Thứ Năm, 28 tháng 7, 2011

Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè: Bây giờ (kỳ 2)

VRNs (27.07.2011) - Sài Gòn - Giai đoạn 2 và những dự án “rùa”



Theo TS.Tô Văn Trường, Viện trưởng viện qui hoạch thủy lợi miền Nam. Ông tóm tắt dự án như sau: “Dự án kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè là một dự án lớn với nhiều hạng mục công trình trải rộng trên diện tích 3.300 héc ta thuộc địa bàn bảy quận: 1, 3, 10, Phú Nhuận, Tân Bình, Bình Thạnh và Gò Vấp. Dự án do Sở Giao thông Công chính TPHCM làm chủ đầu tư, Công ty Tư vấn quốc tế của Mỹ (CDM) làm tư vấn thiết kế và giám sát thi công, với số vốn đầu tư là 199,6 triệu đô la, trong đó vốn ODA của Ngân hàng Thế giới (WB) là 166,7 triệu đô la. Theo kế hoạch, dự án được thực hiện trong giai đoạn 2003-2007. Do tính chất phức tạp của công trình, dự án được chia làm nhiều gói thầu. Mặc dù dự án được khởi động từ năm 2003, nhưng cho đến nay mới chỉ có năm gói thầu đang được thi công nhưng tiến độ rất chậm”.

Những dự án “rùa” đã khiến sinh hoạt của người dân TP rất khổ sở, đặc biệt những hộ dân ven kênh NL-TN.

Cách quản lý và vận hành

TS. Trường cho biết thêm: “Nếu chúng ta đi sâu tìm hiểu, hệ thống hóa lại cả quá trình chuẩn bị và đấu thầu đến giai đoạn thi công thì sẽ thấy được những bất cập, mâu thuẫn chồng chéo đã gây nên sự trì trệ của dự án”.

Tình trạng rác thải đổ xuống kênh xảy ra ngày càng nhiều. Theo quan sát hành lang của kênh NL-TN vẫn rất nhiều nơi có rác thải chất thành đống. Thậm chí dưới lòng kênh cũng còn rất nhiều.

Trong khi đó, lực lượng công nhân làm nhiệm vụ vớt rác thì lơ là khiến người dân sống ven bờ kênh lãnh đủ. Càng bức xúc hơn khi con kênh này đã và đang được Nhà nước đầu tư hàng trăm triệu USD nhằm cải thiện môi trường, mà ô nhiễm vẫn cứ ô nhiễm.

Dự án vệ sinh môi trường kênh NL-TN là một trong những công trình tốn kém và mất thời gian nhất tại Sài Gòn hiện nay. Bắt đầu năm 2005 và vừa được cán bộ nhà nước tuyên bố rằng sẽ kết thúc năm 2009. Thế nhưng lỗi một phần do các nhà thầu Trung Quốc (TMEC-CHEC 3). Nhưng nhà cầm quyền thành phố cũng không giải thích nổi là sao dự án xây dựng này đã có không có ít lần hứa là hạn chót hoàn thành những cứ kéo dài vô thời hạn. Làm tốn kém thiệt hại cho nhà nước và nhân dân. Thế nhưng không có một quan chức nào nhận trách nhiệm về mình.

Ảnh hưởng lớn đến xã hội và người dân

Trong những năm qua, một nghiên cứu của Sở Y Tế, người dân sống hai bên đường của khu vực Nhiêu Lộc Thị Nghè này đã mang nhiều chứng bệnh về đường hô hấp. Đến các chứng trầm uất nhiều nhất so với các khu vực khác trong thành phố.

Những thiệt hại do nạn kẹt xe, buôn bán trở ngại và sắp tới thành phố sẽ tốn thêm hàng tỉ đồng, thì sẽ có ai bồi thường thiệt hại cho người dân, phía quản lý dự án của nhà nước không có câu trả lời thỏa đáng cho người dân.

