Thứ Hai, 20 tháng 6, 2011

Người tín hữu giáo dân và huấn dụ xã hội của Giáo hội

VRNs (20.06.2011) – Roma, Italia - Viết theo tài liệu của phiện họp Thượng Hội Đồng Giám Mục Ý Quốc 21.02.2010



Với Thông Điệp gần đây Caritas in Veritate của Đức Thánh Cha Benedictus XVI, chúng ta được mời gọi hãy đặt tâm chú ý đến Huấn Dụ Xã Hội của Giáo Hội. Tức là hãy nhận thức ra những biến đổi sâu đậm trên thế giới ( do tiến trình toàn cầu hoá và tầm quan trọng nổi bậc của nền văn hoá khoa học – kỷ thuật ).

Giáo Hội mời gọi chúng ta hãy biết đọc lại vấn đề xã hội dưới ánh sáng là vấn đề có liên quan đến con người ( “vấn đề nhân chủng học ” ( Caritas in Veritate, n. 21).

Con người đang bị đặt trước một cơn khủng hoảng thiêng liêng trầm trọng, được thể hiện bằng quan niệm không có gì sáng sủa về con người.

Sự kiện căn bản đó khiến cho chúng ta phải đặc tâm chú ý đến Huấn Dụ Xã Hội của Giáo Hội, đến ” trái tim sống động ” về tư tưởng xã hội của Ki Tô giáo, đó là tư tưởng đặt người công giáo nói chung và người tín hữu giáo dân một cách cá biệt vào việc dấn thân vào phục vụ cho sự hiệp nhứt nhân loại.

Trong Tổng Lược Huấn Dụ Xã Hội của Giáo Hội ( 2004), chúng ta đọc được như sau:

- ” Nhân hoại càng ngày càng hiểu rõ hơn rằng mình liên kết với nhau bằng một định mệnh chung, đòi buộc tất cả đều phải đảm nhận trách nhiệm chung, được gợi hứng bằng một dòng giống nhân loại hoàn hảo và liên đới hỗ tương. Nhân loại nhận thức rằng định mệnh chung đó thường bị đặt điều kiện và đôi khi cả áp đặt bởi kỷ thuật và kinh tế và cảm nhận được cần phải có thái độ ý thức luân lý hơn, để định hướng cho hướng đi chung…Người tín hữu giáo dân biết rằng mình có thể tìm được trong Huấn Dụ Xã Hội của Giáo Hội các nguyên tắc để suy tư, các tiêu chuẩn để chuẩn định và các định hướng để hành động, từ đó phát khởi ra việc thăng tiến để có được một nền nhân bản hoàn hảo và liên đới…Giáo Hội là dấu chứng tình yêu Thiên Chúa đối với con người và là dấu chứng ơn gọi cả cộng đồng nhân loại cùng quy tựu nhau trong niềm hiệp nhứt con cái của một Cha duy nhứt ( Lumen Gentium, 1). Giáo Hội có ý trình bày cho tất cả mọi người một dòng giống nhân loại tương ứng với mức độ tinh yêu của Thiên Chúa trong lịch sử của mình, một dòng giống nhân loại hoàn hảo và liên đới, có khả năng tác động một trật tự xã hội, kinh tế, chính trị mới, được đặt nền tảng trên phẩm giá và tự do của mỗi con người, được thực hiện trong hoà bình, công chính và liên đới ” ( Tóm Lược Huấn Dụ Xã Hội của Giáo Hội, nn. 6, 7.19).

1 – Nền tảng và những tiêu chuẩn thiết yếu.

Từ những lời nhắc nhở đơn sơ đó, chúng ta có thể làm sáng tỏ ra một vài yếu tố thiết yếu làm nền tảng thần học và đời sống thiêng liêng cho việc dấn thân-nhân chứng của người tín hữu giáo dân trong xã hội và trong chính trị.

1.1 – Nước Chúa, Giáo Hội và trần thế.

