Thứ Năm, 21 tháng 7, 2011

Bài học đạo đức truyền thông Công giáo

VRNs (21.07.2011) – Sài Gòn – Chiều ngày 20/07/2011, Khóa kỹ năng truyền thông Công giáo offline IV tiếp tục buổi học thứ sáu tại hội trường DCCT Kỳ Đồng, Sài gòn. Buổi học đạo đức truyền thông Công giáo do cha Guise Đinh Hữu Thoại hướng dẫn. Buổi học bàn về nhiều chiều kích của đạo đức truyền thông: “Truyền thông xã hội phục vụ con người; truyền thông xã hội xâm phạm lợi ích của con người; một số đạo đức liên quan”. Ngoài ra lớp học còn đi sâu vào phân tích các đề mục cụ thể về kinh tế truyền thông, chính trị truyền thông, văn hóa truyền thông và giáo dục truyền thông trong cái nhìn chung của đạo đức truyền thông Công giáo.



Cha Giuse Đinh Hữu Thoại đang hướng dẫn đề tài

Lớp học thật sự sôi nỗi, khi chuyển qua phần thảo luận. Tại mục “kinh tế” truyền thông, học viên Thanh Tùng đại diện nhóm một chia sẻ: “Truyền thông xã hội phải hỗ trợ, giúp đẩy mạnh sự tăng trưởng kinh tế, công ăn việc làm và sự thịnh vượng, khuyến khích người ta cải thiện chất lượng cuộc sống”. Anh còn nêu ra vấn nạn của của một số người viết báo, viết theo kiểu đặt hàng, viết về một phía, thẩm chí viết chung chung.



Anh Lê Thanh Tùng trình bày ý kiến thảo luận nhóm



Các tham dự viên thảo luận chung

Bạn Trần Thị Hoa, sinh viên năm 3 nêu ý kiến thỏa luận về truyền thông chính trị: “Là các nhà lãnh đạo phải liên lạc nhanh chóng và trực tiếp với quần chúng về các vấn đề khẩn cấp, hay bất ổn”. Bạn Hoa còn nhấn mạnh trên thực tế, các nhà lạnh đạo của một số Quốc Gia chưa kịp bày tỏ quan điểm nhanh cho báo chí, người dân khi có những sự kiện liên quan đến người dân và quốc gia đại sự, thẩm chí còn tránh né trách nhiệm, vùi dập thông tin.

Bên cạnh các ý kiến, truyền thông chính trị, kinh tế, học viên Nguyễn Văn Căn, sinh viên năm cuối, nêu ra ý kiến về truyền thông giáo duc – văn hóa: “Cụ thể dân tộc Việt Nam có một lịch sử văn hóa lâu đời vớí 4.000 năm văn hiến, con Hồng cháu Lạc và nhiều di sản văn hóa dân tộc khác. Nhưng hiện nay các tệ nạn như học sinh đánh thầy giáo, bảo mẫu đánh trẻ em, và gần đây còn xuất hiện nhiều ca sĩ tham gia các chương trình ca nhạc ăn mặc theo kiểu khơi gợi mang tính “sex” đang phá hoại nền tảng người truyền tải âm nhạc. Để rồi nhiều bản trẻ hú nhau với thuật ngử “đi xem hát” chứ không đi thưởng thức nghe hát”.

Đúc kết thảo luận cha Thoại nhấn mạnh “đạo đức truyền thông công giáo” là trân trọng sự thật, phục vụ con người trong các khía cạnh văn hóa, xã hội, chính trị, giáo dục, tôn giáo. Người làm truyền thông phải tôn trọng các đạo đức truyền thông.

Tin & ảnh: VH