Theo Website CATPHCM từ năm 2007 đến nay hai bên bờ kè kênh NL-TN đã mọc lên vô số những quán ăn nhậu, cà phê đèn mờ… Xảy ra rất nhiều trường hợp ngộ độc, vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, và các tệ nạn xã hội.

Đến hôm nay dòng kênh dần hình thành bộ mặt mới

Theo những gì quan sát và chứng kiến trong những tháng cuối năm 2010 và những tháng đầu năm 2011. Dự án cải tạo kênh NL-TN đã có hiệu quả trong việc làm sạch dòng kênh, khơi thông luồng chảy cũng như tạo cảnh quan dọc bờ kênh. Dọc tuyến kênh đã hình thành một bộ mặt mới hơn. Tuy nước dòng kênh vẫn là một màu đen và những công trình vẫn đang thi công. Để hoàn thành một dự án quá lâu và gây thiệt hại rất nhiều cho nhân dân.

Tiếp xúc với chị Ngọc, một người dân sống tại đường Hoàng Sa, cạnh dòng kênh NL-TN. Chị cho chúng tôi biết: “Quang cảnh đến hôm nay nhìn có vẻ ổn, sạch hơn trước nhưng những gì chị và gia đình đã chịu đựng trong suốt những năm dài có vẻ quá đủ. Quá lâu rồi mới thấy đường xá được hơn.

Hôm nay, hai tuyến đường Hoàng Sa và Trường Sa dọc kênh đã khoác lên mình lớp nhựa mới.

Hệ thống đèn chiếu sáng cũng được làm mới hoàn toàn. Hằng ngày hoạt động nạo vét bùn dưới lòng kênh vẫn diễn ra. Thỉnh thoảng cũng có vài chiếc ghe đi vớt rác dưới lòng kênh.

Tuy nhiên, khi môi trường hằng ngày đang cố gắng được cải thiện thì đâu đó vẫn có những bịch rác của các hộ dân sống ven kênh cứ vô tư cho xuống lòng kênh. Hoặc đổ đầy ra bờ hai tuyến kênh. Cần có một ý thức chung, một sự thay đổi lối sinh hoạt xưa để những tuyến kênh có môi trường sạch hơn.

Chiều ngày 1-4-2011, ông Ngô Bá An, Phó Giám đốc Khu Quản lý Giao thông Đô thị số 1- Sở giao thông công chánh TPHCM, cho biết dự án cải tạo đường Trường Sa và đường Hoàng Sa kênh NL-TN sẽ hoàn thành vào tháng 11-2011.

Tuyến đường được cải tạo bắt đầu từ hợp lưu kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè (quận Tân Bình) đến cầu Lê Văn Sỹ (quận 3), dài 5,7 km, rộng 16 m với tổng vốn 148 tỉ đồng. Dọc hai bên đường sẽ được trồng cây long não, sò đo cam hoặc muồng hoa đào.

Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, ngày ấy – bây giờ

Đã có rất nhiều sự thay đổi, nhưng sự thay đổi của dự án này quá lâu.

Đất nước, thành phố nào có những dòng sông, con kênh chảy qua đó là một sự ban tặng của Tạo hóa. Khi ta không biết cách trân trọng và giữ gìn thì sẽ mang lại một tai hại rất lớn. Khi nhìn về những dòng sông, con kênh trên Thế giới ta cũng thầm ước một ngày nào đó con kênh NL-TN cũng sạch và trong như thế.

Để trẻ em có thể thả những cánh diều mà không phải lo sợ nguy hiểm rình rập xung quanh mình. Để người dân có thể đi dạo, tập thể dục ven kênh.

Nhiệm vụ trả lại sự trong lành, và giữ gìn sự môi trường ngoài trách nhiệm của nhà chức trách còn là ý thức của chính mỗi người dân.

TRƯƠNG VŨ
Học viên lớp Offline IV