VRNs (01.02.2012) – Úc Đại Lợi – Suy niệm Chúa Nhật Thứ Năm Mùa Thường Niên Năm B 05.02.2012
“Tôi cũng chưa đi hết dặm đường,
Đời dài, mới hết nửa sầu thương.”
(dẫn từ thơ Đinh Hùng)
Mc 1: 29-39
Dài ngắn đời người, làm sao anh đi hết. Sầu thương nửa vời, tôi nghĩ chỉ thế thôi. Có nghĩ hoặc có đi, cũng khó lường con đường Chúa đã đi qua như thánh Máccô vẫn ghi lại ở trình thuật.
Trình thuật thánh Máccô ghi, là ghi về chốn miền Chúa đặt chân đến. Trước nhất, là xóm làng nhỏ bé ở đó có dân con của Ngài sẻ san hết mọi sự, mà vui sống. Dân làng tuy rất nhỏ, nhưng vẫn cùng nhau lao động trên vạt đất không do mình sở hữu, bởi thế nên cũng nghèo. Và, giá trị phần đất lao động cũng lại tuỳ khoảng cách nơi mình sinh sống. Và, tuỳ đường dài rong ruổi ngày nhóm chợ. Và, vụ mùa đạt được, hầu hết là lúa hạt, dầu ăn và nho trái. Sản phẩm đạt được, hầu hết là hạt giống, dầu ăn với nho trái để làm rượu. Thành viên gia đình lao động đều rất vất vả thời cao điểm. Và, cao điểm thời làm lụng lại là lúc để người người vui tươi gặp gỡ. Bởi thế nên, mới có câu: “Ta hãy đi nơi khác, đến làng xã chung quanh, để Thầy còn rao giảng ở đó nữa.”
(Mc 1: 38)
“Làng xã chung quanh”, là đất miền khá rộng, có dân cư tự mình quản cai, khai thác chuyên xử lý. Quản trị hay xử lý, không là việc độc quyền của riêng ai. Cũng chẳng là trọng trách chỉ lo mỗi chuyện đạo. Ở nơi đây, luôn có các buổi tập họp dân quê để làm những việc như thế. Ở nơi đó, cần có các nhà lãnh đạo (tức các kỳ mục mà tiếng Hy Lạp gọi là Komarkes) và đám trung gian (tức ký lục biết đọc và biết viết gọi là komogrammateis). Không phải làng nào cũng có những vị cùng một kiến thức như thế; nhưng, nhiều làng gộp lại mới có được một vị. Các vị này còn phải lo cả chuyện chính trị ở địa phương. Các vị ấy có quyền lập văn bản chính thức, cùng đạt thỉnh nguyện thư gửi giới chức có trọng trách về luật. Là, người trung gian/môi giới, chứng nhân lẫn kế toán, vv…
Có người hỏi: dân cư nơi ấy thế nào? Là dân làng không thay đổi, họ giống nhau ở nhiều điểm dù có khác biệt về văn hoá. Họ có mô hình hoặc mẫu mực văn hoá của dân quê. Đó là mẫu mực cuộc sống, chứ không phải sự việc do các nhà làm luật, ngôn sứ hoặc lĩnh đạo tôn giáo áp đặt lên mọi người mà họ vẫn muốn. Dân con miền Galilê, không có chứng tích viết bằng ngôn từ mình tạo dựng. Nhưng, vẫn sống mật thiết với đất đai và loài thú. Sống, là sống theo khuôn khổ gia đình. Có, sinh hoạt liên hồi tiếp diễn. Sống, là biết theo đường lối rất uyển chuyển. Biết tin tưởng lẫn nhau cũng như đặt nặng tương quan với người khác. Đôi lúc họ cũng ngây thơ, sống thành nhóm/thành tổ trong căn hộ nghèo nàn. Sống trong sinh hoạt hỗ tương với thôn làng khác, gần gũi với súc vật.
Rất nhiều lúc, họ cũng trở nên thuần thành do công việc có khuôn khổ. Có kỳ vọng tuy khá thấp nhưng cũng tạo kinh ngạc lạ lùng. Họ vẫn im lặng chấp nhận, tin tưởng. Con cháu trong nhà chỉ biết chơi đùa nghịch ngợm nhưng vẫn biết nguyện cầu cùng Đức Chúa. Vẫn có bệnh, vẫn nghỉ ngơi chung đụng với cha mẹ, nhà cửa cùng vật dụng, môi trường, cảnh trí nơi nào cũng ảnh hưởng lên chính họ. Chẳng ai còn bỏ làng xóm đi nơi khác nữa. Bởi, khi đã rời bỏ gia đình là có lỗi nặng với đất đai. Có gần khu thị tứ, nhiều người cũng chẳng cải thiện được cuộc sống hoặc thích nghi cuộc sống mới.
Quê miền đồng nội Do thái, khác hẳn thôn làng mọi xứ sở. Ở nơi đó, có khác biệt từ thẩm quyền, đến mức độ hiệu năng và khoảng cách. Thôn làng nào cũng cần nước để sống sót. Nơi nào có nước mưa, nước nguồn để uống, thì cuộc sống sẽ khá hơn. Chẳng ai có ý nghĩ cứng ngắc như đá tảng về “quê miền đồng nội”, hoặc thôn làng người khác sống. Lại có thời, Hội thánh vẫn sáng giá ở đồng quê. Đồng hồ nhà thờ ở giữa làng, là dấu chứng Chúa hiện diện. Có thánh hội tạo ảnh hưởng lên nếp sống của giáo dân.
