VRNs (20.09.2011) – NCRegister – Trò chơi quidditch (tạm dịch: cưỡi chổi bay) trong truyện Harry Potter của nhà văn J.K. Rowling được mô tả là một loại thể thao rất thú vị khi chơi và xem. Trò này được chơi khi ngồi trên cây chổi phép thuật, nhanh, cần tốc độ và sự hợp tác, tùy cách sáng tạo tập thể và cá nhân. Nó dành cho người mạnh mẽ, không dành cho người yếu tim.
Như đã diễn tả, đó là môn thể thao giả tưởng. Cuối cùng, trò chơi quidditch cũng như nhân vật Harry Potter đều không có thật. Đó chỉ là sản phẩm của óc tưởng tượng tích cực và đầy sáng tạo.
Chúng ta biết đó chỉ là tưởng tượng vì tất cả chúng ta đều biết các quy luật cơ bản của vũ trụ. Ngay cả đối với những người giàu óc tưởng tượng hơn trong chúng ta, hiển nhiên là cây chổi không thể nào bất chấp trọng lực. Cậu bé phù thủy của Rowling là tưởng tượng, và trò chơi kia cũng là tưởng tượng, bất kể mọi tri giác của chúng ta. Dù bạn là người theo thuyết bất khả tri (agnostic) hoặc vô thần (atheist), nhà thần luận (deist) hoặc theo thuyết hữu thần (theist), chúng ta vẫn khả dĩ phân biệt giữa sự tưởng tượng của trò chơi quidditch và thực tế của môn thể thao thật.
Nhưng khi những thứ không rõ ràng như ví dụ này thì chúng hơi lạ. Thường thì các thái độ và sự tranh luận nhiều nhan nhản. Chẳng hạn, trong các vấn đề về luân lý hoặc chính trị hoặc tôn giáo, người ta thường phản ứng mạnh mẽ và dữ dội về cái gì là thật và tốt. Bằng nhiều cách, các phản ứng như vậy là thích hợp.
Đối với những thứ này là vấn đề ý nghĩa và ngụ ý. Không có những chuyện tầm phào của cuộc sống. Chúng là tổng số và chất liệu của cuộc đời này và của tương lai, thậm chí của cả sự vĩnh hằng. Các vấn đề này cũng chạm đến chính điều cốt lõi của cuộc sống và đi tới tâm điểm của con người. Chúng ảnh hưởng sâu rộng đối với cuộc đời chúng ta và cả cách nó được sống. Gây bất đồng về các vấn đề quan trọng như chính trị, luân lý và tôn giáo thì thường là cần thiết, với điều kiện chúng ta bằng lòng với những người khác một cách công bằng, chân thật và yêu thương.
Do đó, trong các lĩnh vực như vậy, việc tách biệt những điều tưởng tượng với thực tế là điều quan trọng – quan trọng đối với việc tìm kiếm sự thật của mọi người, quan trọng vì chúng ta cần biết cuộc sống thuộc về điều gì và cách sống điều đó ra sao. Nó quan trọng đến nỗi chúng ta có thể hành động có chủ đích và với sự tự tin, biết mình làm điều đúng và coi những điều đó là chính chúng.
Ở đây chúng ta chỉ đặt vài sự khác biệt chủ yếu và không thể hòa hợp với nhau giữa chủ nghĩa vô thần (atheism) và đạo Công giáo (Catholicism). Đối với cả 2 niềm tin đều có những hàm ý mênh mông (vast implications) liên quan xã hội con người, các mối quan hệ và nơi sâu thẳm của mỗi lĩnh vực và mỗi con người. Các điểm khác nhau này tạo sự dị biệt hoàn toàn.
Khi tách biệt sự tưởng tượng và thực tế, các điểm dị biệt này là chủ yếu đối với mọi lĩnh vực của cuộc sống. Chẳng hạn, các điểm dị biệt này là chủ yếu đối với cách chúng ta hiểu bản chất và lương tâm con người, chủ yếu đối với cách chúng ta hiểu và biết các vật, cách chúng ta lý luận, và cách chúng ta biết các quy luật của sự lý luận.
