ta như là hoàn cảnh đặc thù trong đó tác giả Thánh Vịnh thốt lên lời cầu nguyện.
1 – Trong tiếng kêu van của tác giả Thánh Vịnh, mọi người chúng ta đều có thể nhận thức được tâm tình đau khổ, cay đắng cùng với lòng tin cậy vào Chúa, mà theo những gì Thánh Kinh thuật lại, đó là trạng thái đã cùng đồng hành với vua David trong cuộc trốn chạy ra khỏi thành phố mình.
Thánh Vịnh khởi đầu bằng lời van xin lên Chúa:
– “ Lạy Chúa, thù địch con đông vô kể, người nổi dậy chống con thật quá nhiều! Quá nhiều kẻ nói về con: ” Chúa Trời đâu cứu hắn ! ” ( Ps 3, 2-3).
Cách diễn tả của người cầu nguyện nói lên tình trạng bằng những lời nói thật thảm đạm.
Đến cả ba lần người cầu nguyện thốt lên trạng thái đông đảo của những kẻ thù địch, ” đông vô số kể “, ” thật quá nhiều “, ” quá nhiều “, mà trong nguyên bản Do Thái ngữ đều phát xuất từ một từ ngữ gốc. Và như vậy để cho thấy hơn nữa mối nguy hiểm thật to tác, bằng cách lập đi lập lại, như là để nhấn mạnh làm cho Chúa không thể không để ý đến.
Cách nhấn mạnh đến con số đông đảo kẻ thù địch được dùng để nói lên tác giả Thánh Vịnh cảm nhận thấy mức chênh lệch tuyệt đối giữa người cầu nguyện và những kẻ bách hại mình. Mức chênh lệch đó biện minh và được coi là nền tảng tại sao lời van xin cứu cấp gắp rút được thốt lên: những kẻ đàn áp thật quá đông, họ đang ở thế thượng phong, trong khi đó thì người cầu nguyện chỉ có một mình và không cựa quậy được, đang là mồi ngon cho những kẻ đàn áp.
Tuy nhiên, từ ngữ đầu tiên mà tác giả Thánh Vịnh ( tức là người đang cầu nguyện) thốt lên đó là ” lạy Chúa “, tiếng thét kêu cứu của anh được khởi đầu bằng kêu cứu đến Chúa.
Đoàn lũ đông đảo đang dọa nạt và nổi dậy chống lại anh, làm cho anh khiếp sợ, khiến cho sự đọa nạt càng trở nên to lớn hơn và khủng khiếp hơn nữa.
Nhưng người cầu nguyện không để mình bị nhãn quang của sự chết đó lướt thắng. Anh vẫn giữ chặt mối liên hệ với Thiên Chúa của sự sống và bởi đó anh thốt lên tiếng kêu van Người trước nhứt, để xin được giúp đỡ.
Những những kẻ thù địch cũng tìm cách làm gãy đổ đi mối liên hệ đó với Chúa và làm cho rạn nứt lòng tin của nạn nhân họ. Họ tìm cách nói xiêng nói xỏ rằng Thiên Chúa không can thiệp, bằng cách cho rằng Chúa cũng không thể cứu được nạn nhân.
Điều đó cho thấy cuộc tấn công đối với nạn nhân không phải chỉ là tấn công thể chất, mà còn đụng chạm đến cả tầm mức thiêng liêng:
– ” Chúa cũng không thể cứu được hắn ta ” ( Ps 3, 3).
Như vậy, nguyên cội trọng điểm của tác giả Thánh Vịnh cũng bị tấn công.
Đó là cơn cám dỗ tận cùng, mà người tín hữu bị đặt dưới áp lục thử thách. Đó là cơn cám dỗ làm mất đức tin, sự tin cậy vào Thiên Chúa đang gần gũi bên mình.
