VRNs (30.04.2011) – Sài Gòn – ĐGH Gioan Phaolo II thật là ngược đời. Thiên Chúa đã tỏ mình ra quá nhiều! Tốt hơn hết là Ngài nên ẩn mình đi.
Trong suốt kỳ Giáng Sinh, tôi đọc lại quyển Buổi trò chuyện với Vittorio Messori, Bước qua ngưỡng cửa hy vọng của ĐGH Gioan Phaolo II. Tôi quên mất quyển sách này đã nổi tiếng như thế nào. ĐGH thật thẳng thắn, bộc trực, thông minh, và dĩ nhiên, thật biết khuấy động lòng người. Quyển sách là một quan điểm tuyệt vời về toàn thể đức tin và nguyên nhân có đức tin, một đề tài mà sau này ĐGH Gioan Phaolo II đã tiếp tục phát triển trong quyển Fides et Ratio. Nhưng tôi đặc biệt ấn tượng với một chương với tiêu đề “Nếu có Thiên Chúa, tại sao Ngài lại lánh mặt đi?”
Ở những chương trước, ĐGH đã đưa ra một bằng chứng thuyết phục về sự hiên diện của Thiên Chúa – “Thiên Chúa có thật sự tồn tại” và “Chứng cớ: ‘Liệu nó còn có giá trị?’” Điều khiến tôi ấn tượng về cách giải đáp của ĐGH Wojtyla là một điều gì đó mà tôi đã đọc được ở một trong số các bài viết của Đức Ông Robert Sokolowski, cụ thể hơn, là vấn đề thật sự về Thiên Chúa không phải là sự hiện diện của Ngài nhưng là Hiện Thân của Ngài. Con người dễ chấp nhận hơn với một “Thiên Chúa vô hình”. Điều làm họ lo lắng chính là khi Chúa tỏ mình ra quá rõ ràng, đặc biệt là khi họ không muốn nghe hoặc không muốn sống nhờ vào điều đó.
Descarters đã định nghĩa rằng sự tồn tại và tư tưởng gắn liền với nhau.Tuy nhiên theo Thánh Aquinas, sự tồn tại có trước và hạn chế hoặc xác định tư tưởng. Thiên Chúa còn hơn cả một mầu nhiệm. ĐGH nhấn mạnh, “Nếu Ngài không phải là Mầu nhiệm thì đã không cần phải Mạc khải, hoặc chính xác hơn, Thiên Chúa không cần phải tỏ mình ra”. Bằng trí khôn của mình, con người không thể biết tất cả về Thiên Chúa, chỉ biết rằng Ngài hiện hữu.
Nhiều người nghĩ rằng sự hiện diện của Thiên Chúa phải là điều hiển nhiên trong suy nghĩ của loài người, dù người đó có tối dạ đến đâu chăng nữa. Quan niệm đó làm cho Thiên Chúa bị hạ xuống ngang tầm với mức hiểu của loài người. Nó khiến con người trở thành Thiên Chúa. Trong trường hợp đó, Thiên Chúa sẽ không còn là Thiên Chúa. Thiên Chúa đang hiện hữu cần phải tỏ cho các tạo vật thông minh những điều Ngài muốn họ biết về Ngài. Nhưng Thiên Chúa đã thực sự trực tiếp tỏ mình ra bằng cách trở thành người phàm. Ngài làm điều đó theo cách của Ngài. “[Ngài] là con người trong Con của Ngài và được Đức Trinh Nữ sinh ra. Việc sinh hạ này là rõ ràng, và qua Cuộc khổ nạn, Thập Giá, Sự Phục Sinh, việc Thiên Chúa tự tỏ mình ra trong lịch sử loài người đã đạt đến đỉnh điểm, là sự tỏ mình ra của một Thiên Chúa vô hình trong thân xác loài người hữu hình của Đức Kitô.”