Về chuyện này, nay nghĩ đến chốn miền nhiều nơi thiếu linh mục trầm trọng. Nhiều làng mạc thu gọn một mối với giáo xứ. Nhiều xứ đạo hoàn toàn do giáo dân trông nom, lâu lâu mới có linh mục ghé viếng. Chính vì thế, dân quê mới thấy mình như đàn con bị bỏ chợ. Có nơi, con cháu trong làng chẳng thiết gì đến Giáo hội. Tuổi trẻ nay để mất cả phương hướng lẫn tình thương. Và, cuộc sống nói chung không theo mẫu mực Giáo hội định ra nữa. Và, khi thế hệ nối tiếp lớn lên, từng đoàn và từng đoàn người cứ thế rời bỏ giáo hội lẫn thôn làng yêu dấu ấy.
Làm sao Chúa lại chọn thôn làng xứ miền Galilê để đặt chân đến?
Trong đời người, bao giờ cũng có nơi để người người chọn chỗ mà lui tới và sinh hoạt. Và quanh đó, còn có thôn làng kề cận, vẫn chung vui. Thật ra, nhiều người cũng chẳng biết hoặc chẳng nghĩ mình sẽ làm được gì như vẫn làm ở phạm vi nhà mình. Thành thử, chuyện ta cần nghĩ, là không nên nghĩ đến câu hỏi rất khó trả lời. Bởi, câu hỏi vượt tầm tay mình hiểu biết. Bởi, đó là ý nghĩ mênh mông không biên giới, như bầu trời. Chỉ mỗi điều, là: ở nơi đó, người người đều có cảm giác như vào rừng. Vào chốn miền mà mọi người có khuynh hướng gọi tên “thung lũng đầy tiếng khóc”. Chốn miền cần hát vang kinh Kính Mừng. Nam nhân thường coi đó như nơi nguyện cầu, để rồi khi thần chết đến, Chúa sẽ giúp mình kềm chế nó. Các nữ lưu cũng biết điều đó nên chỉ đến đó khi nam nhân ép mình lui tới hoặc ở lại.
Nhưng vấn đề là hỏi rằng: Chúa về miền thôn dã, để làm gì? Câu trả lời rõ nhất, chính là xứ miền quanh Galilê có người lui tới. Ngài đi quanh khắp chốn, và đến bất cứ nơi nào Cha gửi tới. Tức, xứ miền Chúa Cha muốn mọi người trở thành con của Ngài. Và chốn ấy, là nơi có thể chẳng người con nào thích đến. Chẳng ai muốn bén mảng hoặc tới lui như làng mạc hoặc rừng hoang thôn dã ta thanh tẩy. Chỉ nơi đó và nơi đó thôi, Chúa mới sờ chạm mọi người và đổi thay con người họ. Về nơi hoang dã, tất cả rồi ra sẽ là con cái Chúa.
Sách Xuất Hành kể truyện Môsê cũng có đoạn nói về nơi dân dã, chốn rất hoang. Có bụi rừng cháy sáng. Có, Môsê hỏi tên bụi rậm để định nghĩa rừng thiêng hoang dã, nhưng không thành. Và, chẳng ai tìm ra được tên gọi ấy. Đó, là bài sai Môsê nhận lĩnh ra đi mà kể lại cho người Ai Cập biết dân con người của Chúa sẽ trở về nơi hoang dã. Thế nên, khi Môsê nới với chốn hoang sơ bụi rừng rằng ông có là gì đâu mà phải như thế? Và, Bụi Rừng đáp trả, không bằng định nghĩa lý lịch Môsê, nhưng bằng hứa hẹn: Ta sẽ về với con, nên chớ sợ. Bởi, con không là người một mình sống đời hoang dã. Bởi, Ta cũng đến đó với con thôi.
Hoang dã hôm nay, tuy không là chốn miền người người sinh sống với lao động. Mà là biểu tượng của chốn miền mình am tường và cưỡng chống nhưng vẫn đến dù không rõ mình còn muốn ở đó nữa hay không. Chúa kêu gọi người người từ chốn bụi rừng bừng cháy để vào nơi dân dã. Là, chốn duy nhất mà chất giọng và lời Chúa được mọi người nghe biết. Ở đó, chẳng có gì để mình và người người khả dĩ tạo lập chính con đường để mình đi.
Hãy cứ đi và cứ vào nơi hoang dã, mà gặp Chúa!
Và, như nhà thơ ngoài đời cũng đã diễn tả ý tưởng cùng lập trường, rất tương tự:
“Tôi đến đêm xưa, em vắng nhà,
Trăng vàng, mây bạc, sầu như hoa.
Tôi từ viễn phố rời chân lại,
Chỉ thấy sương nhiều như lệ sa.”
(Đinh Hùng – Đường Khuya Trở Bước)
Nhà thơ đời ngâm nga lời ca trống vắng. Trăng vàng mây bạc cuốn lôi người “từ viễn phố, rời chân lại”, dù mưa sa. Kể ra, thì chưa đi chưa biết chốn dã hoang bừng cháy nỗi niềm Chúa mong đợi mọi người. Trông và đợi người người ra đi. Đó, cũng là ý niệm Chúa đi “hết dặm đường” để dân con người người rày cảm kích.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá phỏng dịch.