Chúng ta cùng nhìn sâu vào lương tâm con người và lý lẽ. Về cơ bản có 2 cách nhìn vào lương tâm con người. Một cách gọi là “thuyết nhất nguyên” (nhất nguyên luận – monism). Nghĩa là lương tâm con người gồm một thứ, tức là lương tâm con người chỉ là vật chất, một sản phẩm của thế giới vật chất. Nhất nguyên luận coi mọi lĩnh vực của lương tâm con người đều là vật chất, là hóa sinh (biochemical). Nhân cách, ý chí, suy luận, tư tưởng, cảm xúc, và luân lý cũng chỉ là sản phẩm của hoạt động thần kinh (neural activity), một khái niệm tập hợp của các sự kiện hóa sinh trong não tạo ra nhiều hoạt động nhận thức và tâm lý.
Đối với người theo thuyết nhất nguyên, mọi kinh nghiệm của con người chỉ là sản phẩm phụ (byproduct) của hoạt động não. Các cảm giác về chính mình, tư tưởng, cảm xúc, cảm nhận về vẻ đẹp, cảm nhận về luân lý, cảm nhận về tính cân đối, sự thận trọng và sự quyết định, trực giác, cảm giác thông thường – mọi thứ chúng ta trải nghiệm, mọi thứ chúng ta yêu thích – đều chỉ là ảo giác sản sinh bởi các sự kiện của tế bào tập hợp. Không gì hơn.
Cách cơ bản khác để nhìn vào tất cả những điều xảy ra trong lương tâm con người là “thuyết nhị nguyên” (nhị nguyên luận – dualism). Người theo thuyết nhị nguyên nhận biết cả chiều kích hữu hình của sự hóa sinh lẩn chiều kích hữu hình của trí tuệ con người. Thuyết nhị nguyên pha trộn vật chất và tinh thần của con người và liên kết chúng một cách tương tác khi chúng ta trải nghiệm chúng. Thuyết nhị nguyên coi sự tương tác lẫn nhau giữa vật chất và tinh thần là một sự hòa nhập, là sự hài hòa của các tình trạng tương quan với nhau.
Đối với người theo thuyết nhị nguyên, lương tâm con người có cả chiều kích tinh thần và vật chất. Tất cả những kinh nghiệm của con người là những kinh nghiệm thật, không chỉ là sự kết hợp của hoạt động thần kinh tập hợp. Sự lý luận của chúng ta thực sự là thật, kể cả tư tưởng, cảm xúc, và trực giác. Chúng ta có một linh hồn không thể sờ thấy mà là thật, thật như cơ thể và não.
Người theo thuyết nhất nguyên tin rằng mọi thứ chúng ta trải nghiệm hoàn toàn chỉ dựa trên quá trình vật chất. Lương tâm là một kinh nghiệm chỉ là thật đối với chúng ta và hoàn toàn ngẫu nhiên theo hoạt động hóa sinh. Người theo thuyết nhất nguyên tin rằng con người là sự kết hợp của những thứ không sờ được và những thứ sờ được. Chúng ta vừa là vật chất vừa là tinh thần. Chúng ta có cơ thể và linh hồn, và cả hai đều là thật.
Đối với người theo thuyết nhất nguyên, mọi thứ chúng ta trải nghiệm đều không là cái mà nó có vẻ là, vì mọi thứ là ảo giác thần kinh (neural mirage). Đối với người theo thuyết nhị nguyên, mọi thứ chúng ta trải nghiệm có một thực tế thật. Đối với người theo thuyết nhất nguyên, việc tách biệt sự tưởng tượng ra khỏi thực thực tế là khó vì lương tâm của chúng ta là một chuỗi ảo giác thần kinh. Theo nghĩa nào đó, mọi thứ chúng ta trải nghiệm đều là tưởng tượng, hoặc là sự tưởng tượng của thần kinh với mức độ nào đó tương ứng với thế giới bên ngoài hoặc sự tưởng tượng của trí óc, giống như sự tưởng tượng. Đối với người theo thuyết nhị nguyên, việc tách biệt sự tưởng tượng ra khỏi thực thực tế là dễ hơn nhiều vì chúng ta biết lương tâm con người là thật và có thể nhận ra không chỉ tính chắc chắn và tính chính xác của vật chất mà còn cả tính chắc chắn và tính chính xác của tinh thần nữa.
