VRNs (11.10.2011) - Nghệ An - Kể từ thời điểm các Thanh niên Công giáo, Tin lành và Phật giáo bị Bộ Công an bắt giữ cho tới nay, tên các đảng đối lập với đảng Cộng sản ở Việt Nam đang lần lượt được Bộ công an đưa ra so sánh và làm tiêu chuẫn để xét hỏi, quy tội các nghi can.
Theo wikipedia. Dưới đây là danh sách các đảng phái chính trị của Việt Nam trong lịch sử và hiện tại. Danh sách này chỉ liệt kê những đảng chính trị từng đăng ký chính thức, hoặc có ảnh hưởng nhất định tại Việt Nam.
Hiện tại, các đảng chính trị khác, ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam, đều không được chính quyền Việt Nam công nhận mặc dầu Hiến pháp 1992 (đặc biệt Điều 4) chỉ nói đến vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản chứ không đề cập đến việc cấm thành lập các đảng chính trị khác.
•Đảng Dân tộc
•Đảng Việt Tân
•Đảng Vì Dân
•Đảng Dân chủ Việt Nam
•Đảng Thăng Tiến Việt Nam
•Đại Việt Quốc dân Đảng
•Việt Nam Quốc dân Đảng
•Đại Việt Cách Mạng Đảng
•Đảng Cộng sản Việt Nam
•Đảng Nhân dân Hành động
•Đảng Dân chủ Nhân dân
Ngoài trừ đảng cộng sản thì 15 Thanh niên Công giáo và Tin lành vừa bị bắt trong hơn 02 tháng qua đã sinh hoạt xã hội theo tinh thần của những đảng phái nào trên đây, là một dấu hỏi không còn trong khái niệm gọi là “tế nhị” nữa mà là vấn đề cấp thiết đang từng ngày đặt ra hàng ngàn dấu hỏi cho giới tri thức trẻ Việt Nam hôm nay.
Đối với người Công giáo, đặc biệt: “ Đối với giáo dân, sự việc hoàn toàn khác: Mảnh đất nhân bản và dấn thân xã hội được coi là môi trường riêng biệt của giáo dân. Hoạt động chính trị là lãnh vực đặc biệt trong sinh hoạt xã hội của giáo dân. Giáo huấn Xã hội của Giáo Hội sẽ hướng dẫn tín hữu chọn lựa những giải pháp chính trị phục vụ công ích, phát triển công lý, bảo vệ nhân quyền, xây dựng dân chủ, cổ võ hòa bình… Nhưng rất có thể, những tín hữu chân thành và rất hăng say phục vụ, lại có những chọn lựa chính trị khác nhau. Đây là những chọn lựa cá nhân và trên bình diện công dân. Mỗi người phải chịu trách nhiệm về chọn lựa chính trị của mình và không ai được tuyên bố rằng chọn lựa đó là phù hợp với Tin Mừng hơn những chọn lựa khác, hay lấy thẩm quyền của Giáo hội để biện minh cho chọn lựa của chính mình (xem GS số 43).
– Dựa trên Giáo huấn Xã hội của Giáo hội, tôi cũng viết trong Văn thư trả lời Công văn số 5483 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Nghệ An như sau: “Tôi băn khoăn tự hỏi tại sao UBND tỉnh lại nêu vụ việc gọi là “một số công dân Công giáo vi phạm pháp luật, hoạt động phạm tội chống Nhà nước…” trong một công văn gửi cho giám mục giáo phận Vinh? Với tư cách là công dân Việt Nam, họ có quyền có những chọn lựa riêng về lãnh vực xã hội. Tôi và các cơ quan của giáo phận Vinh không chịu trách nhiệm về các lựa chọn dân sự của họ. Tuy nhiên, dư luận đang bức xúc và đặt nhiều câu hỏi về vụ này. Với tư cách là Chủ tịch Ủy ban Công Lý & Hòa Bình, trực thuộc HĐGM-VN, tôi đã nhận được thư của gia đình họ yêu cầu lên tiếng. Tôi đã điện thoại cho một số cơ quan yêu cầu nhanh chóng giải quyết sự việc để yên dân, nhưng cho đến nay vẫn chưa nhận được câu trả lời tích cực nào. Ước mong các cơ quan thẩm quyền sớm giải quyết vụ việc này theo đúng Pháp luật Việt Nam cũng như Công pháp Quốc tế”. ( trích Thư Ngỏ của ĐGM Phaolô Nguyễn Thái Hợp – Chủ tịch UBCL&HB trực thuộc HĐGMVN)
Việc những Thanh niên Công giáo lựa chọn và sinh hoạt xã hội thông qua đảng phái nào đó là quyền và sự khôn ngoan của họ. Nếu đảng Dân tộc, đảng Việt Tân, đảng Vì Dân, đảng Dân chủ Việt Nam, đảng Thăng Tiến Việt Nam…hay một đảng nào đó không đi ngược lại với định hướng của tin mừng và dấn thân phục vụ con người theo tinh thần học thuyết xã hội của giáo hội Công giáo thì các Thanh niên Công giáo và Tin Lành sẽ sinh hoạt xã hội theo đảng đó, ngay cả khi các đảng ấy không muốn hay không công nhận họ, vì đó là quyền. Tuy nhiên khi một công dân ở bất cứ đất nước nào sống đúng tinh thần học thuyết xã hội của giáo hội Công giáo thì chính họ là niềm vinh dự cho đảng phái nào được họ ủng hộ.
