VRNs (02.11.2011) – Úc Đại Lợi – Suy niệm Chúa Nhật thứ 32 thường niên năm A 06/11/2011
“Nếu hạnh phúc sẽ khơi nguồn đau khổ,
Thì xin em đừng tìm đến với nhau.”
(dẫn từ thơ Phạm Ngọc)
Mt 25: 1-13
Tìm đến nhau, là để mang lại hạnh phúc, cho nhau. Đó là sự thật. Nhưng, sao nhà thơ lại nói: xin em hãy đừng tìm! Tìm hay không, vẫn là chuyện khôn chứ đâu là dại. Khôn dại/dại khôn, thánh sử nhà Đạo xưa nay vẫn giải khuyên qua dụ ngôn truyện trình thuật. Có cân nhắc. Ngợi khen. Tung hô.
Trình thẫt thánh Mátthêu hôm nay, cũng ngợi khen/tung hô việc của Chúa, bằng nhiều cách. Cách dễ nhận nhất, là dụ ngôn. Dụ ngôn hôm nay thánh sử đặc biệt kể về các cô phù dâu khôn ngoan đáng cho mọi người nhận biết mà phân biệt dại với khôn. Khôn/dại, ở vào tình huống đợi chờ chàng rể tới, không biết trước. Vì, chàng rể đến bất chợt nên nhiều phù dâu chưng hửng, những vãn than về cảnh đột ngột, khó đoán trước.
Thời Chúa sống, đám cưới là sự kiện lớn trong sinh hoạt làng xã, mỗi một ngày. Sự kiện lớn đến độ người người trong làng đều quan tâm, muốn dính dự. Tiệc tùng lớn, có khi kéo dài nhiều ngày, cả tuần lễ. Có tiệc còn tổ chức vui chơi đình đám suốt ngày đêm. Về phù dâu ở dụ ngôn, các cô đều là thôn nữ trẻ phần đông có quan hệ với nhà đám; tức, những người có vai vế quan trọng trong nghi thức tiệc rượu vui chơi, múa hát. Có phù dâu dự cưới, là có dễ vui và chắc chắn tiệc sẽ đạt.
Dụ ngôn, nay kể rằng chú rễ đến khá trễ. Đây, là trường hợp rất phá lệ. Thường, thì chú rể nào cũng hăng say tìm đến với ngày cưới, rất không trễ. Vì cứ đinh ninh là thế, nên cánh phù dâu nhà ta mới thiếp đi và ngủ cả. Ngủ nghỉ, tuy thực chất không là vấn đề với đám cưới. Bởi, nhiều người có thể thức trắng đêm, cũng chẳng cần ngủ. Và, các phù dâu còn có thể thức giấc vào bất cứ lúc nào, khi chàng rể chợt đến. Nếu chàng đến vào nửa đêm -thường thì ít khi là thế- tất cả đều cần đèn đóm, ánh sáng, nên rất muốn có dầu để đốt sáng. Muốn vậy, phù dâu phải chuẩn bị cho đủ, để khỏi lỡ mất cơ hội. Bởi, nếu không biết cách mà chuẩn bị, phù dâu ta phải bổ đi lùng tìm cho bằng được dầu đốt để thắp đèn, còn gì là vui.
Dụ ngôn, nay cũng kể về hai nhóm phù dâu. Một, luôn đề cao cảnh giác. Còn nhóm kia, chẳng chuẩn bị hoặc quan tâm gì đến đèn đóm. Dụ ngôn hôm nay, thoạt nghe có vẻ hơi mù mờ. Đọc kỹ, hẳn có người sẽ tự hỏi: làm sao nhóm phù dâu khôn lanh kia, lại không chỉ cách cho nhóm khờ dại biết sớm hơn, để cả hai cùng nhau chuẩn bị cho chu đáo. Tại sao nhóm khù khờ dù có dại cách mấy cũng phải biết cử một hai người đi lùng tìm dầu, chứ sao lại phải đi cả nhóm? Phải chăng, ngay lúc đó đã có căng thẳng, vì chú rể đã mướn toàn bộ số phù dâu để đạt hiệu quả tối đa cho tiệc cưới, nên toàn bộ nhóm phù dâu có thể hụt trọn cả lễ cưới? Nói tóm lại, hốt hoảng ở trường hợp nào cũng thế, thường lấy đi sự suy xét bình thường rất cần thiết của con người.
