Thứ Tư, 23 tháng 11, 2011

Lại về với thuở yêu đầu

VRNs (23.11.2011) – Suy niệm Chúa Nhật thứ Nhất mùa Vọng năm B 27.11.2011



“Lại về với thuở yêu đầu,
quên đi anh nhé dãi dầu đã qua.”
(dẫn từ thơ Bùi Kim Anh)

Mc 13: 33-37

“Về với thuở yêu (dấu thời ban) đầu, là về với thánh hội vào mọi buổi, như thánh sử Máccô vẫn ghi lại ở trình thuật.

Trình thuật, nay thánh Máccô ghi, là ghi về việc Đức Kitô sẽ đến lại, hôm nay và mai ngày với lễ hội rất Giáng Sinh. Chờ Chúa đến, vẫn là động thái của dân con người Do thái và của thánh hội thời ban sơ. Dù, việc ngóng và chờ có kéo theo sau nhiều diễn biến sầu buồn xảy đến với dân gian.

Dân gian, nay chứng kiến nhiều diễn biến khá buồn sầu/tiêu cực, khiến người người cứ cho rằng: đó là dấu chỉ cho thấy Đức Mêsia Đấng Cứu Độ đang hỗ trợ cho con người được vững mạnh trước những khó khăn, sầu buồn của thời đại.

Về sầu buồn/tiêu cực ở đời người, hôm trước có tác giả viết nguyên cuốn sách mang tựa đề “Xã hội của ta định đoạt ra sao việc biến chất, rất tồn tại?” Thật ra, nội dung sách này đề cập nhiều đến chuyện gãy đổ về kinh tế, môi sinh. Về thay đổi khí hậu, giảm suy năng lượng và dân số thế giới hoặc về văn hoá đổi thay. Thêm vào đó, còn có khó khăn về giá xăng dầu, và phản ứng của người tiêu dùng chung quanh khó khăn đó. Tóm lại, bằng cách này hay cách khác, người người hôm nay đang tạo ra trạng huống tự mình kết liễu cuộc đời mình và đang đi vào với văn hoá của sự chết, nhiều chứng cớ.

Từ đó, có người lại sẽ hỏi: phải chăng thế giới nay đi vào một kết cuộc? Điều đó còn tuỳ. Tuỳ người hỏi đang đứng ở vị trí nào. Tuỳ người trả lời đang ở đâu? Xã hội nào? Và, các xã hội giàu có, nhiều chúc phúc nay cũng chẳng mong chờ gì, vì có đủ. Nhiều vị đã biết san sẻ với người khác, rất độ lượng. Nhưng, cả người sẻ san lẫn kẻ nhận lãnh đều không hiểu hết ý nghĩa của hai chữ “hy vọng”. Và, chẳng có “hơi” đâu mà đợi chờ. Chí ít, là chờ và đợi ngày Chúa đến.

Lễ Giáng Sinh với nhiều người, chỉ là cơ hội thuận lợi để tự đánh bóng chính mình, trước công chúng. Nhiều nơi, nhiều nước chưa được hân hạnh nhận nhiều chúc phúc nên những muốn phá bỏ điều buồn chán không ngày vui. Họ là những người không tin vào quà cáp Giáng Sinh, bởi quà gì đi nữa cũng chẳng bao giờ đến được tới lượt họ. Tuy nhiên, họ vẫn mong đợi quà, tựa hồ như đợi và mong mùa mưa tới trong mùa khô cạn. Nói chung, tận phần sâu thẳm của chính mình, người người cũng đều chờ mong Đấng Mêsia tới để còn vui hưởng ơn cứu độ, như cụm từ “cánh chung” hằng diễn tả.

Cánh chung hay khải huyền, là tâm tình của chúng dân luôn mong chờ chỉ xuất hiện chừng một, hai trăm năm trước ngày Chúa Giáng hạ, mà thôi. Cụm từ này xuất xứ từ tiếng Hy Lạp “apokalypsis” nhằm chỉ về những gì sắp xảy đến, như: ngày thế tận ngõ hầu trông đợi một thế giới mới, rất trật tự. Cụm từ này liên quan đến môn học về cánh-chung, tức học hỏi về sự kết tận của thế giiới, rất ưu tiên. Khải huyền, là sách diễn tả điều mọi người trông chờ xem khi nào và làm sao sự việc ấy sẽ xảy đến.

