Thứ Tư, 2 tháng 11, 2011

Vai trò dollar quan trọng do đồng thuận quốc tế

VRNs (02.11.2011) – Geneva, Thuỵ Sĩ – Từ khi cuộc Khủng hoảng Tài chánh/ Kinh tế Thế giới năm 2008 lan tràn mà nguồn gốc là Tín dụng rởm Địa ốc (Sub-Prime Mortgage Credit) từ Hoa kỳ, một số Chính quyền đã đặt ra vấn đề Ngai vàng Độc tôn Dollar từ Hội Nghị Bretton Woods 1944 đến nay. Thậm chí Trung quốc muốn thay thế đồng Dollar bằng một đồng Tiền quốc tế nào đó phát xuất từ IMF/FMI (Quỹ Tiền Tệ Quốc tế). Một số Chính quyền cũng hùa theo.



Năm nay 2011, Hoa kỳ và Liên Au lại trải qua một cuộc Khủng hoảng Tài chánh nữa: NỢ CÔNG (Sovereign Debt) chất chồng tại Mỹ và nhiều nước thuộc Liên Au. Mấy tháng trước đây, khi Tín dụng Hoa kỳ lần đầu tiên bị mất cấp bậc AAA, tôi xem Đài Truyền Hình Thụy sĩ TRS1 và thấy một bình luận gia gốc Hy Lạp nói rằng Dollar sẽ mất vị trí độc tôn và thêm rằng trong tương lai gần có lẽ phải thay thế vào đó đồng YUAN của Trung quốc ! Nghe và thấy chói tai nghịch lý bởi lẽ Tiết kiệm là Tư hữu tích lũy trong thời gian lâu dài dưới dạng một đồng Tiền, nên đồng Tiền ấy tối thiểu phải là đồng Tiền TỰ DO tôn trọng Tư hữu, đó là đồng Dollar, đồng Euro, đồng Yen hay đồng Franc Thụy sĩ. Nếu thay vào đó bằng đồng Yuan ĐỘC TÀI quyết định tùy ý bởi một Nhà Nước độc tài, thì bố ai dám tích lũy Tư hữu của mình bằng đồng tiền độc tài này để rồi Nhà Nước độc tài kia quyết phá giá làm tiêu tan tài sản tư hữu của mình.

Hôm nay, tôi lại đọc trên Diễn Đàn thấy một bài do một Tiến sĩ Luật sư viết và trình bầy đồng Dollar như một phương tiện áp đặt thống trị, bành trướng của Hoa kỳ lên các nước khác trên Thế giới. Thâm chí Tiến sĩ Luật sư ấy còn coi đồng Dollar từ Hội Nghị Bretton Woods 1944 như nguyên nhân của chiến tranh Irak và cái cớ can thiệp quân sự của Hoa kỳ vào Cách mạng Hoa nhài ở Bắc Phi và Trung Đông. Tôi nhớ lải lời công kích của STALINE đối với đồng Dollar: “IMPERIALISME DU DOLLAR “!

Hoa kỳ không độc đoán ấn định Dollar như “Impérialisme du Dollar“

Đọc bài viết của Tiến sĩ Luật sư mà tôi nói ở phần mở đầu làm lý do để tôi viết bài này như góp ý, tôi cảm tưởng Mỹ đã quá lợi dụng đồng Dollar như một phương tiện thống trị Thế giới, thậm chí như nguyên cớ để làm những cuộc chiến tranh từ Irak cho đến can thiệp quân sự tại những quốc gia Bắc phi và Trung Đông hiện nay. Nếu như vậy, thì lời công kích “Impérialisme du Dollar“ của Staline là đúng.

Thực ra Hội Nghị Bretton-Woods năm 1944 là thiện ý của Hoa kỳ và đồng Dollar được Quốc tế hóa làm phương tiện thanh trả thương mại quốc tế là do các Quốc gia khác chấp nhận chứ không hẳn là Hoa kỳ ấn định Tiền tệ của mình một cách độc đoán theo công kích của Staline.