Sự thật mà nói, ở đời thường người khờ khạo thường là những người luôn chịu thua thiệt. Nên, dễ bị người khác chèn ép coi nhẹ như người không biết gì. Chí ít, là chuyện đạo đức, luân lý, rất trí thức. Chuyện dụ ngôn về người khờ khạo và khôn ngoan có thể áp dụng vào mọi người nói chung. Nói chung, là nói về những người không làm gì nên chuyện, hoặc cho ra hồn, nhưng vẫn muốn đạt lương tiền hậu hĩ, giống “mì ăn liền”. Như người đi tìm việc được gọi đi phỏng vấn, lại cứ khăng khăng theo ý mình đội mũ ngược ngạo, chẳng giống ai. Cũng tựa như đám học trò chẳng chịu học nhưng lại cứ muốn đậu cao, có đủ bằng cấp, nhưng thực chất lại ngu dốt. Như đôi uyên ương nọ chỉ biết lấy nhau để gần nhau mà ăn ở cho vui sướng, chẳng lo gì chuyện tương lại mai ngày, để có con.
Dụ ngôn, nay không chỉ kể, có thế. Nhưng thực sự, còn muốn diễn tả về tình hình Giáo hội mọi thời đang ở vào tình trạng của phù dâu. Chàng rể nói ở đây, là Đức Kitô. Việc “chàng rể đến chậm” là ý nói về ngày quang lâm Chúa lại đến cũng chầm chậm, theo quan niệm của cộng đoàn Hội thánh lúc ban đầu. Dụ ngôn đây, là: truyện dài cốt để kể lại sử hạnh Hội thánh thời ban sơ. Về tiêu chuẩn Chúa phán xét định đoạt về Giáo hội vào ngày Ngài đến lại.
Hình ảnh làm nền ở dụ ngôn hôm nay, là về dầu đốt. Nghe về dầu để đốt, hẳn có người sẽ nghĩ về niềm tin đốt cháy. Tức, lòng siêng chăm, sùng đạo. Về cung cách quản, tài lãnh đạo, hoặc: lòng độ lượng, thứ tha, đùm bọc, rất phục vụ, hoặc những chuyện như thế. Cũng may, là trình thuật hôm nay thực ra chẳng đề cập gì về những chuyện như thế. Vậy thì, về vấn đề gì?
Đoạn cuối trình thuật có nói:“Cửa đóng lại.” Và chàng rể đây, là Đức Giêsu lại muốn bảo: “Ta không biết các người.” Không biết ở đây, là không được Ngài biết đến. Không biết, là: không biết theo cách riêng tư như quan hệ bạn bè, chỗ thân quen. Không biết đến, chẳng phải là: ta không biết đến Ngài. Mà là: Ngài không hề biết ta. “Không biết đến ta”, tức hỏi rằng: không biết Chúa có còn đoái hoài đến ta hoặc mọi người? Phải chăng Ngài vẫn coi ta như dân con của Ngài? “Không biết đến ta”, còn có nghĩa là: ta có làm những việc “đáng làm” như Ngài, không? Đó, là những vấn đề đích thực đặt ra cho những ai tự gọi mình là Kitô- hữu. Tức Kitô khác.
Được Chúa biết, theo cách thế tự do như bạn bè người thân của riêng Ngài. Được Chúa biết, cũng đòi ta phải có cung cách xử thế như dân con được Ngài quang lâm đến lại. Được Chúa biết, là biết vào khoảnh khắc như Ngài từng loan báo vào thời trước. Được Chúa biết, còn diễn tả việc Chúa am tường mọi hành xử của Hội thánh trong quá khứ, hiện tại và mai ngày. Nói tóm lại, câu Chúa nói “Ta không biết các ngươi”, có nghĩa Chúa đã nhận ra được những việc làm “thật không phải”. Không thực tâm làm, như lời Ngài khuyên dạy.