Giáo Hội cùng đồng hành với cả nhân loại suốt dòng lịch sử.
Giáo Hội ở giữa trần thế và , mặc dầu không phải thuộc về, nhưng được kêu gọi để phục vụ trần thế. Cách hiện diện đó được xác tín cho rằng thế giới cần nhận biết Giáo Hội là thực thể và men bột của lịch sử, cũng như điều quan trọng là Giáo Hội phải biết bao nhiêu điều hữu ích mình nhận được từ lịch sử và từ tiến hoá của nhân loại ( Gaudium et Spes, 44).
Giáo Hội phục vụ thế gian bằng cách phổ biến cho thể gian ” những giá trị Phúc Âm “, đó là cách thể hiện của Nước Chúa và giúp cho con người hiểu biết và đón nhận đồ án mà Thiên Chúa muốn cho mình và cho anh em đồng loại mình.

Thật ra các chất liệu của Nước Thiên Chúa chúng ta cũng có thể tìm gặp được ở bên ngoài lằn mức khuôn viên tổ chức Giáo Hội, trong chính bản thể và cả cuộc sống nhân loại, khi nhân loại sống theo ” các giá trị Phúc Âm ” và mở rộng mình ra ” cho động tác của Chúa Thánh Thần, Đấng gợi ý cho ở đâu và lúc nào theo ý Người muốn ” ( Jn 3, 8).

1.2 – Phúc Âm, dấu chỉ thời đại và điều răn yêu thương.

Thiên Chúa, nơi Chúa Ki Tô, không chỉ đến để cứu độ con người như cá nhân, mà cũng để thiết lập lại các mối tương quan xã hội giữa con người. Chính Thánh Thần Thiên Chúa cũng là Đấng gợi ý những giải pháp mới và hiện đại cho động tác của con người, cho công đồng Ki Tô giáo đang hiện diện giữa trần thế và mở rộng cửa cộng tác với những người thành tâm thiện chí ( Tổng Lược Huấn Dụ Xã Hội của Giáo Hội, 53).

Tìm kiếm những giải pháp đó, được đặt nền tảng trên Chúa Giêsu, Đấng được Chúa Cha sai đến, mạc khải diện mạo Tình Yêu của Thiên Chúa ( 1 Jn 4,8). Người dạy chung ta rằng lề luật nền tảng của cuộc chuyển đổi thế giới là điều răn bác ái mới.

Giáo Hội không hoà hợp lẫn lộn với cộng đồng chính trị, nhưng được Chúa ủy thác cho chuẩn định các dấu chỉ thời đại ( signa temporis ). Giữa những dấu chỉ đó, Tổng Lược Huấn Dụ Xã Hội của Giáo Hội ( n. 383) khám phá ra ba dấu chỉ có tính cách ” thách thức “:
- chân lý của thực thể con người,
- sự hiểu biết và phương cách hành xử đối với những gì đa nguyên và khác biệt ở mọi đẳng cấp
- và hiện tượng toàn cầu hóa hiện hành.

1.3 – Dân Chủ, những giá trị và trách nhiệm chính trị.

Nguyên tắc bác ái soi sáng cho người tín hữu giáo dân ý nghĩa của việc chung sống chính trị.

Giáo Hội ngưỡng mộ hệ thống dân chủ, bởi vì dân chủ bảo đảm cho người dân có quyền tham dự vào các việc lựa chọn chính trị và bảo đảm cho người bị trị có thể tuyển chọn và kiểm soát giới đương quyền, đang thay mặt mình quản trị Đất Nước, cũng như cho người dân có quyền thay thế một cách ôn hoà, nơi đâu và lúc nào sự thay đổi đó cần thiết và thuận tiện ( Centesimus Annus, 46).