Người công chính lướt thắng cả sự thử thách cuối cùng, vẫn vững chắt trong đức tin, trong chân lý và trong sư tin cậy hoàn toàn vào Chúa. Và chính như vậy mà người tín hữu gặp được sự sống và chân lý.
Tôi nghĩ rằng ở đây tác giả Thánh Vịnh đá động rất nhiều đến cá nhân chúng ta. Trong bao nhiêu vấn đề, chúng ta bị cám dỗ nghĩ rằng có lẽ Thiên Chúa cũng không cứu giúp tôi, không quen biết tôi, có lẽ Người không có khả năng chăng.
Cơn cám dỗ chóng lại đức tin là là cuộc tấn công cuối cùng của kẻ thù địch.
Và đó là điều chúng ta phải kháng cự, chống trả lại, như vậy chúng ta gặp được Chúa và gặp được sự sống.
2 – Người cầu nguyện trong Thánh Vịnh chúng ta đang suy niệm được kêu gọi hãy đáp lại bằng đức tin đối với các cuộc tấn công của ma qủi: kẻ thù địch, như tôi đã đề cập, chối bỏ rằng Thiên Chúa có thể giúp anh ta. Trái lại người cầu nguyện van xin Chúa, gọi Người bằng tên, “ lạy Chúa “, và rồi thưa chuyện với Người bằng cách dùng đại danh từ ở ngôi thứ hai số ít ” tu ” ( lạy Chúa ), để nói lên một mối liên hệ chắc chắn, bền bĩ và giữ chặt nơi mình chắc chắn rằng Chúa sẽ đáp ứng:
– “ Nhưng lạy Chúa, chính Chúa là khiên che thuẫn đỡ, là vinh dự của con, là Đấng cho con được ngẩng đầu bất khuất. Con vừa cất tiếng kêu lên Chúa, Chúa liền đáp lại từ núi thánh của Chúa ” 8 Ps 3, 4-5).
Đến đây thì thị kiến đối với các kể thù địch biến mất, bởi vì ai tin vào Chúa, thì chắc chắn rằng Chúa là thân hữu của mình.
Chỉ còn lại một mình đại danh từ ” Tu ” ( lạy Chúa ) đối với Chúa, từ ngữ ” đông vô số kể “, ” quá nhiều ” giờ đây được hiện thực lại chỉ có một Đấng, nhưng là Đấng cao trọng hơn nhiều và quyền thế hơn nhiều đối với nhiều kẻ thù địch.
Thiên Chúa là cứu giúp, bênh vực, giải thoát, như là khiên che thuẫn đỡ bảo vệ ai tin cậy vào Người. Và Người làm cho ngẩng đầu lên , một cử chỉ của sự khải hoàn, chiến thắng.
Con người không còn trơ trọi một mình, kẻ thù không phải là những kẻ không thể bị đánh bại như chúng làm cho anh có cảm tưởng trước đó, bởi vì Thiên Chúa lắng nghe tiếng kêu cứu của người bị áp bức và đáp ứng từ nơi Người đang hiện diện, từ núi thánh.
Con người kêu cứu trong âu lo, trong nguy hiểm, trong đau khổ; con người kêu xin giúp đỡ và Thiên Chúa đáp ứng lại.
Trạng thái đươn kết giữa tiếng kêu cứu nhân loại và sự đáp ứng của Chúa là hiện trạng của lời cầu nguyện và là chìa khóa giúp cho chúng ta đọc hiểu được cả lịch sử cứu rổi.
Tiếng kêu van xin diễn tả nhu cầu cần được giúp đỡ và kêu gọi đến lòng trung thành của phía bên kia.
Kêu cứu van xin là diễn tả ra đức tin vào sự gần gũi và sẵn sàng lắng nghe của Chúa. Cầu nguyện diễn tả chắc chắn rằng Chúa hiện diện, mà mình đã có kinh nghiệm và tin chắc vào sự đáp ứng giải thoát sẽ thể hiện hoàn hảo.