Năm 1944, cuối Thế chiến thứ II, các đồng Tiền mỗi nước Âu châu đều ở trong chế độ Bản Vị Vàng (Régime ETALON-OR) cũng như đồng Dollar. Tỷ giá giữa các đồng Tiền được định theo lượng Vàng mà mỗi nước có toàn quyền quyết định một cách độc lập:

Tỉ dụ:



Nhưng Thế chiến thứ II đã làm cho các đồng Tiền Au châu mất hết Vàng bảo chứng cho Tiền tệ. Chỉ có hai đồng Tiền còn Vàng làm bảo chứng, đó là đồng Dollar và đồng FS (Franc Suisse). Chính vì vậy, Hội Nghị Bretton-Woods 1944 là một thiện ý của Hoa kỳ vẫn giữ chế độ Tiền tệ Bản Vị Vàng (Etalon-OR) với Cải Cách là sử dụng đồng Tiền nào còn Vàng bảo chứng để làm trung gian thiết lập tỷ giá giữa hai đồng tiền khác. Staline không thể kết án Mỹ là “Impérialisme du Dollar”, vì Mỹ để tự do mỗi Quốc gia chọn trung gian là đồng Dollar hay đồng Franc Thụy sĩ vì hai đồng Tiền này còn Vàng bảo chứng. Chế độ Tiền tệ Cải cách này được gọi là “Régime Etalon-DEVISE-Or”. Tiếng DEVISE này có thể là Dollar hay Franc Suisse, nghĩa là “Régime-DOLLAR-Or” hay “Régime-FRANC SUISSE-Or” .

Tỉ dụ : USD.1.- có 40 gr.Or.fin làm bảo chứng, FS.1.- có 20 gr.Or.fin làm bảo chứng. Hai đồng Tiền này có Vàng làm bảo chứng. Còn những đồng Tiền không có Vàng bảo chứng nữa, thì phải định nghĩa tương đương với hai đồng Tiền còn Vàng.

Tỉ dụ :



Lấy đồng Dollar hoặc Franc Suisse là trung gian vì Dollar hoặc Franc Suisse còn Vàng bảo chứng, như vậy Tỷ giá giữa Franc Pháp và Đức Mã không trôi nổi vì có lượng Vàng cố định qua Dollar hoặc qua Franc Suisse cầm cương. Chế độ Bản Vị Cải cách này “Régime Etalon-DEVISE-Or” từ Hội Nghị Bretton Woods năm 1944 cũng quy định rằng những đồng Tiền còn Vàng bảo chứng và được chọn làm trung gian phải tôn trọng “CONVERTIBILITE”, nghĩa là những đồng Tiền ấy có thể chuyển thành cân lượng Vàng.

Đồng Tiền Franc Suisse có thể đứng ở vị trí trung gian như Dollar để cầm cương cho Tỷ giá giữa hai đồng Tiền khác. Nhưng Thụy sĩ quá nhỏ nên không có khả năng bao trùm lượng tiền trung gian khắp Thế giới. Chính vì vậy các nước khác chọn đồng Dollar chứ không phải Hoa kỳ độc đoán ấn định để Staline công kích là “Impérialisme du Dollar”.

Sau Thế chiến thứ II, Au châu được tái thiết với Chương trình MARSHALL USD.173 Tỉ. Au châu bắt đầu nối lại Thương mại với các cựu Thuộc địa. Thậm chí Pháp còn mang quân đội tái chiếm Đông Dương để đặt ách thống trị trong mệnh danh là “Người Giải Phóng” (Libérateur) Pháp khỏi ách thống trị Đức ! Khi Thương mại với các cựu Thuộc địa phát triển, những nước Au châu lại yêu cầu người mua hàng phải trả bằng đồng Dollar. Đây cũng không phải Hoa kỳ bắt buộc các nước mua hàng phải thanh toán bằng Dollar mà chính các nước Au châu yêu cầu việc thanh trả bằng Dollar.

