VRNs (25.09.2011) – NCRegister – Người ta tranh luận rằng nhiều lời cam kết chính trị dựa theo giáo điều của các Kitô hữu bảo thủ can thiệp vào chủ nghĩa tư bản (capitalism), chủ nghĩa quân phiệt (militarism), và đến nỗi chỉ được ban bí tích Thánh tẩy bằng một đoạn Kinh thánh được chọn lựa kỹ lưỡng. Thật vậy, nhiều lời cam kết này đạt được nhiều cảm hứng từ những người vô thần như Ayn Rand hoặc những người theo chủ nghĩa xã hộiDarwin tạp nhạp (sundry social Darwinists) hơn là từ Đức Kitô. Ai nói “Có” khi nghĩ về một người không được bảo đảm mà đang hấp hối thì không chỉ như một người khóc ở mộ ông Lazarô. Các Kitô hữu càng sớm không được “lập trình” từ khái niệm cho rằng chủ nghĩa tư bản bị người tiêu dùng điều khiển mang tính chủ nghĩa cá nhân là “Truyền thống được thánh hóa” (Sacred Tradition) thì càng sớm có thể thông thoáng đầu óc và nghĩ bằng đầu óc của Giáo hội. Điều này gồm những nỗ lực không ngừng, chẳng hạn như thánh Phalô là nhà phê bình chính trị về chương trình của chính phủ đối với việc “cho kẻ đói được ăn”.
Khi thánh Phaolô nói: “Ai không chịu làm thì cũng đừng ăn!” (2 Tx 3:10), ngài không nói về việc kết án các chương trình phúc lợi của nhà nước. Thật vậy, ngài không hề nói về đất nước nào. Ngài nói về cuộc sống trong cộng đoàn các tín hữu và yêu cầu các chi thể của Nhiệm thể Đức Kitô, không phải tổ chức chính trị, phải nỗ lực. Cách chúng ta đối xử với người nghèo, dù người trong hoặc ngoài Giáo hội, được Chúa Giêsu bàn luận chứ không thuộc các hiệp ước chính trị, nghĩa là “hãy cho mọi người xin bạn; và Ngài sẽ lấy đi của cải của bạn mà không xin lại được”. Điều này có nghĩa là Chúa Giêsu, cũng như thánh Phaolô, là người theo chủ nghĩa xã hội? Không, điều này nghĩa là Chúa Giêsu cũng không đề xuất một chương trình chính trị nào khác hơn thánh Phaolô. Chúa Giêsu không có lý thuyết nào đề xuất về chính quyền hoặc nền kinh tế. Ngài nhận biết quyền về tài sản tư, minh nhiên trong điều răn “Chớ lấy của người”. Ngài đưa ra sự nghi ngờ về tài sản, nhưng Ngài không kết án những vật sở hữu và Ngài khôn khéo tránh né các cuộc tranh luận về tiền bạc. Ngài cũng không vốn dĩ là người ủng hộ chủ nghĩa xã hội hoặc chủ nghĩa tư bản.
Giáo hội ban đầu không đề xuất chủ nghĩa xã hội như thánh Phaolô tuyên bố khi ngài nói rằng sách Công vụ Tông đồ nói với chúng ta: “Các tín hữu họp nhau và có mọi thứ là của chung. Bán mọi tài sản, họ cho bất cứ ai cần. …Không ai nhận thứ gì là của mình, nhưng họ chia sẻ mọi thứ họ có. …Trong số họ kông có người nghèo. Thi thoảng những người có đất đai hoặc nhà cửa thì họ bán hết, rồi đem tiền đến đặt dưới chân các tông đồ, tiền này được phân phát cho những người cần”. Đây là hồ sơ về cách Giáo hội phôi thai đã điều hành nội bộ, chứ không là hồ sơ của Giáo hội lữ hành tới Rôma và yêu cầu nhà nước ủng hộ chủ nghĩa xã hội. Yêu cầu to lớn của thánh Phaolô là “dân chúng là chủ nghĩa xã hội công khai (outright socialism) của dạng mà cả ngàn năm sau được Marx mô tả” – có thể ý tưởng đã được lấy từ Phúc âm. Hiện nay người dân phải là một trong những cách hiểu dốt nát nhất trong cả lịch sử của Tân ước và Marx. Bằng cách nào đó, nhà nước áp đặt ý muốn của giới vô sản bằng sức mạnh phát triển từ khẩu súng, và cho việc thờ phượng Thiên Chúa là thuốc phiện (opiate) của dân chúng trong sách Công vụ Tông đồ.
Cũng vậy, Công đồng Giêrusalem – chủ yếu là “kiểu dân chủ quân chủ” (monarchical democratic model) của sự quyết định đồng tâm nhất trí – không có nghĩa là Giáo hội yêu cầu hoàng đế La Mã phải được thay thế bằng một kiểu tương tự, hoặc tổ chức Quốc hội Lục địa II (Second Continental Congress) và khuyến khích nền dân chủ là một giá trị Kitô giáo. Gánh nặng của Giáo hội không là vi quản lý (quản lý chi tiết – micromanage) cả kinh tế lẫn chính trị. Công đồng này cũng không bắt chúng ta theo một lý thuyết chính trị nào đó.
Dĩ nhiên, thánh Phaolô viết bằng một chương trình nghị sự trong sáng. Ngài muốn tố cáo các Kitô hữu là những kẻ đạo đức giả hình (hypocrites) – một nhiệm vụ đủ dễ dàng trong một cộng đồng không gì khác hơn là các tội nhân. Nhưng việc làm chúng ta khỏi nói dối mà chủ nghĩa tư bản cá nhân tàn nhẫn do người tiêu dùng điều khiển là nét đặc trưng của truyền thống được thánh hóa không thực sự được hỗ trợ bằng cách cố gắng tái lập trình chúng ta bằng sự nói dối mà Chúa Giêsu hoặc Phúc âm là một người theo chủ nghĩa Mác-xít, cuối cùng là ý thức hệ chính trị (political ideology). Không. Nó là chính nó và hệ thống con người bị bần cùng hóa của trật tự mà chúng ta gọi là “ý thức hệ” lại chỉ là những mảnh rách nát từ nó. Từ cổ được dùng gọi những mảnh vụn đó là “dị giáo” (heresy) – một từ không phổ biến ngày nay, tiếc là vì nó vẫn được mô tả là ý thức hệ một cách hoàn hảo.
Từ “dị giáo” có nguồn gốc là tiếng Hy Lạp nói đến việc lấy ra một sợi dây trong cả khối dệt, để rồi một sợi tách ra và toàn bộ vật kia bị phá hư. Đó là những gì những người theo dị giáo và những người chủ trương (một thuyết nào đó) luôn làm: Trích một câu Phúc âm và sử dụng câu đó để tấn công toàn bộ. Nếu ai đó nói với bạn rằng Chúa Giêsu là người theo chủ nghĩa tư bản hoặc theo chủ nghĩa xã hội, người theo chủ nghĩa tự do hoặc chủ nghĩa bảo thủ, người theo chủ nghĩa quốc gia hoặc chủ nghĩa toàn cầu, thành viên của đảng này hay đảng nọ, đó là bạn đang nói chuyện với một người theo dị giáo hoặc tà thuyết.
MARK SHEA
TRẦM THIÊN THU
(Chuyển ngữ từ NCRegister.com)