Đó là điều quan trọng: trong lời cầu nguyện của chúng ta là điều quan trọng, xác nhận hiện hữu và chắc chắn rằng Thiên Chúa hiện diện.
Như vậy, tác giả Thánh Vịnh đang cảm nhận mình bị sự chết bao vây, tuyên xưng đức tin của mình vào Thiên Chúa của sự sống, như là khiên che thuẫn đỡ bao bọc chung quanh mình bằng một sự bảo vệ không gì có thể làm cho mình bị tổn thương được.
Ai trước đó nghĩ rằng mình đã bị thua trận mất mác rồi, giờ đây có thể ngẩng đầu lên , bởi vì có Chúa cứu mình . Người cầu nguyện bị hăm doạ và phỉ báng, giờ đây đang ở trong vinh quang, bởi vì Thiên Chúa là niềm vinh quang của anh.
3 – Sự đáp ứng của Thiên Chúa, đón nhận lời cầu nguyện, làm cho tác giả Thánh Vịnh được hoàn toàn vững mạnh.
Sự sợ hải cũng tiêu tan và tiếng kêu van giờ đây trở nên yên tỉnh trong bình an, trong trạng thái yên lành nội tâm :
– ” Con nằm xuống và con thiếp ngủ, rồi thức dậy, vì Chúa đỡ nâng con. Con chẳng còn phải sợ lũ người đông vô số đang vây quanh con ” ( Ps 3, 6-7).
Người cầu nguyện, mặc dầu đang ở giữa nguy hiểm và trận chiến, vẫn có thể thiếp ngủ yên lành, trong một thái độ không thể sai lầm được, đó là tin tưởng phó thác mình.
Chung quanh anh các kẻ thù địch đang đóng trại, đang bao vây anh và bọn chúng thật đông đảo, nổi lên chống lại anh, nhao báng anh và tìm cách làm cho anh ngã đổ xuống. Nhưng trái lại anh vẫn thiếp đi, ngủ yên lành và thanh thảng, bởi vì anh chắc chắn có Thiên Chúa hiện diện.
Và lúc anh thức dậy vẫn còn gặp Chúa đang ở bên cạnh anh, như là người canh giữ vẫn tỉnh thức:
– ” Xin Đấng gìn giữ bạn đừng để bạn lỡ chân trật bước, xin Ngưòi chớ ngủ quên. Đấng gìn giữ Israel , lẽ nào chợp mắt ngủ quên cho đành ” ( Ps 121, 3-4).
Thiên Chúa vẫn nâng đỡ anh, vẫn đang nắm tay anh, không bao giờ bỏ anh.
Sự sợ hải đối với sự chết đã bị lướt thắng bởi sự hiện diện của Đấng không chết.
Và chính trong đêm tối, đầy dẫy những sự sợ hải di truyền, đêm tối đau khổi cô đơn và đợi chờ trong áy náy lo lắng, giờ đây được thay đổi, điều khiến chúng ta liên tưởng đến sự chết trở thành sự hiện diện của Đấng vĩnh cửu.
Thay cho viễn tượng cuộc tấn công của kè thù, tấn công đại thể và vũ bảo, đưọc thay thế lại bằng sự hiện diện vô hình của Thiên Chúa, với tất cả tất cả uy lực không ai có thể đánh bại được. Và chính động tác hướng về Người mà một lần nữa tác giả Thánh Vịnh, sau ki nói lên lòng tin cậy của mình, cất tiếng lên cầu nguyện với Người:
– “ Lạy Chúa, xin trỗi dậy, cứu lấy con, lạy Chúa của con ” ( Ps 3, 8a).
Những kẻ đàn áp ” nổi dậy “ ( Ps 3, 2) chống nạn nhân của họ, nhưng người sẽ ” trỗi dậy ” chính là Chúa, và “ trỗi dậy ” để đánh dẹp chúng.
