Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2011

Trung quốc: Khủng hoảng tâm linh?

VRNs (17.09.2011) – Nhiều nhà thờ ở Trung quốc (TQ) đang quá tải, vì số Kitô hữu ở nước này tăng theo cấp số nhân. Trong quá khứ, sự đàn áp khiến người ta trở lại đạo – hiện nay đó có phải là nguyên nhân làm cho chủ nghĩa tư bản vùng lên?



Nhà thờ Hải Điền (Haidian) ở Bắc Kinh được xây dựng vì có thêm nhiều Kitô hữu

Có thể nói ngày nay có rất nhiều Kitô hữu ở TQ, nhưng không ai từ chối dân số đang bùng nổ. Chính phủ nói trong 25 triệu Kitô hữu có 18 triệu người Tin lành và 6 triệu người Công giáo. Ước tính này hẳn chưa đúng, có thể tới 60 triệu. Số người TQ đến nhà thờ vào Chúa nhật còn nhiều hơn cả Âu châu.

Các tân tòng có thể thấy trong giới nông dân ở vùng sâu vùng xa và giới trẻ trung lưu sành điệu ở các thành phố đang phát triển.

Bí mật triệt buộc

Có sự phức tạp trong các cấu trúc Kitô giáo TQ mà ở Tây phương ít hiểu nổi. Để bắt đầu, Công giáo và Tin lành được nhà nước phân định là 2 tôn giáo tách biệt.

Suốt thế kỷ XX, Kitô giáo kết hợp với chủ nghĩa đế quốc Tây phương. Sau khi cộng sản chiến tháng năm 1949, các nhà truyền giáo bị trục xuất, nhưng Kitô giáo vẫn được phép hoạt động ở các nhà thờ được nhà nước công nhận, với điều kiện họ trung thành với Đảng cộng sản.

Mặt khác, Mao Trạch Đông đã mô tả tôn giáo là “chất độc”, và cuộc Cách mạng Văn hóa thập niên 1960 và 1970 đã cố gắng tiêu diệt tôn giáo. Bị triệt buộc (driven underground), nhưng Kitô giáo không chỉ còn sống sót mà còn phát triển mạnh, với chính các vị tử đạo người TQ.

Từ thập niên 1980, khi niềm tin tôn giáo lại được phép, các Giáo hội chính thức dần dần được nới rộng hơn. Họ báo cáo với Ủy ban Quản lý Nhà nước về Tôn giáo vụ (State Administration for Religious Affairs). Họ bị cấm tham dự các hoạt động tôn giáo bên ngoài nơi thờ phượng và căng biểu ngữ: “Yêu tổ quốc – Yêu tôn giáo” (Love the country – Love your religion).

Để phản ứng, Đảng thúc đẩy chủ nghĩa vô thần ở các trường học nhưng đảm trách “bảo vệ và tôn trọng tôn giáo đến khi tôn giáo tự biến mất”.

Giáo hội tại gia

Tin lành và Công giáo đều bị phân chia thành Giáo hội chính thức và không chính thức. Người già thấy tính chắc chắn cũ của chủ nghĩa Mác-Lê (Marxism-Leninism) biến chất thành xã hội tư bản theo bản năng nhất (most visceral capitalist society) trên thế giới”.

Hội Ái quốc Công giáo (Catholic Patriotic Association), do nhà nước điều hành, tự bổ nhiệm các giám mục của mình và không được phép giao tiếp gì với Tòa thánh, dù người Công giáo được phép chấp nhận quyền của Đức Giáo hoàng.

Có một Giáo hội Công giáo thầm lặng đông đảo, được Tòa thánh ủng hộ. Nhích từng chút, Tòa thánh và chính phủ TQ đang di chuyển tới sự thích nghi. Đa số các giám mục hiện nay được cả đôi bên công nhận, không bên nào nhận bên kia có quyền cao hơn.

Nhưng trong vài tháng qua, chính phủ TQ lại không nhượng bộ, tự phong các giám mục bất chấp sự phản đối của Tòa thánh, và Tòa thánh đã dứt phép thông công họ. Dù vậy, đó sẽ là sai chỉ là giải thể Giáo hội chính thức như một sự giả vờ.