Khi ta làm việc gì tốt lành, chắc chắn Chúa sẽ cảm kích, phấn chấn và cũng ngạc nhiên. Ngài sẽ đưa ta vào với nhóm hội của muôn người ở thế giới, để Ngài sẽ hiện diện trong ta, rất tự do. Cởi mở. Và có như thế, ta mới nhận ra thiên đường hạnh phúc Ngài hứa ban bằng vào việc sử dụng sự tự do của chính mình.
Không nên hiểu câu nói của Chúa “Ta không biết các người.” như Chúa biết tất cả về đời ta qua lăng kính của vi tính, dù mọi sự đều hiện ra ở trên đó. Bởi, nếu như thế, chắc Chúa cũng sẽ buồn chán khi phải ngắm nhìn ta chuyển vận. Thật sự thì, Chúa không là Đấng chuyên kiểm soát vũ trụ vạn vật, theo cách đó. Ngài là Đức Chúa tự do, sống động và mật thiết với ta. Ngài cùng làm và cùng vui với ta trong muôn việc, ở đời.
Nếu so sánh Chúa với ta theo kiểu nghệ nhân đầy sinh lực, thì Chúa như nghệ sĩ bộ môn nhạc Jazz, chơi nhạc rất ngẫu hứng với ta, ở mọi thời. Ngài chấp nhận mọi hiểm nguy, cả khi ta tự do đối xử xem ra không ổn, như “người của Chúa”. Cả vào khi ta chơi nhạc Jazz mà lại chơi sai nốt trật nhịp. Ngài tuy biết, nhưng vẫn nhìn thoáng qua trong chốc lát, cứ để ta chơi tiếp. Nhưng, khi ta chơi nhạc đúng cách như người hành xử rất xứng hợp ở đời, thì Ngài sẽ cảm kích, biết ơn. Nói tóm lại, đó là cách thức để “biết đến ta” rất hay và rất thực như sự thực xảy đến trong cuộc đời. Của con người.
Nói theo kiểu dụ ngôn, thì chính đó là dầu đốt. Bởi thế nên, thể hiện tinh thần của trình thuật, là: sống thực. Sống, như mục đích ta sử dụng tự do của mình, để đem đến cho Chúa một thưởng lãm rất thực, để được Chúa nói ‘đã biết ta’. Đó, là thiệp mời. Là, tấm vé về dự tiệc cưới. Lễ hội của tự do. Giả như ta không làm thế, thì không thể gặp mặt chú rể cách đích thực như phù dâu có đèn mà không có dầu. Không làm được thế, chắc chắn rồi ra Ngài sẽ bảo: “Ta không hề biết các người”, như ngôn ngữ của trình thuật hôm nay.
Cuối cùng, có chuẩn bị chu đáo như thế không, mới là vấn đề. Vấn đề của ta. Và, mọi người.
Trong tâm tình đó, cũng nên ngâm tiếp lời thơ vừa chợt hát, để cảm kích hát mãi:
“Quỳnh chỉ nở về đêm trong giấc ngủ
Như tình yêu chỉ đẹp lúc ban đầu
Chẳng có gì tờn tâi đến ngàn sau
Khi cơn mộng mù loà đêm dâng hiến”
(Phạm Ngọc – Với Quỳnh)
Với quỳnh, thì như thế. Thế còn với Chúa, chắc không hẳn thế. Bởi, Chúa là Tình Yêu, Ngài sẽ cứ tồn tại mãi đến muôn đời. Để, người người ngợi khen Ngài mãi khôn nguôi. Ngợi Tình Chúa. Khen tình người tồn tại mãi chốn thiên thu. Rất bất tận.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh.
Mai Tá lược dịch.