- Huấn Dụ Xã Hội của Giáo Hội phát hiện một trong những mối nguy hiểm to lớn cho nền dân chủ hiện đại nằm trong các tư tưởng tương đối chủ nghĩa ( relativismo). Theo đó thì không có gì là tiêu chuẩn khách quan và phổ quát để thiết định đâu là nền tảng và bậc thang các giá trị.

Trong thể chế dân chủ, những người có trách nhiệm chính trị đừng quên hay định thấp giá tầm kích luân lý của địa vị đại diện mà mình đang đảm nhận, trong việc chia xẻ đời sống với dân chúng và tìm ra những giải pháp cho các vấn đề xã hội.
Ở đây, quyền năng có trách nhiệm có nghĩa là có được những đức tín khiến cho việc áp dụng quyền năng thực hữu của mình với tinh thần phục vụ ( nhẩn nại, khiêm nhường, điều độ, kính trọng đối phương).

- Các chính đảng có phận sự giúp cho sự tham dự quyền lực được trải rộng ra trong dân chúng và mọi người đều có thể tham dự vào việc đảm nhận trách nhiệm công cộng.
Các chính đảng được kêu gọi giải thích các ước vọng của xã hội, bằng cách hướng dẫn các ước vọng đó nhằm vào công ích, tạo điều kiện cho người dân có khả năng thiết thực cùng nhau cộng tác thiết định các việc lựa chọn đường lối chính trị Quốc Gia.

Các chính đảng phải thực sự là những tổ chức dân chủ trong nội bộ của mình, có khả năng tổng hợp chính trị và thiết định các chương trình hành động.

Các chính đảng cũng có phận sự kiểm soát các động tác tha hóa chính trị, tiêu lòn, ăn hối lộ và tố cáo cho dân chúng biết những thành phần ích kỷ, bất hảo, phe phái, để dân chúng tiên liệu trong kỳ bầu cử tới.

1.4 – Hội nhập đức tin vào văn hoá và chuẩn định chính trị của ngưòi tín hữu giáo dân.

Nền nhân chủng học Ki Tô giáo làm sống động và nâng đỡ động tác hội nhập đức tin vào văn hoá. Động tác vừa kể cần được thực hiện trong xã hội, để nhờ vào sức mạnh của Phúc Âm, con người có thể canh tân các tiêu chuẩn để phán đoán, các giá trị thiết yếu, các đường hướng tư tưởng và các khuôn mẫu đời sống con người hiện đại.

Hiểu nhu vậy, Huấn Dụ Xã Hội của Giáo Hội phải là nền tảng căn bản của công trình huấn luyện thường trực người tín hữu giáo dân.

Mọi thực tại của nhân loại qua bao thế kỷ, cá nhân cũng như xã hội, là đối tượng của tình yêu Thiên Chúa. Công cuộc dấn thân vào trần thế cua người tín hữu giáo dân phải đáp ứng lại nhãn quang đó và điều đó cũng được coi là những gì thể hiện đức bác ái Phúc Âm.

Đối với người tín hữu giáo dân, việc dấn thân vào chính trị được coi như đặc tính thể hiện và nhu cầu của việc chuyên cần dấn thân Ki Tô hữu để phuc vụ nguời khác ( Quadagesimo Anno, 46).

Nhưng để thực hiện điều đó, cần phải có một khuôn mẫu để chuẩn định, cá nhân cũng như cộng đồng, được đặt liên hệ với một vài cự điểm, như
- hiểu biết được các tình trạng,
- suy tư có hệ thống về các hiện trạng thực tế,
- nhận thức được các phương thức phải lựa chọn ( Tổng Lược Huấn Dụ Xã Hội của Giáo Hội, 568).