Trong số 11 đảng phái nói trên, cho tới nay ở Việt Nam, chưa có đảng chính trị nào đủ uy tín và vị thế chân chính để từ chối người công giáo chân chính tham gia sinh hoạt xã hội với đảng phái ấy mà ngược lại chỉ có người Công giáo chân chính từ chối các đảng phài chính trị mà họ xét thấy không có lợi cho đời sống đức tin Công Giáo và quá sai lệch với học thuyết xã hội của giáo hội Công giáo.
Trường hợp một số tín hữu Công giáo và Tin lành “theo đóm ăn tàn” công khai kết nạp đảng cộng sản là những trường hợp hi hữu và tiếng nói của họ cho tới nay, trong thực tế không còn có giá trị đại diện đúng nghĩa cho một nhóm hay một tổ chức Tôn giáo chân chính nào ở Việt Nam.
Việc đảng cộng sản lạm dụng Luật và dùng bạo quyền bức ép các Thanh niên Công giáo và Tin lành “phải yêu” đường lối độc quyền, độc đảng của đảng cộng sản và cấm họ “ngõ lời với các đảng phái khác” là sự cưỡng bức quyền chính trị, một dạng thức “cưỡng dâm tư tưởng của các thể chế độc tài”. Thái độ ấy càng kéo dài thì càng vô duyên và tạo nhiều cơ hội cho Thanh niên có tôn giáo ở Việt Nam hiểu biết thêm các đảng phái khác và tất yếu họ sẽ có những lựa chọn khôn ngoan, phù hợp với đời sống đức tin của mỗi Tôn giáo và truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam.
Trong khi chờ đợi một đảng phái chính trị nào đó không đi ngược lại với định hướng Tin mừng thì các Thanh niên Công giáo và Tin lành vẫn hiên ngang sống tinh thần yêu nước chân chính theo học thuyết xã hội của giáo hội Công giáo và có Quyền tìm hiểu về các đảng phái nhất là qua webside về các đảng ấy để biết rõ quan điểm, định hướng, tinh thần của các đảng phái và lựa chọn cho mình một đảng chân chính để xây dựng đất nước, từng bước khẳng định vị thế cho dân tộc Việt Nam .
Việc 15 Thanh niên Công giáo và Tin lành vừa bị bắt trong hơn 02 tháng qua, đã sinh hoạt xã hội theo tinh thần của những đảng phái nào đang hoạt động ở Việt Nam là sự lựa chọn riêng của cá nhân mỗi người. Họ theo, không theo, chưa theo hoặc đang tìm hiểu một đảng phái chính trị nào là quyền của họ và chỉ có họ mới đủ tư cách đưa ra những nhận định đúng đắn, chính xác và có trách nhiệm với sự lựa chọn ấy. Ngoài họ ra, bất cứ một tiếng nói nào, dẫu núp bóng dưới bất cứ hình thức dân chủ gì để “nơm” hoặc làm xiếc ngôn từ bằng bất cứ dọng điệu đạo đức nào để “úp” thì cũng không là đại diện cho lập trường chính trị của họ.
Mặt khác những Thanh niên ưu tú này cũng không phải là “cái cớ” cho những lời bình, công kích hội này, dòng nọ, hoặc lạm dụng hình ảnh của họ để bình bàn về quan điểm của các đảng phái ở Việt nam. Vì ngoài đảng cộng sản ra thì cho tới nay các đảng phái và đòan thể yêu nước ở Việt Nam đang xích lại gần nhau và mục đích duy nhất của họ là cùng nhân dân, qua nhân dân và nhờ nhân dân đẩy lùi sự bành trướng của Cộng sản Bắc Kinh trên đất Việt Nam chứ không phải là lật đổ đảng cộng sản Việt Nam. Chính thái độ thiếu bao dung, ích kỷ, độc đoán và bạo quyền của đảng cộng sản Việt Nam đã tự phân hủy uy tín và quyền lực của họ chứ chẳng có ai là “thế lực thù địch” nào cả.
Thiết nghĩ cũng cần có một cái nhìn khách quan và đúng đắn hơn về những nghĩa cử dấn thân của các tri thức trẻ sống có Tôn giáo ở Việt Nam là:
Những Thanh niên Công giáo, Tin lành, Phật giáo chân chính và trưởng thành không bao giờ là con tốt hay những quả bóng trên sân chơi chính trị nào cả nhưng họ chính là những Trọng tài và đồng thời là những cổ động viên nhiệt tâm, khách quan cho các cuộc tranh tài chính trị, công bằng và dân chủ ở Việt Nam hôm nay và tương lai, nhằm góp phần làm lành mạnh xã hội và phát huy truyền thống đạo đức chân chính của dân tộc.
Có thể trong buổi giáo thời, lúc tranh tối, tranh sáng này sẽ có những bất cập nhưng những trang sử mới về dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam đang mở ra và tất yếu 15 gương mặt này, dẫu bị Bộ công an của đảng cộng sản cầm tù bao lâu đi chăng nữa thì hình ảnh Trống đồng vẫn là màu cờ sắc áo, tư tưởng Trần Nhân Tông, Phan Bội Châu, Nguyễn Trường Tộ … vẫn luôn là tư tưởng cho mọi nổ lực tranh đấu, đặc biệt là những cống hiến của họ cho xã hội qua các phong trào bảo vệ sự sống, bảo vệ chủ quyền biên giới và hải đảo… đã và đang thực sự đi vào lòng nhân dân Việt Nam và công luận quốc tế.
Cộng sản Việt Nam có thể cầm tù 15 người hoặc 15 triệu người yêu nước nhưng không bao giờ cầm tù được Đức tin và hồn thiêng sông núi của một dân tộc.
Trần Bình – Xứ Nghệ