
Nhận xét về bộ luật này, tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, thành viên của tổ chức Liên minh bài trừ nô lệ mới ở Á Châu (CAMSA) đã trả lời đài RFI như sau: “… Tuy nhiên, theo nhận định của chúng tôi, luật Phòng, chống buôn người vừa được thông qua, không mang tính thực luật. Đó chỉ là một nghị quyết, bởi vì không có các biện pháp trừng trị. Ở trong các đạo luật, khi có sự vi phạm, phải có biện pháp trừng trị. Trong bộ luật này, chỉ nhắc đến, nếu có vi phạm, thì áp dụng hai điều khoản có trong bộ luật Hình sự hiện hành. Nhưng hai điều khoản trong bộ luật Hình sự không liên quan đến việc buôn lao động, chỉ liên quan đến việc buôn phụ nữ và trẻ em mà thôi. Thành ra cái đó là một khiếm khuyết rất lớn. Cái khiếm khuyết thứ hai là định nghĩa về buôn người rất lỏng lẻo, ai muốn diễn giải ra sao cũng được cả. Như vậy, khi truy tố, tùy theo công tố viên, có thể diễn giải tùy tiện diễn giải, đây là buôn người hay không phải.
Bộ luật này như vậy chỉ là một nghị quyết đưa ra quyết tâm phòng buôn người, hơn là chống buôn người thực sự. Dù sao chúng tôi cũng thấy rằng, có thể huy động được xã hội dân sự, người dân, các tổ chức tôn giáo trong nước, kể cả các công ty, doanh gia, giáo viên, sinh viên, v.v. để phổ biến thế nào là buôn người và hướng dẫn cho người dân làm thể nào để phòng ngừa không để trở thành nạn nhân của buôn người.”…
xem bài trên RFI