Khải huyền, là sách chứa đựng mặc khải về Đấng Thiên Sai Ngài sẽ đến mang theo sứ điệp diễn bày bằng biểu tuợng cao siêu, nhiều mật mã, rất kỳ lạ. Khải huyền, cũng là sách kể về các loài thú. Những quái vật. Về đất nước có vấn đề văn hoá đa dạng, ở tầng dưới. Sứ điệp của Khải huyền thường xảy đến theo sau thị kiến hoặc giấc mơ, có đấng thần thiêng, thiên sứ với thần. Sứ điệp của sách Khải huyền, thường có khuynh hướng trình bày sự việc từng xảy đến trong quá khứ, cả thời hiện tại lẫn các sự kiễn xảy đến trong mai ngày. Sứ điệp của Khải Huyền, còn đem đến nhiều tiên đoán về các tai ương chia cắt người phàm làm hai nhóm, bên thiện/bên ác rất rõ rệt.

Trình bày hình ảnh của sách Khải Huyền, Cha già Hồng Y Carlo Maria Martini từng quảng diễn: “Khải huyền, là cảnh thế giới rơi vào tình trạng không thoải mái, rất bất mãn về hiện trạng mình đang gặp nhưng vẫn hy vọng rằng sự thể sẽ đổi thay theo cách khá hơn nhờ biến cố nào đó có sự can thiệp từ một sức mạnh ở trên cao. Tác giả Khải Huyền là người thấy suy tư về sự thể rất mới sẽ đến với lịch sử con người, dù mọi người chẳng ai biết chắc khi nào thực sự có đổi thay. Và, thay đổi ra sao. Khải huyền, là mặc khải về tương lai mai ngày được các ngôn sứ cho biết trước, bằng thứ ngôn ngữ cũng rất tối mà chỉ một số ít mới có thể hiểu. Chủ thuyết cánh chung được mặc khải phải đi đôi với hãi sợ và hy vọng. Hy vọng cho tương lại. Hãi sợ cho ngày tàn của lịch sử. Mặc khải về cánh chung bao giờ cũng đính kết với hy vọng một kỷ nguyên mới.” (x. Carlo Mario Martini, Cộng đồng Kitô giáo: Tiến Vào Thiên Niên Kỷ Thứ 3, America ngày 2/5/1998)

Sách Khải Huyền chịu ảnh hưởng nhiều tư tưởng của những người ở xứ Ba Tư từng kết nạp những ảnh hình huyền thoại như cuộc tử chiến giữa Thiên Chúa và tình trạng hỗn độn thời khởi nguyên, tức các nền văn hoá khác biệt. Mặc khải cánh chung, tin vào phán xét cá nhân mỗi người vào lúc chết. Mặc khải cánh chung cho biết mỗi người và mọi người sẽ an hưởng cuộc sống yên hàn hoặc bị trừng phạt suốt thiên thu. Các văn bản khải huyền được viết vào cùng một thời, nhưng không phải tất cả đều được đưa vào Kinh thánh. Bởi, kinh thánh chỉ gồm đôi ba mảnh suy tư rải rác bên lề sách Đanien, thôi.

Khải Huyền, là sách gây nhiều ảnh hưởng trên Qumran, vốn đặt nặng lên chủ đề liên quan đến trường sinh bất tử và sống lại từ cõi chết. Cũng từ đó, lập trường của Khải Huyền luôn coi thế giới gian trần như là nơi không thể có được bình an và công lý. Xem thế thì, Khải Huyền là loại hình văn chương của hy vọng và tuyệt vọng. Của niềm xác tín cho rằng ngày nào đó, Chúa sẽ đến can thiệp cho con nguời. Sách Khải Huyền, chuyên dùng ví dụ như người ngồi đọc truyện trên chiếc ghế bành vào lúc có khó khăn, chuyển biến.

Một số tác giả viết sách Khải Huyền tin vào tương lại mai ngày rất sáng lạn, sẽ đưa người người ra khỏi mọi rối loạn thời hiện tại. Sách này sử dụng lối tính toán hơi lạ đối với người thời đại. Lạ, là các tác giả đếm năm tháng ngày giờ xảy đến chuyện đền thờ bị phá huỷ vào năm 587 trước công nguyên. Và còn tiên đoán rằng việc tái dựng đền thờ sẽ được thực hiện vào thời gian không lâu, sau đó. Sách tiên tri Giêrêmia chương 25 có nói đến số 70 năm. Trong khi ở sách Đanien, chương 8 và 9, thiên sứ lại cho ngôn sứ Đanien biết trước thời gian tái dựng đền thờ sẽ xảy đến chừng 490 năm sau đó.

