VRNs (11.11.2011) – Hôm nay là ngày 3 số “11”, Quỳnh Chi gởi đến chúng ta 11 tấm ảnh , mà theo tác giả sưu tầm và viết lời bình luận này, thì những bức ảnh này làm cho nhân loại bang hoàng. Trong đó có một tấm của Việt Nam, mới xuất hiện vào mùa hè vừa qua.
Người ta thường nói rằng, mỗi bức ảnh có giá trị bằng hàng ngàn lời nói. Nhưng mỗi bức ảnh dưới đây không chỉ giá trị bằng ngàn lời nói, mà chúng là cả một câu chuyện lớn lao, một câu chuyện đủ sức mạnh để thay đổi thế giới và gây xúc động mạnh trong mỗi chúng ta. Dưới đây là 11 bức ảnh từng gây chấn động trên toàn thế giới:
1. Sự đau đớn của Omayra Sanchez (Frank Fourier)
Nhiếp ảnh gia Frank đã chụp hình được khoảnh khắc bi thảm của cô bé Omayra Sanchez, đang mắc kẹt trong bùn đất và đống đổ nát của các tòa nhà. Núi lửa Nevado del Ruiz của Colombia phun trào năm 1985 đã gây nên một vụ lở đất khủng khiếp. Nó tàn phá các thị trấn xung quanh và giết chết 25.000 người. Sau 3 ngày vật lộn, Omayra chết do hạ thân nhiệt và hoại tử. Cái chết bi thảm của cô bé đã cho thấy sự thất bại của các quan chức chính quyền, trong việc cứu hộ các nạn nhân của thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất tại Colombia. Frank Fournier chụp bức ảnh này ngay trước khi Omayra chết. Cái chết đau đớn của cô bé sau đó đã được phát trên truyền hình tới hàng trăm triệu người trên toàn thế giới, và gây nên một cuộc tranh cãi lớn.
2. “Trái tim sư tử” (Deanne Fitzmaurice)
Phóng viên ảnh từng đoạt giải thưởng Pulitzer, Deanne Fitzmaurice, đã khiến thế giới bị xúc động vào năm 2005 với bài tiểu luận ảnh “Operation Lion Heart”. “Operation Lion Heart” là câu chuyện về một cậu bé Iraq 9 tuổi bị thương bởi một vụ nổ của một trong những cuộc xung đột ác liệt nhất lịch sử hiện đại, đó là Chiến tranh Iraq. Cậu bé đã được đưa đến một bệnh viện ở Oakland, CA — nơi cậu phải trải qua hàng chục cuộc phẫu thuật cận kề sống chết. Sự can đảm và tinh thần chiến đấu với cái chết của cậu đã được đặt biệt danh “Trái tim sư tử” (LionHeart)
3. Thảm họa khí Bhopal 1984 (Pablo Bartholomew)
Pablo Bartholomew là một phóng viên ảnh nổi tiếng người Ấn Độ, người đã chụp được những tấm ảnh về Thảm họa khí độc Bhopal. Đã 27 năm trôi qua kể từ thảm họa công nghiệp tồi tệ nhất tại Ấn Độ, làm bị thương 558.125 người và giết chết khoảng 15.000 người. Do bỏ qua các tiêu chuẩn an toàn và thủ tục bảo trì và an toàn tại nhà máy thuốc trừ sâu của công ty Union Carbide India Limited tại Bhopal, một vụ rò rỉ khí methyl isocyanate và hóa chất khác gây thảm họa lớn cho môi trường và con người. Nhiếp ảnh gia Pablo Bartholomew đã vội vã đến nơi xảy ra thảm họa. Ông nhìn thấy một người đàn ông đang chôn một đứa trẻ. Hình ảnh này đã được cả Pablo Bartholomew và Raghu Rai, một phóng viên ảnh tên tuổi khác, ghi lại. “Hình ảnh rất thương tâm này đã nói lên toàn bộ câu chuyện về thảm hoạ”, Raghu Rai cho biết.