Các tông đồ muốn Chúa Kitô tỏ cho họ biết Chúa Cha. Đức Kitô đã bảo họ rằng Ngài đã cho họ thấy: “Cha Ta và Ta là một.” Điều này cỏ vẻ là chính xác với điều người đương thời muốn. “Sự gần gũi này không phải là nhận biết Thiên Chúa ‘mặt đối mặt’, nhưng là nhận biết Thiên Chúa như là Thiên Chúa”
Ở điểm này, ĐGH Gioan Phaolo II tự hỏi Thiên Chúa còn có thể làm gì thêm nữa để chúng ta nhận biết Ngài? “Trong đức tin, dường như Ngài đã đi xa rất xa. Ngài không thể đi xa hơn nữa. Trong nhận thức ở chừng mực nào đó, Thiên Chúa ở quá xa”. Câu này đã đặc biệt khiến tôi chú ý. Thiên Chúa đã tỏ mình ra quá nhiều cho chúng ta.
Tại sao lại nghi ngờ điều này? Vì Chúa Kitô, Con trai của Con người, trở thành “vật cản” đối với người Do Thái và “điên rồ” đối với những người khác. Phản ứng này xảy ra khi Thiên Chúa tỏ mình: “Ngài (Đức Kitô) gọi Chúa là Cha, bởi vì Ngài (Đức Kitô) tỏ mình ra quá rõ ràng nơi chính Ngài. Ấn tượng ở chỗ nó quá nhiều.” Đây là một tư tưởng mới lạ. Chúng ta phản đối Thiên Chúa không phải vì Ngài ẩn mình đi nhưng bởi vì Ngài quá rõ ràng, quá dễ hiểu trong cách đối xử của Ngài với chúng ta.
Con người dễ đồng ý hơn với hình ảnh một “Thiên Chúa vô hình.” Điều làm họ lo lắng là khi Ngài tỏ mình ra quá rõ ràng…
Vấn đề về Thiên Chúa, theo như chúng ta nghĩ, chính là sự hiện diện của Ngài. Nhưng thật sự là vấn đề chính nằm ở đâu đó nữa. Hầu hết mọi người trong lịch sử đều tin vào sự hiện hữu của Chúa. Ngay cả những người vô thần là những người từ chối sự hiện diện của Thiên Chúa cũng cố gắng chứng minh điều ngược lại. Cuối cùng thì họ luôn kết thúc với “bằng chứng” của chính họ rằng Thiên Chúa không tồn tại, mà những “chứng cớ” đó tự bản thân chúng, 1 cách không tự nhiên, lại là 1 sự tuyên bố mang tính siêu đẳng khác.
Con người không chấp nhận sự tỏ mình của Thiên Chúa qua Đức Kitô. “Sự phản đối này có nhiều tên gọi rõ ràng – trước tiên nó được gọi là Đạo Do Thái, sau đó lại gọi là Đạo Hồi. Không thể chấp nhận một Thiên Chúa quá con người như thế.” Đời sống tinh thần của Thiên Chúa và sự quan tâm của Ngài đối với chúng ta cần phải được che giấu. Sự hiện thân của Chúa là một điều nguy hiểm. Bằng cách tỏ mình quá nhiều trong Mầu Nhiệm của Ngài, “Ngài không quan tâm đến thực tế rằng sự công khai đó sẽ trở thành con đường làm Ngài bị lu mờ đi trong con mắt loài người, bởi vì loài người không có khả năng chống lại sự vượt quá giới hạn của Mầu Nhiệm.” Con người không muốn bị che lấp bởi Mầu Nhiệm.
Nhưng Thiên Chúa vẫn cứ thực hiện điều đó và tỏ mình ra qua Đức Kitô. Chỉ trong Đức Kitô Ngài mới có thể bảo đảm rằng kế hoạch tuyệt diệu của Ngài cho mỗi người chúng ta được thực hiện, kế hoạch nhìn thấy Thiên Chúa mặt – đối – mặt. ĐGH Gioan Phaolo II cũng thật ngược đời. Thiên Chúa đã tỏ mình ra quá nhiều! Tốt hơn hết là Ngài nên ẩn mình đi. Đây là sự phản đối dành cho Thiên Chúa ngày càng được xác định trong thời đại của chúng ta. Ngôi Lời, Con của Ngài, trở nên người phàm, chịu đau khổ, chết, được mai táng, và sống lại.