Từ đó có thể thoát xuất ra những sự lưa chọn tác động thiết thực và hữu hiệu. Nhưng nói nhu vậy, chúng ta không thể coi đó là những gì có giá trị tuyệt đối , bởi vì
- ” đức tin không bao giờ có ý định viện cớ trói buộc tất cả vào một sơ đồ chắt nịch các nội dung xã hội – chính trị, bởi vì đức tin ý thức được chiều kích lịch sử trong đó con người đang sống, đòi buộc xác định sự hiện hữu của các tình trạng không hoàn hảo và thường xuyên thay đổi mau chóng ” ( Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin, Ghi Chú Tín Lý…2002, 7).
- ” Lương tâm Ki Tô giáo được đào tạo tốt đẹp không cho phép bất cứ ai đồng thuận bỏ phiếu cho việc thục hiện một đồ án chính trị hay một đạo luật riêng rẽ, trong đó các nội dung nền tảng của đức tin hay luân lý bị đảo ngược do việc ban hành các lời đề nghị khác biệt hay ngược lại với các nôi dung đó ” ( id.,4).
- ” Trong trường hợp không thể nào tránh được việc thực hiện những chương trình chính trị đó, một dân biểu quốc hội có thể trợ lực một cách chính đáng cho nhũng đề nghị nhằm giới hạn những thiệt hai và giảm thiểu các hậu quả tiêu cực trên lãnh vực văn hoá và luân lý công cộng ” ( id.570).

Một lãnh vực cá biệt cho việc chuẩn định đối với người tín hữu giáo dân đó là lãnh vực có liên quan đến việc lựa chọn các dụng cụ chính trị, hay nói đúng hơn đó là việc gia nhập vào một chính đảng và vào các phương thức tham gia vào chính trị.

Cần phải tác động một việc chọn lựa trung thành với các giá trị, trong khi lưu ý đến các trường hợp thiết thực.

Ngưòi tín hữu giáo dân không thể tìm được một chính đảng đáp ứng lại hoàn hảo các điều đức tin đòi buộc và có liên hệ đến Giáo Hội. Việc gia nhập đứng về phía nầy hay phía khác là việc lựa chọn chính trị, chớ không bao giờ là việc lựa chọn ý thức hệ, nhưng dù sao đi nữa cũng luôn luôn phải có cân nhắc, nhằm thực hiện những phương thức đặc tâm lưu ý nhứt để đạt được công ích đích thực ( id. 573).

Gia nhập vào một chính đảng hay một phe phái chính trị phải được coi là quyết định với tư cách cá nhân.

Dù sao đi nữa, người tín hữu trong chính trị cũng phải tìm cách
- ” hiểu biết, thông cảm nhau bằng một cuộc đối thoại thành thật, trong khi vẫn luôn luôn gìn giữ đức bác ái đối với nhau và được thúc đẩy tiên khởi nhằm công ích ” ( Gaudium et Spes, 43).

2 – Các định hướng và các điểm cốt yếu quan trọng.

Trong tiến trình văn hoá phức tạp hiện nay, việc người tín hữu giáo dân dấn thân vào chính trị được đặt thành vấn đề.
Thật vậy,
- một đàng người tín hữu giáo dân không thể tránh né khỏi tham dự vào đời sống chính trị,
- thì đàng khác họ lại phải lưu tâm đến những khuynh hướng văn hoá mơ hồ tối nghĩa, thúc đẩy con người có những lựa chọn có thể tranh cải được về luân lý hay không thể chấp nhận được.
Về vấn đề nầy Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin đã can thiệp với bản ” Ghi chú tín lý về một vài vấn đề có liên quan đến việc chuyên cần và thái độ của người công giáo trong đời sống chính trị ” ( Nota dottrinale circa alcune questioni riguardanti l’impegno e il comportamenti dei cattolici nella vita politica, 2002).

Bản tài liệu nhấn mạnh đến
- việc cần phải tạo một linh hồn luân lý cho đời sống dân chủ ( n.2),
- cống hiến cho chính trị một vài định hướng về vấn đề đa nguyên ( n.3 ),
- mối tương quan giữa sự trung thành Ki Tô giáo và thuộc về phe phái chính trị ( n. 4),
- đặc tính trần thế của chính trị ( n. 5-6).