4. Sau trận sóng thần (Arko Datta)
Một trong những hỉnh ảnh tiêu biểu và nổi bật nhất về hậu quả của thảm họa sóng thần Ấn Độ Dương, đã được chụp bởi nhiếp ảnh gia Arko Datta của hãng thông tấn Reuters. Ông đã chiến thắng cuộc thi ảnh báo chí thế giới năm 2004 với bức ảnh này. Kathy Ryan, thành viên ban giám khảo và là biên tập viên ảnh của Tạp chí New York Times, đã miêu tả bức ảnh của Datta là “một bức ảnh lịch sử, rất linh động và đầy xúc động. Bức ảnh miêu tả một người phụ nữ Ấn Độ nằm gục đầu, giang hai tay trên cát, trước xác một thành viên trong gia đình. Người thân của bà đã chết trong trận sóng thần Ấn Độ Dương.
5. Trung tâm Thương mại Thế giới 9/11 (Steve Ludlum)
Sức mạnh của tấm ảnh mà Steve Ludlum ghi lại được đã quá rõ ràng mà không cần thêm một lời mô tả nào. Chiếc máy bay đâm ngang tòa tháp đôi WTC đã tạo nên một quả cầu lửa và cột khói khổng lồ, báo trước sự sụp đổ của tòa nhà chọc trời này, cũng như sẽ tạo ra những đám mây bụi khổng lồ.
6. Sức mạnh của một người (Oded Balilty)
Năm 2006, nhà chức trách Israel đã ra lệnh sơ tán những khu định cư bất hợp pháp, như Amona. Oded Balilty, một nhiếp ảnh gia Israel làm cho hãng tin AP, đã có mặt, khi cuộc sơ tán biến thành cuộc xung đột và bạo lực chưa từng có, giữa những người định cư và các nhân viên cảnh sát. Hình ảnh Oded Balilty ghi lại cho thấy, một người phụ nữ dũng cảm dám một mình chống lại những nhân viên cảnh sát. Bức ảnh sau đó đã trở thành đề tại gây tranh cãi lớn. Ynet Nili là người định cư Do Thái 16 tuổi, có mặt trong bức hình trên. Theo Ynet: Hình ảnh này là một điều đáng hổ thẹn với nhà nước Israel. Có thể bức ảnh là một tác phẩm nghệ thuật, nhưng đó không phải là những gì đã diễn ra sau đó. Những gì đã xảy ra ở Amona hoàn toàn khác. Nili đã bị cảnh sát đánh đập rất hung bạo.
7. Sau cơn bão (Patrick Farrell)
Patrick Farrell, nhiếp ảnh gia của tờ Miami Herald, đã chụp được những bức ảnh đau thương về nạn nhân của cơn bão Haiti năm 2008. Thảm họa được ghi lại bằng những hình ảnh trắng đen. Trong ảnh là một cậu bé không quần áo, người đầy bùn đất, đang cố gắng giữ lại chiếc xe đẩy, sau khi cơn bão nhiệt đới Hanna tấn công Haiti.
8. Thảm sát Thái Lan (Neil Ulevich)
Neal Ulevich đoạt giải thưởng Pulitzer năm 1977, cho một “loạt các bức ảnh về tình trạng bạo động và chết chóc tại các đường phố của thủ đô Bangkok, Thái Lan”. Vụ thảm sát Đại học Thammasat diễn ra vào ngày 6/10/1976. Đó là một cuộc tấn công bạo lực, nhằm vào những sinh viên có hành động chống lại Field Marshall Thanom Kittikachorn. FMT Kittikachorn là một nhà độc tài lưu vong, đang lập kế hoạch để trở lại Thái Lan. Sự trở lại của nhà độc tài quân sự này đã gây nên các cuộc biểu tình rất bạo lực. Những người biểu tình và sinh viên đã bị đánh đập, bị chém, bị bắn, bị treo cổ hoặc đốt cháy đến chết.
9. Dưới chân cuộc chiến (Carolyn Cole)
Nhiếp ảnh gia Carolyn Cole của Los Angeles Times đã chụp bức ảnh đáng sợ này, trong thời gian tới Liberia. Nó cho thấy mức độ khủng khiếp của cuộc nội chiến tại Liberia. Vỏ đạn phủ đầy đường phố ở Monrovia. Thủ đô của Liberia là khu vực bị ảnh hưởng tồi tệ nhất, bởi vì đây là nơi diễn ra cuộc chiến khốc liệt giữa quân đội chính phủ và lực lượng nổi dậy.
10. Người tị nạn Kosovo (Carol Guzy)
Carol Guzy nhận giải thưởng Pulitzer vào năm 2000, với bức ảnh về người tị nạn Kosovo. Bà là người phụ nữ đầu tiên nhận giải Pulitzer cho những bức ảnh thời sự. Bức ảnh miêu tả Agim Shala, một cậu bé hai tuổi, được đưa qua khỏi một hàng rào dây thép gai để về với gia đình cậu. Hàng ngàn người tị nạn Kosovo đã được đoàn tụ và cắm trại tại Kukes, Albania.