Thời kỳ sử dụng “Máy Hơi nước” (Machines à Vapeur) trong kỹ nghệ và vận tải, người ta khai thác Năng lượng Than đá. Nhưng sau Thế chiến thứ hai, đó là Thời kỳ “Máy Nổ” (Machines à Explosion ) khiến việc khai thác Năng lượng Dầu lửa bùng nổ mạnh.

Au châu phát triển và bán hàng cho các cựu thuộc địa, đã thâu vào được khối lượng Dollar lớn cho mình. Khối lượng Dollar tồn trữ tại Aâu châu được gọi là EURO-DOLLAR. Các nước A-rập bán dầu lửa cũng thâu vào được khối lượng Dollar khổng lồ gọi là PETRO-DOLLAR.

Vào những thập niên 70, có hai biến cố xẩy ra chống lại Hoa kỳ khiến có hai cuộc tiểu chiến tranh Tiền tệ:

* TT. De GAULLES muốn đi hai hàng : chơi với Khối Cộng sản, nên đã bỏ NATO/ OTAN và yêu cầu Mỹ phải chở Vàng sang đổi lấy Euro-Dollar. Làm như vậy để hài lòng Mạc Tư Khoa.

* Khối A-rập, vì Hoa kỳ ủng hộ Do Thái trong chiến tranh 1967, nên muốn phản ứng lại là yêu cầu Hoa kỳ chở Vàng sang đổi lấy Pétro-Dollar.

Cả hai cuộc tiểu chiến tranh Tiền tệ này đều dựa trên khẳng định “CONVERTIBILITE” của Dollar lấy Vàng từ Hội Nghị Bretton-Woods. Nhưng làm sao Hoa kỳ có đủ lượng Vàng theo định nghĩa từ năm 1944 để chở sang Pháp và cho Khối A-rập? Chính vì vậy mà năm 1971, TT. NIXON tuyên bố bỏ Chế độ Bản Vị “Etalon-Devise (Dollar)-Or”, không chấp nhận vấn đề Chuyển đổi Dollar sang Vàng nữa (Convertibilité). TT. NIXON đã trả lời TT.De GAULLES bằng một câu bất hủ : “Đồng Dollar là Tiền của nước Mỹ, còn nếu đồng Tiền của nước ông có những vấn đề, thì đó là những vấn đề của nước ông” !

Tỷ giá Tiền tệ bắt đầu Trôi Nổi (Flottant) vì không có Vàng bảo chứng cầm cương. Tiền tệ Thế giới đi vào Chế độ Bản Vị Tương đương Hàng hóa (Régime du Pouvoir d’Achat) tùy thuộc Kinh tế mỗi nước khi lên khi xuống. Tiền tệ của một nước vững khi nền Kinh tế của nước đó vững. Kinh tế Hoa kỳ vẫn vững, nên đồng Dollar vẫn vững dù không cần Vàng bảo chứng.

Trong Chế độ Bản Vị lấy Vàng bảo chứng Régime Etalon-Or hay Etalon-Devise-Or, đồng Dollar đã được cả Thế giới sử dụng trong thanh toán Thương mại. Bây giờ trong Chế độ Régime du Pouvoir d’Achat, đồng Dollar vẫn vững và được Thế giới sử dụng vì Kinh tế Hoa kỳ vững.

Đồng Dollar vững và phổ quát, nên các nước chọn Dự trữ Tiền tệ chính là đồng Dollar trong các Ngân Hàng. Hoa kỳ không bao giờ bắt buộc một Quốc gia phải chọn đồng Dollar làm Tiền Dự trữ. Tỉ dụ Việt Nam có toàn quyền quyết định chọn đồng Yuan độc tài của Chệt làm Tiền Dự trữ, nhưng nếu Bắc Kinh độc đoán quyết định cho gía trị của đồng Yuan sau này, thì Việt Nam ráng mà chịu. Ngay cả Tầu cũng không tin tưởng vào đồng Yuan độc tài, mà phải chọn Dollar làm Tiền Dự trữ.