2.1 – Linh hồn luân lý cho dân chủ.

- Sau khi xã hội chủ nghĩa áp dụng thiết thực đã tàn lụi, nền văn hoá tân-tự do chủ thuyết (neoliberalismo) có khuynh hướng trở thành là nền văn hóa độc tôn

- ” đó là nền văn hoá duy nhứt tạo ra mối nguy hiểm đồng nhất hoá mọi văn hoá khác, bởi lẽ có cả một gia sản giá trị của mình. Nhược điểm của nền văn hoá chính trị đang thịnh hành nằm trong mối đươn kết giữa dân chủ và tương đối luân lý. Bởi đó các chính kiến khác nhau, văn hoá khác nhau, luân lý và tôn giáo khác nhau đều được coi là có giá trị như nhau và chính danh hợp pháp như nhau. Trong khi đó thì tự do được hiểu như là mọi người đều có thể hành xử và lựa chọn điều gì mình thích nhứt, chỉ có lằn mức duy nhứt là tôn trọng tự do của người khác ( Nota doctrinalis, id.).

Bởi đó Ghi Chú Tín Lý ( Nota doctrinalis…) đứng cách xa với quan niệm mọi điều đều được phép và cá nhân chủ nghĩa đó. Bởi lẽ đó là thái độ của chủ thuyết dân chủ thực dụng,
- cơ chế quốc gia trở thành dụng cụ quyền lực và lợi thú của phe nhóm,
- với hậu quả là không còn tôn trọng phẩm giá cao cả thiêng liêng của con người và làm cho chính nền dân chủ không còn đâu là định điểm để có thể quy chiếu.

2.2 – Đa nguyên.

Cũng chính những lý do khước từ tương đối luân lý chủ nghĩa là nền tảng chính đáng cho quan niệm đa nguyên. Đa nguyên không liên quan đến các nguyên tắc luân lý

- ” bởi bản chất của mình và tự phận vụ nền tảng cuộc sống chính trị của mình, các giá trị luân lý là những giá trị không thể bàn thảo mặc cả được ” ( Nota doctrinalis, n.3), nhưng là những giá trị có thể đưa đến những chiến thuật chính trị khác nhau.

Tính cách đa nguyên các khuynh hướng chính trị không những là những điều chính đáng, mà còn là những điều cần thiết trong cuộc sống dân chủ:

- ” Như vậy, không ai có thể chối cải quyền tự do của người tín hữu giáo dân lựa chọn các khuynh hướng, chủ trương chính trị thích hợp với đức tin và với lề luật luân lý tự nhiên, đó là lề luật theo tiêu chuẩn của mình. các khuynh hướng, chương trình chính trị phải nhằm đáp ứng một cách tốt đẹp nhứt cho các đòi hỏi của công ích ( Nota doctrinalis, n. 3).

Hiểu như vậy, bổn phận mà người tín hữu giáo dân phải hành xử thích ứng với đức tin và với các nguyên tắc căn bản luân lý, không cấm cản người tín hữu giáo dân có thể khác biệt giữa họ, trong việc chuẩn định phán đoán cần có đối với một chương trình của chính đảng hay của chính quyền.

- Ghi Chú Tín Lý ( Nota doctrinalis…) còn nhấn mạnh rõ rệt hơn rằng
* ” Có thể có nhiều chính đảng mà trong đó người công giáo có thể chọn lựa để đấu tranh với quyền và nhiệm vụ của mình – nhứt là qua các đại biểu trong Quốc Hội – để xây dựng đời sống dân sự của Xứ Sở ” ( Nota doctrinalis, id.).

