VRNs (17.09.2011) – SRI LANKA (UCANews) – Việc các Kitô hữu muốn chống nghèo đói và sự bất công nên giúp phát triển tâm linh của họ, và cố gắng sống giữa người nghèo để hiểu những điều kiện sống của họ thế nào.
Antôn Meemana, giáo sư triết học và viễn cảnh tôn giáo về hòa giải và hòa bình tại ĐH La Salle ở Philippines, nói: “Nhiều người trên thế giới không nhận ra cuộc sống của những người bị cô lập thế nào vì họ ảnh hưởng chủ nghĩa vật chất lan tràn khiến họ ích kỷ”.
Một giáo sư tại ĐH Kelaniya, Sri Lanka, nói: “Nhiều Kitô hữu ở Sri Lanka cũng vậy, vì cách sống của họ lôi kéo họ mua sắm càng ngày càng nhiều”. Ông nói vậy trong bài diễn thuyết tưởng niệm chân phước Teresa lần thứ 13 tại Hội trường Caritas Sri Lanka ở Colombo.
Ông nói trước mặt các linh mục, nữ tu và giáo dân: “Nhờ sống với người nghèo, chúng ta có thể biết họ cảm thấy thế nào khi bị túng quẫn. Vấn đề con người là vấn đề tâm linh, và giải quyết cũng là tâm linh. Xã hội của chúng ta cần nền tảng tâm linh sâu sắc chứ không cần nền tảng vật chất”.
Ông nói thêm: “Một người có đạo thực sự là người sống tâm linh, là người công chính, là người đáng tin cậy. Mỗi người phải cố gắng sống công chính bằng cả con người mình và có thể giúp tạo nên một xã hội công chính. Chúng ta cũng cần những nhà lãnh đạo bằng cả sự liêm chính. Trách nhiệm của mỗi Kitô hữu là trở thành phước lành cho tha nhân”.
Andrew Samaratunge, chủ tịch “Phong trào Sri Lankan vì Công lý, Hòa bình và Hòa giải” (Sri Lanka Movement for Justice, Peace and Reconciliation) đã đồng ý với nhận xét của GS Meemana: “Nghèo khổ và bất công ở đất nước này có lein6 quan nhau. Dđa số những người giàu đều thờ ơ lãnh đạm trước đau khổ của người nghèo và người bị bỏ rơi”.
Các Kitô hữu là một khối tổng thể, chứ không chỉ các vị lãnh đạo Giáo hội, phải xét mình lại với sự quan tâm trách nhiệm để bảo đàm công lý cho người nghèo và những người bị cô lập. Đừng nói suông hoặc chỉ tay năm ngón!
TRẦM THIÊN THU