Đối với người theo thuyết nhất nguyên, lương tâm con người chỉ là giấc mơ. Họ cho rằng giấc mơ chỉ là giấc mơ, sự chết là sự kết thúc của cơ thể và và hoàn toàn hủy diệt lương tâm y như giấc mơ. Sự hiện hữu là ảo giác và sự chết là chấm dứt ảo giác. Họ cho rằng sự chết là tách rời tinh thần khỏi vật chất. Chúng ta không còn bị cơ thể trói buộc vì chúng ta chỉ hơn cơ thể của mình.
Đối với người theo thuyết nhất nguyên, lý lẽ không là thực tế thật so với cách nó được cảm nhận. Họ cho rằng lý lẽ có một thực tế với chính nó và có thể được hiểu tốt hơn nhờ tập luyện và áp dụng. Họ cho rằng khó giải thích việc lý luận và chính lý lẽ phía sau việc vẽ bản đồ hoạt động não vì đây chỉ là cảm giác của thần kinh. Họ cho rằng việc lý luận là thật và có thể được đánh giá ngược với quy luật của chính lý lẽ.
Hiện nay, công bằng với người theo thuyết nhất nguyên mà nói, họ không thực sự sống cuộc đời mình như thể mọi sự đều là ảo giác. Họ thường sống như đa số chúng ta, trong giới hạn ý nghĩa thông thường, lý lẽ và khoa học. Nhưng quan điểm của họ về lương tâm con người không biện minh hoặc giải thích cuộc sống thường nhật. Đó là quan điểm về lương tâm không thực tế và không chính xác, như cuộc sống của họ chứng thực.
Đối với đa số những người theo thuyết nhất nguyên thoải mái và thực tế, việc hòa nhập vật chất và tinh thần, việc sống thoải mái trong thế giới hữu hình và vô hình mà cảm xúc và lý lẽ đều thật như củ cải và đường rầy. Đó chính là quan điểm thế giới không phù hợp với cuộc sống hàng ngày và cách sống thực tế của họ.
Thuyết nhất nguyên của họ không là cái gì đó thực sự đáng tin cậy hoặc khả thi. Đó là khái niệm theo lý thuyết có cách giải thích đối với thực tế không thể sống được, trừ phi bạn “giả bộ” các lĩnh vực không thể sờ được là thật. Không chỉ không thể sống được mà còn phi lý. Vì nó tự hủy lý lẽ, cũng như các nghĩa thông thường, kinh nghiệm thực tế. Sau cùng, thuyết nhất nguyên coi mọi thứ là một thứ và chỉ một thứ mà thôi. Do đó, nó không giải thích gì cả. Hoặc ít ra là chẳng thứ gì hơn những thứ hiển nhiên.
Mặc dù có những khác biệt này giữa việc sống thực tế và lý thuyết, có nhiều người vô thần, kể cả các sứ giả nổi bật hơn, những người đã minh nhiên hoặc mặc nhiên nhìn lương tâm con người theo cái nhìn của thuyết nhất nguyên. Khi bạn nói với những người vô thần như vậy, dù nói về Thiên Chúa cũng không bao giờ xoay về hướng của lương tâm con người, bạn có thể nghe về thuyết nhất nguyên mặc nhiên theo sự đòi hỏi của họ đối với sự hiện hữu của Thiên Chúa hoặc sự kháng cự của họ để tranh luận về nền tảng luân lý hoặc mỹ học, hoặc với sự nhiệt thành đối với chứng cớ vật chất.
Đây là lý do mà các cuộc tranh luận về triết học ít khi thảo luận với một số người vô thần: Vì khuynh hướng mặc nhiên của thuyết nhất nguyên đối với bản chất của chứng cớ và giả định của họ về khả năng thực sự biết mọi thứ. Đây là ngoại lệ, coi như liên minh với khoa học và họ không có khả năng góp phần đúng để lý luận vị trí chủ yếu của nó trong phương pháp khoa học và việc theo đuổi kiến thức khoa học.