Đó là việc lựa chọn, tùy thuộc lương tâm và cảm nhận xã hội-văn hoá của từng cá nhân:
- ” Giáo Hội không có bổn phận phải đưa ra những giải pháp thực tiển – càng không phải hơn nữa đưa ra những giải pháp duy nhứt – đối với những vấn đề trần thế mà Thiên Chúa đã để cho phán đoán của mỗi người được tự do và có trách nhiệm, mặc dầu Giáo Hội có quyền và bổn phận phải đưa ra những phán quyết luân lý của mình về các thực tại trần thế, khi có sự đòi buộc đối với đức tin và luân lý ” ( Nota doctrinalis, id.).

Trong nhãn quan đó, người tín hữu giáo dân ý thức rằng việc lựa chọn sống với chức năng chính trị là những gì thể hiện cho thấy mức độ trưởng thành thiêng liêng của con người đang liên hệ.

2.3 – Trung thành Ki Tô giáo và thuộc về khuynh hướng chính trị.

Đa nguyên không có nghĩa là dững dưng. Bởi đó mặc dầu lựa chọn khác nhau là điều chính đáng, nhưng cũng cần phải nhận thức rằng không phải mọi chương trình, mọi khuynh hướng chính trị đều được coi như là sát gần và thích hợp với nhãn quang xã hội của Ki tô giáo và với lời huấn dạy của Giáo Hội.
Điểu vừa kể đặt người tín hữu giáo dân trước một câu hỏi hệ trọng: làm sao có thể vẫn trung thành với căn tính và lý tưởng của mình, khi mình thuộc hệ vào một chính đảng hay một phe phái, khuynh hướng mà trong đó mình không được nói lên hoàn hảo những giá trí mà mình tin vào đó, khi vì phải tuân hành phương thức dân chủ mà mình lại bị đặt trước những việc lựa chọn đối ngưọc lại những giá trị luân lý bất khả nhượng của con người ( lợi ích toàn vẹn của con người, đời sống, gia đình, giáo dục, tự do tôn giáo, hoà bình ) ?

- Ghi Chú Tín Lý ( Nota doctrinalis…) xác nhận rằng người công giáo phải có can đảm nhân chứng trước công chúng,

- khi họ chứng tỏ cho thấy mình hoàn toàn khắng khít với những giá trị luân lý bất khả nhượng. Người tín hữu giáo dân trong chính trị cũng cần xử dụng tất cả những dụng cụ mà phương thức dân chủ cho phép để đạt được điều tốt lành một cách thiết thực to lớn nhứt có thể trong các hoàn cảnh khác nhau.

- Bản văn Nota doctrinalis định hướng mà ĐTC Gioan Phaolồ II đã đưa ra về vấn đề phá thai như sau:
* ” Một vị dân biểu Quốc Hội, mà thái độ chống đối tuyệt đối của mình được thể hiện rõ rệt và ai cũng biết, có thể chính đáng đưa ra sự trợ lực của mình đối với những lời đề nghị nhằm giảm thiểu các tai hại của đạo luật đó và nhằm giảm thiểu các hậu quả tiêu cực về phương diện văn hóa và luân lý công cộng ” ( Evangelium vitae, 1995, n. 73).

Đức Hồng Y Carlo Maria Martini đưa ra lý chứng sau đây để nói lên tính cách chính đáng của thái độ vừa kể:

- ” Động tác chính trị…tự nó không có nghĩa là để thực hiện lập tức các nguyên tắc tuyệt đối, mà đúng hơn là để thực hiện công ích một cách chính đáng có thể, trong một hoàn cảnh thiết định nào đó ” ( Incontro conclusivo delle scuole di formazione socio-politica sul tema: Politica, via alla santità, in Martini C. M. , Il Padre di tutti, Lettere, discorsi e interventi, EDB, Bologna 1999, 290).

Bằng cách tránh đi thái độ ” hành động như nhà đạo đức “, ” làm nhà luận lý “, thái độ đó không đem lại lợi ích gì trong chính trị.

Với lương tâm cho rằng như vậy chưa đủ luân lý hay không phải là thái độ luân lý trong đôi tay trong sạch, có thể đưa đến những cuộc đụng chạm chống đối quyền lực, người tín hữu giáo dân dấn thân vào các chính đảng phải học hỏi trên chính bản thân mình rằng động tác chính trị luôn luôn gồm cả ở việc thực hiện được tuần tự công ích.