Tại cao nguyên Tây Bắc Kinh, tại làng Hậu Thượng Du (Hou Sangyu) có một nhà thờ Công giáo từ thế kỷ XIV. Đức tin kiên cường của những người giá ở đây đã chống lại cuộc xâm lăng của người Nhật và cuộc Cách mạng Văn hóa. Phòng y tế làng do các nữ tu điều hành, một nữ tu đến từ Nội Mông (Inner Mongolia), một pháo đài Công giáo.

Từ những làng như vậy, Giáo hội Công giáo tuyển mộ các linh mục trẻ đảm trách việc đào tạo linh mục. Giáo hội Tin lành chính thức đang phát triển mạnh hơn Công giáo. Một buổi sáng lễ Phục sinh, tại phố kinh doanh ở Bắc Kinh có buổi thờ phượng, mỗi buổi có khoảng 1.500 người.

Tuy nhiên, con số này vẫn ít so với các Giáo hội không chính thức – gọi là “Giáo hội tại gia” (house churches), phát triển khắp TQ, khác với Giáo hội chính thức sợ rằng sự nhiệt thành của Giáo hội tại gia có thể tạo phản ứng dữ dội. Điều mà chính quyền cân nhắc không thể thương lượng là Giáo hội tại gia không chịu nhận quyền chính thức về việc tổ chức.

Nhà nước sợ ảnh hưởng của việc Phúc âm hóa nhiệt thành của Hoa Kỳ và thần học của Giáo hội tại gia (House Church theology) có các đặc tính đó, nhưng trong nhiều lĩnh vực khác, đó có vẻ là một phong trào của người TQ bản xứ – lôi cuốn, mạnh mẽ và trẻ trung.

Một Kitô hữu trẻ có học đã mô tả giáo hội của cô: “Chúng tôi có 50 nhà chuyên môn trẻ. Người nào cũng bận công việc, người ta không có thời gian hòa nhập xã hội, dù người ta hòa nhập xã hội thì người ta cũng có bộ mặt giả tạo”.

Nhưng người ta cảm thấy ấm cúng ở trong nhà thờ, họ cảm thấy được tiếp đón… họ cảm thấy người ta yêu thương họ, thế nên họ thực sự muốn hòa nhập cộng đồng, nhiều người đến chỉ vì vậy.

Khóa hôn nhân Alpha

Một viện sĩ người TQ thân với nhà mước nói rằng chính phủ muốn làm ngơ các Giáo hội tại gia, không như Falun Gong mà họ không coi là mối đe dọa. Nhưng khi Giáo hội bước quá, như xảy ra tại Bắc Kinh năm 2011, tổ chức thờ phượng ngoài đường phố, lúc đó chính quyền sẽ đàn áp.

Ở một số nơi, nhà nước đã tìm cách đưa Kitô giáo vào danh sách “tư tưởng lớn” của “xã hội hài hóa” – câu khẩu hiệu ảnh hưởng đời sống chung của TQ. Có mối quan tâm chính trong Khóa Hôn nhân Alpha Phúc âm Tây phương (Western evangelical Alpha Marriage Course, vì báo động về tỷ lệ ly hôn leo thang trong giới trẻ TQ. Điều làm điên đầu chính quyền nhiều nhất là nguyên nhân khiến quá nhiều người đến các nhà thờ.

Người ta cứ nói đi nói lại về “sự khủng hoảng tâm linh” (spiritual crisis) ở TQ – cách nói này chính thủ tướng Ôn Gia Bảo (Wen Jiao Bao) cũng đã dùng. Đối với giới trẻ, trong sự cuồng nhiệt làm giàu, sự tin vào các tổ chức, giữa các cá nhân và giữa các thế hệ, đang suy thoái.

Một trong các triết gia nổi bật về tôn giáo – GS Hà Quảng Hộ (He Guanghu), thuộc ĐH Renmin (Nhiệm Minh) ở Bắc Kinh, nói: “Sự tôn sùng vật chất đã trở thành mục đích sống của nhiều người. Tôi nghĩ rất tự nhiên là nhiều người không thỏa mãn thì sẽ tìm ý nghĩa nào đó cho cuộc đời họ để khi Kitô giáo suy tàn trong cuộc đời họ thì họ sẽ lại nắm chặt lấy nó”.

Tim Gardam (hiệu trưởng ĐH St Anne, Oxford)
TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ BBC.co.uk)