Linh Mục James V. Schall, S.J.
Lược dịch: nhacthanh.net và gởi tực tiếp cho VRNs
+++++++++++++++++++
Bản Anh ngữ:
The Hiding God
How paradoxical is John Paul II. God revealed too much of Himself! Best He should remain in hiding.
Over Christmas, I reread John Paul II’s Interview with Vittorio Messori, Crossing the Threshold of Hope. I had forgotten what a remarkable book this is. The pope is frank, honest, intelligent, and, yes, soul-stirring. The book is a good review of the whole of faith and reason, a theme John Paul II later developed in Fides et Ratio. But I was particularly struck by the chapter entitled, “If God Exists, Why Is He Hiding?”
In previous chapters, the pope made a persuasive case for the existence of God – “Does God Really Exist” and “‘Proof’: Is It Still Valid?” What struck me about Pope Wojtyla’s response was something I had seen in one of Msgr. Robert Sokolowski’s essays, namely, that the real problem with God is not His existence but His Incarnation. People are rather comfortable with a “hidden God.” What makes them nervous is when He makes Himself quite clear, especially when they do not want to hear it or live by it.
Descartes defined existence and thought together. For Aquinas, however, it is existence that comes first and limits or defines thought. God was rather a mystery. “If He were not Mystery,” the pope remarks, “there would be no need for Revelation, or, more precisely, there would be no need for God to reveal himself.” By his own intellect, man cannot know the fullness of God, only that He exists.
Many think that God’s whole existence should be obvious to any human mind, no matter how dull. Such a proposition brings God down to the level of the human intellect. It makes man to be God. In such a case, God would no longer be God. The God that exists rather shows to intelligent creatures what He wants them to know about Himself. But God does reveal Himself directly by becoming man. He does this in His own way. “[He] became man in His son and was born of the Virgin. It is precisely in this birth, and then through the Passion, the Cross, and the Resurrection that the self-revelation of God in the history of man reached its zenith, the revelation of the invisible God in the visible humanity of Christ.”
The Apostles wanted Christ to show them the Father. Christ told them that He did show them: “The Father and I are one.” This almost seems to be exactly what contemporary man wants. “But this immediacy is not the knowledge of God ‘face to face,’ the knowledge of God as God.”
At this point, John Paul II wonders what more could God have done to make Himself known to us? “In truth it seems that He has gone as far as possible. He could not go further. In a certain sense, God has gone too far.” This sentence particularly struck me. God revealed too much of Himself to us!
Why suspect this? Because Christ, the Son of Man, became a “stumbling block” to Jews and “foolishness” to others. This reaction happened when God came out of hiding: “He (Christ) called God His Father, because He (Christ) revealed Him so openly in Himself. The impression was that it was too much.” This is a novel thought. We object to God not because He is hidden but because He is light, intelligible in His very dealing with us.
People are rather comfortable with a “hidden God.” What makes them nervous is when He makes Himself quite clear . . .
The problem of God, we moderns think, is His existence. But in fact the major problem lies elsewhere. Almost all people in history have believed in God’s existence. Even atheists who deny it try to prove a negative. They always end up with their own “proof” that God does not exist, which proof is uncomfortably itself a divine claim on their part.
Man could not accept God’s revelation in Christ. “This protest has precise names – first it is called the Synagogue, and then Islam. Neither can accept a God who is so human.” The inner life of God and His concern for us had to remain hidden. The Incarnation was the dangerous thing. By revealing too much of Himself in his Mystery “He was not mindful of the fact that such an unveiling would in a certain way obscure Him in the eyes of man, because man is not capable of withstanding an excess of the Mystery.” Man does not want to be overwhelmed by the Mystery.
But the “hiding” God went ahead and revealed Himself in Christ. Only in Christ could He insure that the divine plan for each of us could be achieved, the plan to see God face-to-face. How paradoxical then is John Paul II. God revealed too much of Himself! Best He should remain in hiding. This is the objection to God more and more defining our era. His Word, His Son, became man, suffered, died, was buried, and rose again.
FATHER JAMES V. SCHALL, S.J.
http://www.catholiceducation.org/articles/religion/re1043.htm