Thứ Hai, 12 tháng 9, 2011

Myanmar: Nghi ngờ cơ quan nhân quyền

VRNs (12.09.2011) – MYANMAR – Bản tin UCANews, ngày 09.09.2011 cho biết, theo vài nguồn tin, nhiều người vui mừng với việc giới thiệu của chính phủ về ủy ban nhân quyền quốc gia, nhưng họ nghi ngờ vai trò của ủy ban khi cân nhắc lịch sử tồi tệ về nhân quyền của đất nước này.



Một linh mục Công giáo nói: “Đó là dấu hiệu tốt nhưng những vấn đề như nỗi băn khoăn dân tộc và việc kiểm soát các phương tiện truyền thông vẫn tiếp tục. Tôi mong rằng đó sẽ là một bước trong việc hướng dẫn đúng. Có còn hơn không, nhưng chúng tôi không thấy có gì thay đổi trong khi quân đội vẫn điều hành mọi thứ. Tôi muốn thấy một ủy ban độc lập ủng hộ nhân quyền mà không bị thao túng phía sau những hoạt động những hoạt động được thế giới công nhận”.

Báo New Light of Myanmar (Ánh sáng mới của Myanmar, do nhà nước quản lý) nói rằng ủy ban này đã được thành lập ngày 6-9-2011, gồm 15 công chức hưu trí, mục đích của họ là “thúc đẩy và bảo vệ các quyền cơ bản của nhân dân theo hiến pháp năm 2008”.

Phong trào này khiến đại diện ngoại giao về nhân quyền Tomás Ojea Quintana đến thăm Myanmar hồi tháng trước. Một luật sư ở Yangon cũng muốn nặc danh chất vấn về tính chân thật của chính phủ. Ông nói: “Tôi không chắc đây là những gì họ thực sự muốn hoặc đó là kết quả của việc gây áp lực của quốc tế. Người ta nghi ngờ vì nhà chức trách có nhiều mánh lới để lấy lòng cộng đồng quốc tế dù họ làm sai”.

Một ký giả ở Yangoncũng nói là quá sớm để phán đoán ảnh hưởng của ủy ban này. Ông nói: “Không biết còn độc lập hay không. Họ sẽ bỏ các vấn đề các vấn đề liên quan quyền lợi của trẻ em, công nhân, phụ nữ, và các tôn giáo”.

Ông nói thêm: “Chúng tôi không biết gì về cách xử lý của ủy ban này đối với công việc, nhiệm vụ đặc biệt và trách nhiệm của các thành viên. Nhưng chúng tôi cũng cảm ơn chính phủ ít ra là đã cố gắng nói đến nhân quyền”.

Một ủy ban tương tự được thành lập năm 2000, do chính phủ điều hành, cũng chỉ cải thiện một chút về nhân quyền, thường được diễn tả là “kinh khủng”.

Người ta cho rằng có hơn 2.000 bị bắt vì chính trị, tự do ngôn luận bị hạn chế nhiều và bắt bớ đã trở thành thông lệ.

TRẦM THIÊN THU