11. Công an ĐU Minh (Hà Nội) đạp vào mặt người biểu tình yêu nước
Trước đó, trên các trang mạng lưu truyền một đoạn video ngắn, được cho là hình an ninh Việt Nam mặc thường phục giẫm vào mặt người biểu tình ở Hà Nội hôm 17/07.
Ông Nguyễn Chí Đức nói với BBC rằng, ông đặc biệt “buồn, thất vọng” vì tường thuật trên tờ Hà Nội Mới về cuộc họp báo, vì đây là cơ quan của Thành Ủy Đảng cộng sản Việt Nam – Thành phố Hà Nội.
Tờ Hà Nội Mới, giống như nhiều tờ báo trong nước, đã tường thuật lại lời Giám đốc Công an Hà Nội Nguyễn Đức Nhanh rằng: “Không có căn cứ xác định anh Nguyễn Chí Đức bị lực lượng làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự đánh, đạp khi tham gia biểu tình”.
Ông Đức nói với BBC: “Tôi chỉ buồn và phẫn nộ, sau khi đọc báo Hà Nội Mới Online mà thôi. Còn bất kì báo nào, bất kì ai, kể cả công an thành phố có kết luận, bình luận gì về tôi đều không làm tôi bận tâm. Với tôi là vô nghĩa! Còn tại sao báo Hà Nội Mới Online làm tôi buồn và phẫn nộ, vì bản thân tôi là đảng viên, tôi làm việc hợp tác với các anh là bởi tôi muốn bảo vệ Đảng, nhưng tôi không muốn đi quá sự việc. Họ đã xúc phạm danh dự của tôi, mà họ lại là đồng chí của tôi. Họ đổi trắng thành đen, làm tôi rất buồn. Tôi đã muốn giảm nhẹ sự việc, nhưng bây giờ, họ viết lên báo khẳng định tôi không bị đánh.”
Ông nói thêm: “Tôi chỉ quan tâm tới người thật việc thật, những ai sống làm việc gắn bó với tôi, đặc biệt là những người đi biểu tình trong hai tháng qua. Tôn trân trọng và quí mến họ và những kỉ niệm này, tôi nghĩ, sẽ theo mãi suốt cuộc đời tôi.”
TÂM SỰ CỦA “MINH ĐẠP”
Tôi đạp vào mặt người biểu tình
Mà thiên hạ bảo tôi đạp vào mặt Nhân dân
Đạp vào mặt Lòng yêu nước
Đạp vào mặt Giống nòi, Tổ quốc
Đạp vào mặt Truyền thống Anh hùng…
Thiên hạ gọi tôi là kẻ súc sinh
là thằng súc vật
là tên ác ôn không có tính Người
Thiên hạ hỏi kẻ nào đã sinh ra tôi
Thằng nào dạy mi, biến mi thành súc vật?
Mày ăn cơm hay mày ăn cứt?
Từ ngày Mười Bảy tháng Bảy năm Hai ngàn mười một
Tôi thành kẻ bơ vơ trước cả bố mẹ mình
Vợ con khinh
Họ hàng xa lánh
Dẫu tôi biết biển Đông đang nổi sóng
Dẫu tôi biết lòng người đang sục sôi
Dẫu tôi biết bố mẹ tôi xấu hổ với mọi người
Tôi cũng biết
Hàng ngày tôi ăn cơm
của người nông dân một nắng hai sương cấy hái trên đồng
Tôi mặc áo của người công nhân
cặm cụi sớm khuya bên máy may, máy dệt
Nhưng tôi cũng biết
những người này không trực tiếp cho tôi
Tôi biết người cho tôi không làm ra của cải
Người dạy tôi không biết điều hay, lẽ phải
Nhưng họ trực tiếp cho tôi những cái tôi cần!
Họ dạy tôi họ đại diện cho Nhân dân
đại diện cho Đất nước.
Phục vụ họ là phục vụ Nhân dân, Tổ quốc.
Phải mạnh tay, mạnh chân với người họ không ưa
Có thể họ là những kẻ khùng điên, dối trá, lọc lừa
Nhưng nếu họ không còn
Tôi lấy gì để sống?
QUỲNH CHI