VRNs (30.07.2011) - Sài Gòn - Theo nghiên cứu mới, dấu chân tổ tiên loài người, có từ 3,7 triệu năm trước, cho thấy rằng một số thành viên sớm nhất trong gia phả của chúng ta đã hoàn toàn đứng thẳng bước đi bằng đôi chân như chúng ta.
Phát hiện này đã được công bố trên tạp chí Journal of the Royal Society Interface. Các nghiên cứu trước kết luận vóc dáng này nổi bật ở giống Homo khoảng 1,9 triệu năm trước.
Dấu chân 3,7 triệu năm này, giống như một loài có tên Australopithecus afarensis (thuộc họ hóa thạch “Lucy”), bước đi giống người ngày nay hơn là giống khỉ. Trưởng nhóm nghiên cứu Robin Crompton co biết: “Một số người khỏe mạnh có dấu chân giống khỉ hơn”.
Là giáo sư ĐH Khoa học Sinh dượcLiverpool, GS Crompton giải thích: “Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng việc mất cái gọi là chuyển hóa giữa xương cổ chân đã phân biệt con người với giống khỉ không phải là người”. Điều linh động này có thể tiếp xúc với đất và để lại phía sau dấu vết gọi là dấu chân. Nhưng Crompton và các cộng sự thấy rằng con người ngày nay tạo các dấu chân như vậy, còn một số dấu chân cổ xưa thiếu nét đặc trưng.
Các nhà nghiên cứu có quyết định này sau khi nghiên cứu các dấu chân cổ xưa tìm thấy ở vùng Laetoli ởTanzania. Có ít là một hoặc hai dấu chân khi họ đi qua vùng đầm lầy có tro núi lửa.
Có thể đó là giống A. afarensis, được biết qua bộ xương của loài Lucy. Loài Lucy và các “thành viên” khác được coi là đã sống trên cây. Vì loài Lucy đi dáng đứng như con người, việc nghiên cứu mới củng cố lý thuyết này, bước đi bằng hai chân và có liên quan loài tổ tiên sống trên cây là loài khỉ lớn và con người.
Tuy nhiên, khác với con người hiện đại, loài này có chân ngắn và tay dài. So sánh với các động vật khác tương đối có chân dài và tay ngắn.
TRẦM THIÊN THU
(Chuyển ngữ từ News.Discovery.com)