Quỹ Tiền Tệ Quốc tế (FMI/IMF)

Quỹ này được lập ra từ Hội Nghị Bretton-Woods 1944 với mục đích là hỗ trợ Tiền tệ cho những Hội viên (Quốc gia) khi đồng Tiền của quốc gia này chao động và yếu xuống. Có thể gọi đó là một thứ Quỹ Tương tế Tiền tệ (Caisse d’Entraide Monétaire) giữa các Hội viên. Mỗi nước tùy khả năng đóng góp vào Quỹ. Hoa kỳ đóng góp tới 70%. Đây cũng là thiện chí của Hoa kỳ.

Sau đó, số Hội viên của Quỹ tăng lên. Trong số những Hội viên, có những nước không đóng góp, mà chỉ nhằm xin hỗ trợ. Nếu xin vay, thì một số nước Hội viên nhỏ này cũng quỵt nợ luôn. Một số nước nhỏ Hội viên thuộc Nam Mỹ hoặc Phi châu, khi nhận được Xe xúc Tuyết từ Liên Xô để hốt tuyết tại Sa mạc Sahara, thì lớn tiếng ca tụng tình hữu nghị đồng chí Liên Xô, trong khi ấy lại muốn nhận được Tiền giúp đỡ từ Quỹ IMF/FMI mà Hoa kỳ đóng góp tới 70%, thì lại theo tuyên truyền “Cách Mạng Giải Phóng” chống lại Hoa kỳ “Impérialisme du Dollar” , nên Hoa kỳ khó chịu đóng tiền ít đi vào cho Quỹ.

Ý tưởng Quỹ giúp Phát triển Kinh tế các nước kém mở mang chưa có từ lúc ban đầu ở Hội Nghị Bretton-Woods 1944.

Nếu viết về đồng Dollar và Hội Nghị Bretton-Woods 1944 trong ý tưởng “Impérialisme du Dollar” mà Staline công kích, nhất là cắt nghĩa Dollar như một trong những nguyên cớ chiến tranh, thì có thể xa với thiện chí của Hoa kỳ về Tiền tệ.

Một trong những cá tính căn bản của Tiền tệ là TỰ DO chấp nhận. Đó là tính UNIVERSALITE (PHỔ QUÁT) của tiền tệ, nghĩa là nhiều người chấp nhận. Tiền được sử dụng để TÍCH LUỸ (Stockage) tư hữu tài sản trong thời gian, phải có quyết định tự do của sở hữu chủ tài sản. Không thể dùng quyền độc tài bắt cá nhân phải tích lũy tài sản bằng đồng YUAN hay VN ĐỒNG bởi vì hai đồng tiền này không có tự do và quyền lực độc tài có thể quyết định phá giá nó để tài sản cá nhân bị tiêu tán, vô giá trị trong thời gian.

Mỗi khi có chao động Tiền tệ là những người ta tìm đến Vàng hay một đồng Tiền vững có thể tin tưởng trong thời gian. Vàng từ thời thượng cổ cho đến nay luôn luôn vững với cân lượng của nó. Vàng hoàn toàn có tính cách UNIVERSALITE (PHỔ QUÁT) không những trong quá khứ mà còn trong tương lai lâu dài nữa. Vàng càng phổ quát hơn đối với Nữ Giới, những người giữ túi Tiền. Câu Tục ngữ : “Lấy Lửa thử Vàng ; lấy Vàng thử Đàn Bà ; lấy Đàn Bà thử Đàn Ông” . Đến Oâng Dominique STRAUSS-KAHN, làm đến chức Tổng Giám Đốc IMF/FMI do Hội Nghị Bretton Woods 1944 lập ra, cũng còn bị thử thách chới với bởi Đàn Bà, mà người Đàn Bà tại Hotel thử thách Ong cũng chỉ vì nhìn qua Oâng thấy Dollar (Vàng)!

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế