Thứ Bảy, 12 tháng 11, 2011

Tân chủ nghĩa ngoại giáo

VRNs (12.11.2011) – IntegratedCatholicLife – Thử thách nghiêm trọng nhất đối với Kitô giáo ngày nay không là một trong các tôn giáo lớn trên thế giới, như Hồi giáo và Phật giáo. Cũng không chỉ là chủ nghĩa vô thần (atheism, không có Thiên Chúa – CNVT), không có chiều sâu, không hấp dẫn đại chúng, không có sức mạnh duy trì. Hơn nữa, đó là loại tôn giáo mà đa số chúng ta cứ tưởng là đã chết: Chủ nghĩa ngoại giáo (paganism, CNNG), và nó vẫn rất đang sống.



CNNG chỉ là sức hút tự nhiên của tinh thần con người, phạm vi đề kháng ít nhất, tôn giáo trong tình trạng sa ngã của nó.

CNNG “cũ” đến từ đất nước. Thật vậy, chính từ ngữ “chủ nghĩa ngoại giáo” có nguồn gốc từ tiếng Latin là pagani, nghĩa là “từ các lĩnh vực” hoặc “những người trong nước”. Dân trong nước là người cuối cùng gia nhập Kitô giáo trong thời Đế quốc La Mã (Roman Empire), người cuối cùng rời bỏ nguồn gốc tổ tiên (ancestral roots) để sống niềm tin thời tiền Kitô giáo (pre-Christian belief). Ngày nay, dân trong nước là người cuối cùng rời bỏ Kitô giáo để theo CNNG “mới”, loại hình này đang nở rộ ở các thành phố.

CNNG cũ là cái lớn hơn nhiều so với cái mới. Thật vậy, Chesterton đã khôn khéo tóm lược toàn bộ lịch sử tâm linh của thế giới trong một câu ngắn gọn: “CNNG là chủ nghĩa lớn nhất trên thế giới, Kitô giáo lớn hơn và mọi thứ tương đối nhỏ”.

Có ít nhất 3 yếu tố trong CNNG cũ khiến nó trở nên “vĩ đại”. Cả 3 yếu tố đó không có trong CNNG mới.

• Yếu tố thứ nhất là lòng sùng đạo (piety, pietas), bản năng tôn giáo tự nhiên để tôn kính điều gì đó lớn hơn chính bạn, sự khiêm nhường theo bản năng nhận ra “vị trí phụ thuộc của con người” trong hệ thống lớn của mọi vật. “Sự chừng mực” hoặc “sự điều độ” đi cùng điều này, nhất là trong nền văn minh cổ điển. Phương châm “không gì quá nhiều” (nothing too much) khắc ở mỗi đền thờ tôn kính Apollo (1), cùng với câu “hãy tự biết mình” (know thyself).

Tính khiêm tốn và lòng kính trọng tự nhiên này rất tương phản với thái độ ngạo mạn của người ngoại giáo kiểu mới ở Tây phương hiện đại. Chỉ các xã hội Đông phương còn giữ lòng tôn kính truyền thống. Tây phương không hiểu điều này, họ nghĩ đó là kỳ quặc và giả nhân giả nghĩa (hypocritical).

CNNG mới là thần thánh hóa con người, tôn giáo của con người là thiên chúa mới. một trong các khẩu hiệu phổ biến, thường được các Kitô hữu lặp đi lặp lại, là “giá trị vô tận của con người trần tục”. Mục đích là xây dựng một thiên đường ngay tại thế, một sự cứu độ thế tục (a secular salvation). Một từ ngữ khác diễn tả CNNG “mới” là chủ nghĩa nhân văn (humanism, con người là thiên chúa), loại tôn giáo sẽ không ngước đầu lên trời mà ngăn chặn trời vào trong đầu.

• Yếu tố thứ nhì của CNNG “cũ” không có trong CNNG “mới” là đạo lý khách quan (objective morality), điều mà C.S. Lewis gọi là “Đạo” (the Tao, theo thuyết của Lão Tử) trong lời tiên tri hơi cổ điển của ông là “bãi bỏ con người” (The Abolition of Man). Đối với con người tiền hiện đại, người ngoại giáo cũng như người Kitô giáo, quy luật luân lý là tuyệt đối (absolute): không thể khuất phục và không thể bác bỏ (unyielding and unquestionable). Đó cũng là mục đích (objective): khám phá hơn là sáng tạo, được định sẵn trong bản chất của mọi vật.

Điều này hoàn toàn thay đổi. Tân CNNG hoàn cảnh và thực dụng (pragmatic). Nó nói chúng ta là những người tạo nên các giá trị luân lý (makers of moral values). Nó không chỉ thấy quy luật luân lý được viết nơi trái tim con người mà còn bằng trái tim con người. Nó biết không có mạc khải của Thiên Chúa (no divine revelation) thì không có giá trị nào của con người khả dĩ bị kế án là sai.

Kinh thánh của tân CNNG “mới” là “không kết án”. Phán quyết duy nhất là phán quyết chống lại việc kết án. Điều duy nhất sai là ý tửng cho rằng có điều sai trái thực sự (a real wrong).

Điều duy nhất để cảm thấy có tội là cảm giác có tội. Vì con người hơn Thiên Chúa là nguồn gốc của các giá trị thì đừng áp đặt các giá trị của bạn lên tôi (một ranh giới yêu thích khác).

Đây thực sự là chủ nghĩa đa thần (polytheism) – thờ nhiều thần, nhiều điều tốt, nhiều luân lý. Không ai tin thần Zeus (1), Apollo (2) vàNeptune(3), hoặc bất cứ thần nào. Tôi không hiểu tại sao khoa học thực sự đã bác bỏ họ – hoặc đó là vì hoàn toàn thích hợp với phong cách báo chí?. Nhưng thuyết tương đối về luân lý (moral relativism) là điều tương đương với chủ nghĩa đa thần cũ. Mỗi người trong chúng ta đã trở nên một nam thần hoặc nữ thần, là người ban luật chứ không nhận luật.

• Yếu tố thứ ba của CNNG “cũ” cũng không có trong CNNG “mới” là sợ điều gì đó siêu việt, sự tôn thờ và mầu nhiệm. Điều mà người theo CNNG cũ tôn thờ khá khác nhau – hầu như mọi thứ, từ thần Zeus tới những con bò – nhưng người đó tôn thờ một thứ khác. Trong thế giới hiện đại, chính việc hờ phượng đang hấp hối, ngay cả trong phụng vụ của chính chúng ta, nghe có vẻ như được Ủy ban Bãi bỏ Thi ca (Committee for the Abolition of Poetry) phát minh vậy!

Ý nghĩa tôn giáo đã khô cằn. Tôn giáo hiện đại được phi thần thoại, phi mầu nhiệm, phi thần thánh hóa. Thiên Chúa không là Chúa mà là tất cả chúng ta, không siêu việt mà hiện hữu khắp nơi, không siêu nhiên mà tự nhiên!

Chủ nghĩa phiếm thần (pantheism, Thiên Chúa là tất cả và ở khắp mọi nơi) lại thoải mái, và đây là điều chí thiện hiện đại (modem summum bonum). Sức mạnh danh tiếng của “Chiến tranh giữa các Vì sao” (Star Wars) là Thiên Chúa của chủ nghĩa phiếm thần, nó rất phổ biến vì nó như “cuốn sách để trên kệ”, như C.S. Lewis mô tả: “Nó có sẵn bất cứ lúc nào bạn cần, nhưng không hề làm phiền khi bạn không cần nó”. Thoải mái biết bao khi chúng ta nghĩ mình là bong bóng trong “bọt trời” (divine froth) hơn là những đứa con nổi loạn của Thiên Chúa Cha công chính! Chủ nghĩa phiếm thần không có cảm giác tội lỗi, vì tội lỗi nghĩa là tách rời, và không ai có thể bị tách rời khỏi tất cả. Như vậy, đặc tính thứ ba này không có tính siêu việt (transcendence), được liên kết với đặc tính thứ hai là không có luân lý tuyệt đối (absolute morality).

Tân CNNG là một chiến công lớn của việc suy nghĩ do ao ước. Nếu không mất cơn chấn động và nước bóng của tôn giáo này, nỗi sợ của tôn giáo sẽ bị khử bỏ. Tân CNNG loại bỏ “lòng kính sợ Thiên Chúa”. Hầu như các nhà giáo dục tôn giáo ngày nay, kể cả nhiều người cho mình là Công giáo, đều đồng ý rằng điều mà Kinh thánh gọi là “khởi đầu của sự khôn ngoan” lại là cái mà chúng ta phải loại trừ khỏi tư tưởng của giới trẻ bằng cả sức mạnh hủy diệt của các vũ khí của khoa tâm lý hiện đại phổ biến – nghĩa là biết kính sợ Thiên Chúa.

Thánh Gioan nói: “Tình yêu hoàn hảo loại bỏ sự sợ hãi”, nhưng khi Thiên Chúa trở thành linh vật Pillsbury Doughboy (4), không còn nỗi sợ nào còn lại để loại bỏ. Khi đó, tình yêu hoàn hảo thiếu nền tảng vững mạnh. Đó chỉ là lòng trắc ẩn – là điều gì đó tốt nhưng vô tri vô giác, thậm chí là yếu đuối: chính xác tư tưởng mà người thời nay nghĩ về tôn giáo. Cú “sốc” đã qua. Rằng Thiên Chúa của Kinh thánh yêu thương chúng ta là một tiếng sét; rằng Thiên Chúa của CNNG “mới” yêu thương chúng ta là một điều vô vị hiển nhiên (a self-evident platitude).

Tân CNNG đang thắng thế không chỉ bằng cách phản đối mà còn bằng cách thâm nhập vào Giáo hội. Nó khôn khéo hơn cái cũ. Nó biết không có đối kháng nào tác dụng, ngay cả sức mạnh tối thượng, vì “máu của các vị tử đạo là hạnh giống của Giáo hội”. Khi Trung quốc tiếp đón các nhà truyền giáo Tây phương, đã có 2 triệu người trở lại Công giáo trong 60 năm; khi Mao Trạch Đông và chủ nghĩa cộng sản bách hại Giáo hội, đã có khoảng 20 triệu trở lại Công giáo 20 năm. Giáo hội Đông Đức mạnh hơn Giáo hội Tây Đức vì lý do tương tự. Tân CNNG hiểu điều này, nó dùng chiến lược mềm mỏng và gợi ý của con rắn. Theo lời của các học giả Kinh thánh, nó tôn thờ chính lời của con rắn: “Có thật Thiên Chúa bảo các ngươi không được ăn hết mọi trái cây trong vườn không?” (St 3:1).

Tân Chủ nghĩa Ngoại giáo là kết hợp các sức mạnh bằng 3 kẻ thù của chủ nghĩa hữu thần: chủ nghĩa nhân văn, chủ nghĩa đa thần và chủ nghĩa phiếm thần. Năm cái khả dĩ đối với ý nghĩa và giá trị nền tảng là: Chủ ngĩa vô thần, chủ nghĩa nhân văn, chủ nghĩa đa thần, chủ nghĩa phiếm thần, và chủ nghĩa hữu thần (theism, có Đấng sáng tạo và điều hành vũ trụ). Cuộc chiến của Ngũ Vương (Five Kings) ở Thung lũng Armageddon might, trong thời đại chúng ta, đang bắt đầu. Tiên báo là không khôn ngoan, nhưng các dấu hiệu của thời đại, đối với một số người hay nghĩ ngợi, chỉ ra một bước ngoặt cơ bản là kết thúc thời đại (tức là tận thế).

Cái gọi là “Phong trào Thời đại mới” (New Age Movement) kết hợp các đặc tính được mô tả dưới chiêu bài CNNG mới. Đó là một phong trào được tổ chức lỏng lẻo. Nhưng các chiến lược được nối kết ở 3 vị trí. Có thể không có âm mưu trên trái đất để hợp nhất các kẻ thù của Giáo hội, nhưng chiến lược của hỏa ngục hơn chiến lược của thế gian. Duy nhất một chiến lược hơn chiến lược của hỏa ngục là Chiến lược của Nước Trời.

Cửa hỏa ngục không thể chống lại Giáo hội. Thật vậy, Thiên Chúa dùng chính ma quỷ để đánh bại ma quỷ, như Ngài đã làm trên Núi Sọ, khi sức mạnh của Do Thái, Hy Lạp và La Mã cấu kết với nhau để đóng đinh Đức Kitô, được diễn đạt bằng 3 ngôn ngữ ghi lời kết án trên tấm bảng treo trên Thập giá.

Chính cái chết của Chúa Giêsu lại là cuộc chiến thắng ma quỷ, đó cũng chính là sự thất bại của ma quỷ, là công cuộc cứu độ nhân loại xảy ra vào “Ngày Thứ Sáu Tốt Lành” (Good Friday, người Việt gọi là Thứ Sáu Tuần Thánh), vì Thiên Chúa là Đấng nói lời đầu tiên thì cũng luôn có lời nói cuối cùng.

Tiến sĩ Peter Kreeft

TRẦM THIÊN THU
(Chuyển ngữ từ IntegratedCatholicLife.org)

Chú thích của người dịch:

(1) Zeus: Theo thần thoại Hy Lạp, thần ông Zeus là chồng của thần bà Hera.

(2) Apollo: Theo thần thoại Hy Lạp và La Mã là Thần Mặt Trời (Thần ánh sáng), Dược Thần (Thần chữa bệnh), Thi Thần (Thần thi ca), Thần Âm Nhạc, và Tiên Tri. Thần này thường được vẽ hoặc điêu khắc có hình dáng một thanh niên trẻ trung và điển trai.

(3) Neptune: Theo thần thoại La Mã là Hải Thần (Thần Biển).

(4) Pillsbury Doughboy là một công ty, công ty này có hình ảnh tượng trưng làm linh vật để cầu may.