Đối với người theo thuyết nhất nguyên, đưa tầm quan trọng của lý luận đối vào bất kỳ tranh luận nào hoặc ngay cả khoa học, lý lẽ vẫn không có đủ mức khả tín hoặc khả năng tạo nên trường hợp đó, ngay cả những thực tế không thể sờ được, ngoại trừ Thiên Chúa. Với những gngười vô thần thực sự nghĩ theo cách phù hợp với niềm tin của những người theo thuyết nhất nguyên, họ biết lý lẽ con người không có thực tế thật trừ phi nó được hợp pháp hóa trong lĩnh vực vật chất. Nói cách khác, lý lẽ liên quan mối nghi ngờ nào đó và bất lực, nếu không liên quan khoa học.
Nhưng Công giáo vẫn duy trì thực tế của những thứ sờ vào được, vũ trụ vật chất, cũng như những thứ không sờ vào được, mức độ tinh thần và tâm linh. Người Công giáo tin mọi thứ hiện hữu về phương diện vật chất đều là sản phẩm của Thiên Chúa. Người Công giáo tin tinh thần có trước sự hiện hữu của vật chất và Thần tối thượng làm cho vật chất hiện hữu. Khác người vô thần, người Công giáo tin tâm linh và tinh thần là thật. Đa số người vô thần không nghĩ vậy. Nhiều người trong số họ cho đó chỉ là hoạt động hóa sinh.
Khi trở thành sự thật, cách phân biệt như thế là hữu ích. Các sự khác biệt này rõ ràng và ngoại trừ lẫn nhau. Không chỉ vậy, chúng còn bao gồm toàn bộ các cách chọn lựa theo niềm tin của họ. Nhiều người vô thần nói rằng lĩnh vực vật chất chỉ có một, nguồn duy nhất của lương tâm con người và kinh nghiệm. Người Công giáo cho rằng các chiều kích tâm linh, cảm xúc và trí tuệ cũng thật như chiều kích vật chất.
Khi chúng ta kiểm tra các lời tuyên bố này, chúng ta biết một trong các niềm tin này phải là đúng và cái kia là sai. Hoặc là người vô thần theo thuyết nhất nguyên là đúng hoặc là người Công giáo theo thuyết nhị nguyên là đúng. Hoặc là kinh nghiệm con người chỉ là sản phẩm của hoạt động hóa sinh, là sự kết hợp của các tế bào, thần kinh, hoặc kinh nghiệm con người hơn sự hóa sinh mà chúng ta hiểu.
Chỉ một quan điểm hoặc một niềm tin cũng khả dĩ là thật. Cái khác hẳn là tưởng tượng. Dù lôi cuốn thế nào, dù chúng ta thích thế nào, chỉ một cái cũng có thể là thực sự và là thật. Cái khác hẳn là niềm tin tưởng tượng, bịa đặt, giả tạo (dỏm), hư cấu.
Cuối cùng, nếu người Công giáo chúng ta đùng, chúng ta bị bỏ lại với sự thật là tinh thần, cảm xúc và và tâm linh của chúng ta cũng thật như vật chất – đời sống hàng ngày của chúng ta và tính bất tử là hiển nhiên mặc dù hiện nay về nhân cách và sự hiểu biết, cách lý luận và cảm xúc, sự chết và khái niệm về cái đẹp, trực giác và cảm giác thông thường, cũng như về ý nghĩa, trật tự và tính phức tạp của thế giới mà chúng ta sống.
Nếu người Công giáo chúng ta đúng, chúng ta có thể biết sự khác biệt giữa sự tưởng tượng và thực tế, giữa ảo giác và sự kiện. Nhưng, nếu người vô thần theo thuyết nhất nguyên (monistic atheists) đúng, chúng ta chỉ có thực tế đơn giản của sự hóa sinh. Tất cả những thứ khác là tưởng tượng. Và mọi sự đều tương đương với trò chơi quidditch, điều hư cấu và sự tưởng tượng, ngay cả sự hiểu biết của chúng ta về sự tưởng tượng này. Nghe như chuyện khoa học viễn tưởng chứ không phải khoa học, bạn nghĩ vậy không?
FRANK CRONIN
TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ NCRegister.com)