Theo Tin Mừng thánh Luca viết, thì: giả như ta đếm ngày tháng từ lúc thần sứ Gabriel báo tin vui cho ông Zacariah biết ngày Chúa Giáng Hạ, đến ngày Chúa trình diện ở đền thờ, cũng phải mất những 490 ngày. Các tác giả trên đều rất thích số “7” và các diễn biến xuất phát từ số “7” ấy. Tất cả chỉ để nói lên một điều, là: ta đang phải đương đầu với thời cùng tận và ngày giờ tận cùng ấy là tháng ngày chót hết của lịch sử. Ngày ấy, thời ấy sẽ không xa hôm nay. Lúc này. Và, khi Chúa đến, ta sẽ thấy được lịch sử từng ra sao, làm gì; và đâu là tâm điểm của sự thể, như thế. Vì có Chúa, nên sẽ không còn gì để lo âu, hãi sợ. Đó là thời để ta thêm lòng can đảm, có được hy vọng và mừng vui. Hễ tin vào Chúa, thì mọi sự cũng sẽ chuyển thành ngày cánh chung theo cách tích cực, rất tốt đẹp.

Nhìn vào Tân Ước, người người sẽ thấy các tác giả gồm tóm trong đó lối suy tư theo cung cách Khải huyền, rất cánh chung. Tin Mừng thánh Máccô đoạn 13 câu 8 nói nhiều hơn chỉ ‘một khởi đầu của khủng hoảng’, hoặc ‘xao xuyến, hỗn độn rày xảy đến’. Nói như thế, tức bảo rằng ngôn từ mà các thánh sử dụng là để vẽ lên hình ảnh về khổ đau/khốn khó trước khi sinh. Trước khi trẻ bé chào đời. Nói như thế, tức bảo rằng: thế giới này không chết đi, mà chỉ là đang sinh hạ trẻ bé. Nói như thế, là như nói ở thời đại hiện tại mà bảo rằng: Hãy đợi đấy. Một thế giới đang được sinh hạ, và đổi mới.

Thánh Mátthêu cũng sao chép hình ảnh đau quặn của người mẹ trước khi sinh. Trong khi đó, thì thánh Luca lại nói: “Thiên Chúa đã gỡ Đức Giêsu khỏi nỗi khổ đau của sự chết mà cho Ngài sống lại” (Cv 2: 24) Thánh Gioan lại nói: “Đàn bà sanh con thì ưu phiền vì giờ của bà đã đến, nhưng sinh rồi thì không còn nhớ cơn khốn quẫn, vì niềm vui đã có một người sinh ra trên thế gian.” (Ga 16: 21)

Thánh Phaolô nói rõ hơn khi ngài bảo: “Những kẻ quặn đau mà sinh ra mãi cho đến khi nào Đức Kitô được thành hình trong anh em.” (Ga 4: 19). Ở đoạn khác trong thư gửi giáo đoàn Thessalônikê, thánh nhân lại viết: “Tai hoạ thình lình ập xuống, tựa cơn đau chuyển bụng đến với người đàn bà có thai, và sẽ chẳng có ai trốn thoát được…” (1 Th 5: 3)

Nói tóm lại, hình ảnh cánh chung của Khải Huyền mà phụng vụ mùa Vọng sử dụng là để nói cho ta biết đừng quá lo âu, sầu buồn. Bởi, những lo âu/sầu buồn ấy, chỉ như cơn đau quặn của người mẹ đang sanh hạ Lễ Giáng Sinh đích thực cho thế gian. Ngày ấy sẽ đến rất mau. Đến, để người người nhờ có Đức Giêsu mà trở thành người mới. Thế giới mới. Thế giới sinh ra cho con người. Phải chăng, đó mới là ý nghĩa đích thực của ngày Chúa Giáng hạ, làm người, rất Emmanuel?

Cảm nhận sự thể sẽ tốt đẹp, tưởng cũng nên hướng về lời thơ đầy ý nghĩa, mà ngâm nga:

“Lại về với những vần thơ
Nối dang dở để bây giờ trọn câu.”
(Bùi Kim Anh – Tìm Trong Phố Cũ)

Về với vần thơ, không để tìm trong phố cũ nhiều sương phủ. Mà là, về với tương lai đã mặc khải nhiều điều tốt đẹp, rất như thơ. Bởi, cánh chung Khải Huyền cũng rất thơ. Không chỉ là cho bây giờ. Mà, mãi mãi trong tương lai. Rất mai ngày. Nhiều sáng giá.

Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh.

Mai Tá lược dịch.