Từ đó chúng ta có thể hiểu được thái độ nguy hại là thái độ bỏ rơi chính trị vì sợ có thể bị làm vẩn đục căn tính của chính mình hoặc cũng do đó mà khước từ mọi động tác đối thoại, bởi lẽ

- ” lời đề nghị những bước đi tích cực, mặc dầu là những bước chậm chạp, tuần tự còn hơn là thái độ khép kín trên những câu la ó từ chối ” không “, rồi về lâu về dài, với chiêu bài phải được điều tốt nhứt, khiến cho tình trạng càng ngày càng trở nên tồi tệ, không xứng đáng với con người hơn ” ( ĐHY C.M. Martini, C’è un tempo per tacere e un tempo per parlare 1995, Centro Ambrosiano, Milano 1995, 22ss).

Chủ trương đa nguyên văn hoá và luân lý, cũng như địa vị thiểu số của người Ki Tô hữu trong xã hội hiện nay dường như gợi ý cho chúng ta con đường của sự hiện diện trải rộng của người tín hữu giáo dân trong nhiều lãnh vực chính trị khác nhau.

Sự kiện vừa kể có thể giúp cho người tín hữu giáo dân vượt qua khỏi các tiền kiến ý thức hệ và đưa đến một cuộc hiểu biết, hội nhập bị đặt thành điều kiện ít hơn vào những vấn đề khác nhau trên tầm mức luân lý.

Đàng khác việc áp dụng hệ thống đa số khiến chúng ta phải tìm được những tổ chức, những lãnh vực đồng thuận rộng rãi hơn những gì chỉ gói ghém giới hạn trong lãnh vực thuộc hệ chính đảng, dựa trên việc xác nhận một đồ án chính trị tổng phần của nó.

Tất cả những gì vừa kể đòi buộc phải có một thái độ mở rộng, đối với nội bộ cộng đồng Ki Tô giáo, mở rộng ra cho nhiều lãnh vực để có thể gặp gỡ nhau, trong đó các tín hữu giáo dân của nhiều lực lượng chính trị khác nhau có thể bình thản, thanh thoảng đối thoại, so sánh, cân nhắc các chủ trương và chương trình hành động của nhóm mình.

2.4 – Đặc tính trần thế.

Để hoà hợp được lòng trung thành với căn tính Ki Tô giáo của chính mình và các lề luật, nguyên tắc của chính trị, người tín hữu giáo dân cần có thái độ trung gian điều giải luân lý và nhân chủng học, nhờ đó có thể tránh được thái độ cực đoan của những ai muốn diễn dịch thẳng các giá trị Ki Tô giáo của mình vào chính trị và thái độ của kẻ ” hề hà thế nào cũng được ” ( qualunquismo ), sẵn sàng hạ thấp giá trị của lương tâm, miễn là được một vài lợi nhuận tức khắc.

Bản Ghi Chú Tín Lý ( Nota doctrinalis…) đứng ở một vị thế tách xa khỏi thái độ của nhóm quá khích và nhóm ” hề hà cái gì cũng được miễn là “, bằng cách lập lại những thành đạt tín lý và mục vụ của Công Dồng Vatican II và của Huấn Dụ Xã Hội của Giáo Hội.

Như mỗi thực thể khác ở thế gian, chính trị cũng có tính cách trần thế.

Chính trị có mục đích nhằm đạt được lợi ích trần thế cho cộng đồng dân chúng, bởi đó chính trị có luật lệ và dụng cụ, phương tiện tự lập của chính mình, không phải cần có sự trợ giúp của đức tin hay của phương thức tổ chức thiêng liêng.