Thiên Chúa sẽ cứu người cầu nguyện, bằng cách đáp ứng lại tiếng kêu cứu của anh. Bởi đó tác giả Thánh Vịnh kết thúc với nhãn quang của sự giải thoát khỏi nguy hiểm giết chóc và khỏi ý đồ làm cho anh bị tiêu diệt.
Sau tiếng kêu cứu Chúa hãy trỗi dây để cứu thoát mình, người cầu nguyện diễn tả cuộc chiến thắng của Chúa: các kẻ thù đich, bằng áp bức bất công và tàn bạo của chúng, là biểu tượng của những gì chống lại Thiên Chúa và chống lại đồ án cứu rổi của Người, đều sẽ bị thất bại.
Bị đả thương nơi miệng, họ không thể tấn công bằng bạo lực tàn phá của họ nữa và họ cũng không thể lèo lái sự dữ nghi ngờ về sự hiện diện và động tác của Thiên Chúa. Ngôn từ vô nghĩa và phạm thương của họ bị bác bỏ và bị làm cho im tiếng nhờ việc can thiệp cứu độ của Chúa:
– ” Mọi kẻ thù con, Chúa đánh vỡ mặt, bọn gian ác Chúa đập gãy răng ” ( Ps 3, 8 bc).
Như vậy, tác giả Thánh Vịnh có thể kết thúc lòi cầu nguyện của mình bằng một câu có tính cách phụng vụ, được cử hành, để cảm tạ và ngợi khen Thiên Chúa của sự sống:
– ” Chúa là nguồn ơn cứu độ, xin ban phúc lộc cho dân Chúa ” ( Ps 3, 9).
Anh Chị Em thân mến, Thánh Vịnh 3 đã trình bày cho chúng ta một lời van xin đầy lòng tin cậy và đầy an ủi.
Cầu nguyện bằng Thánh Vịnh nầy, chúng ta có thể lấy tâm tình của tác giả Thánh Vịnh làm tâm tình của chúng ta, hình ảnh của người công chính bị bách hại, chúng ta có thể thấy được thể hiện nơi Chúa Giêsu.
Trong đau khổ, trong nguy hiểm, trong nỗi đắng cay của việc người khác không hiểu đươc mình và làm tổn thương đối với mình, các lời của Thánh Vịnh mở trái tim chúng ta ra cho sự chắc chắn đầy an ủi của đức tin.
Thiên Chúa luôn ở gần chúng ta – ngay cả trong những lúc khó khăn, trong những vấn đề, trong những lúc tăm tối của cuộc sống – Người vẫn lắng nghe, đáp ứng và giải thoát trong phương thức của Người.
Nhưng chúng ta cần nhận biết sự hiện diện của Người và chấp nhận các con đường của Người, như vua David trong cuộc trốn chạy đầy tủi nhục khỏi đứa con Assalonne của vua, như người công chính bị bách bại trong Sách Khôn Ngoan, và sau cùng như Chúa Giêsu trên đồi Golgota.
Và khi, dưới mắt của ma qủi, có lẽ như Thiên Chúa không can thiệp và Chúa Con khỏi chết đi, chính lúc đó thể hiện ra cho tất cả các tín hữu niềm vui đích thực và sự thực hiện quyết định sự cứu rổi.
Xin Chúa ban cho chúng ta đức tin, xin Chúa đến giúp chúng ta trong sự yếu hèn của chúng ta và làm cho chúng ta có khả năng tin và cầu nguyện trong mỗi nỗi âu lo, trong những đêm tối đau khổ nghi ngờ va trong các ngày dài đăng đẳng của đau khổ, ban cho chúng ta biết phó thác với lòng tin cậy vào Người, là ” thuẫn đỡ ” và ” niềm vinh quang ” của chúng ta.
Cám ơn Anh Chị Em.
ĐỨC THÁNH CHA BENEDICTUS XVI
Phỏng dịch từ nguyên bản Ý Ngữ : Nguyễn Học Tập.
(Nguồn: Thông tấn www.vatican.va, 07.09.2011).