Từ đức tin chúng ta không thể trực tiếp diễn dịch một khuôn mẫu tổ chức xã hội, chính quyền hay chính đảng. Đức tin không cho phép người tín hữu giáo dân khỏi trách nhiệm , khỏi những nguy hiểm, thử thách của động tác chính trị, khỏi lao lực để tìm ra được phương thức trung gian điều giải mà cuộc sống dân chủ đòi buộc:

- ” Đặc tính trần thế là ” đặc tính tự lập của lãnh vực đời sống dân sự và chính trị, tự lập khỏi lãnh vực tôn giáo và giáo phẩm…là một giá trị đạt được và được Giáo Hội nhìn nhận và thuộc về gia sản mà cuộc sống văn minh đã đạt được ” ( Nota doctrinalis, n.6).

Tuy nhiên, chính trị tự lập đối với lãnh vực tôn giáo không có nghĩa là tự lập đối với lãnh vực luân lý. Bởi đó là một cách phát biểu sai lạc cho rằng việc Giáo Hội đứng ra bênh vực các đòi hỏi luân lý phải có trong chính trị, là những gì không thuộc thẩm quyền và bổn phận của Giáo Hội, cho rằng tốt hơn, Giáo Hội chỉ nên cáng đáng ” việc nội bộ ” của mình. Bởi lẽ các đòi hỏi luân lý cũng là những gì phải có đối với các nguyên tắc trần thế trên đó nền dân chủ có được nền tảng:
- tôn trọng phẩm giá con người,
- quyền tự do của mỗi người,
- tình liên đới hỗ tương,
- mọi người có quyền bình đẳng như nhau,
- công lý và hoà bình.

Những việc lựa chọn mà người tín hữu giáo dân được mời gọi hãy cùng thực hiện trong chính trị với tất cả những người thành tâm thiện chí khác và trung thành với ước vọng tôn giáo của mình, cũng là những động tác trần thế.

- ” Quyền huấn dạy của Giáo Hội không có ý định gì hành xử quyền lực chính trị, cũng không nhằm loại trừ tự do tư tưỏng của người công giáo trong nhũng vần đề trần thế. Trái lại Giáo Hội có ý…dạy bảo và soi sáng lương tâm của các tín hữu, nhứt là của những ai dấn thân vào các phận vụ chuyên cần trong đời sống chính trị, để cho động tác của các tín hữu luôn luôn là động tác nhằm thăng tiến toàn vẹn con người và công ích ” ( Nota doctrinalis, n. 6).

Qua những gì vừa trình bày, chúng ta hiểu được người tín hữu giáo dân được mời gọi hãy tham gia vào việc soạn thảo đồ án tổng thể của xã hội và trung gian điều giải ( mediation ) đức tin của mình thành ngôn từ nhân chủng học, mọi người đều có thể hiểu được, các giá trị luân lý căn bản, là phần gia sản của các giá trị Ki Tô giáo.

Bởi đó cần phải khởi đầu từ văn hoá trong tinh thần tôn trọng đa nguyên , đặc tính trần thế và hợp pháp của thể chế dân chủ. Người tín hữu giáo dân không thể tự cho phép mình dững dưng, phủi tay, đứng ngoài ( diaspora ) đối với những gì có liên hệ đến ” đời sống thiêng liêng và văn hoá ” của xã hội mình.

Như vậy,
” chúng ta ý thức được cần có gấp rút một động tác mục vụ để
- xoá bỏ đi sự tách rời giữa động tác thực hành tôn giáo và đời sống dân sự
- và thúc đẩy người tín hữu giáo dân hiểu biết nhiều hơn và sâu đậm hơn Huấn Dụ Xã Hội của Giáo Hội,
- để mình hiểu được việc liên kết rao giảng Phúc Âm với nhân chứng của các động tác liên quan đến công lý và liên đới hỗ tương ” ( Documenti CEI, Per un paese solidale. Chiesa italiana e Mezzogiorno, 21.02.2010)

NGUYỄN HỌC TẬP