Thứ Hai, 31 tháng 10, 2011

“Occupy wall street” & Bất bình đối với giới tài chánh

VRNs (31.10.2011) – Geneva, Thuỵ Sĩ – Hoa kỳ và Liên Âu sống giữa hai cuộc Khủng hoảng Tài chánh/ Kinh tế năm 2008 và năm 2011. Năm 2008, Khủng hoảng bắt nguồn từ NỢ TƯ làm cho các Thị trường Chứng khoán hỗn loạn. Năm 2011, Khủng hoảng bắt đầu bằng NỢ CÔNG làm cho các Thị trường Chứng khoán đảo điên. Giới Tài chánh bao gồm những Ngân Hàng, những Tổ chức Vốn, những Bảo Hiểm liên hệ làm ăn ở những Thị trường Chứng khoán.



Tại Hoa kỳ cũng như tại Liên Âu, Phong trào, phần lớn thuộc thành phần Trẻ, tụ lại tại những nơi tượng trưng cho hoạt động thuần túy về Tiền bạc để tỏ sự BẤT BÌNH đối với giới cầm VỐN làm ăn chính yếu ở các Thị trường Chứng khoán.

Chúng tôi đề cập tóm tắt hai khía cạnh sau đây liên quan đến Phong trào”OCCUPY WALL STREET”&“BẤT BÌNH“ này:

=> Phong trào tại Hoa kỳ và Au châu diễn tiến ra sao
=> Mục đích của Phong trào đòi hỏi gì và Lý do tại sao bất bình

Phong trào tại Hoa kỳ và Âu châu diễn tiến ra sao

Phong trào bắt đầu từ Hoa kỳ và cụ thể hơn là từ New York bằng chiếm cứ “Wall Street“, được gọi là “OCCUPY WALL STREET”. Từ New York, Phong trào đang lan ra một số các Tiểu bang khác. Tại Au châu, Phong trào “BẤT BÌNH“ (Les Indignés) cũng chiếm cứ các công viên ở những thành phố gọi là “Địa điểm Tài chánh “ (Places Financìeres) như Luân Đôn, Francfort, Rome, Madrid, Zurich, Geneve.

Bản Tin mới nhất về Phong trào tại Hoa kỳ như sau:
67% Dân New York: Đồng Ý Với Occupy Wall Street

NEW YORK - Với xung lực hậu thuẫn gia tăng ở mức toàn cầu, phong trào Occupy Wall Street tiếp tục biểu tình qua tháng thứ nhì.

Dù bị chỉ trích về chính trị và bị cảnh sát bắt, phong trào không tỏ ra dấu hiệu mất sức. Tình nguyện viên đang phân lọai vật phẩm hiến tặng tại nhà kho do Liên Đoàn Giáo Chức cung cấp gần công viên Zuccotti ở Lower Manhattan – các kệ trong kho chất đầy quần áo, mền, thực phẩm đóng hộp và chip khoai tây.

Thứ Ba 18-10 là ngày thứ 32 của Occupy Wall Street. Gần như không có lãnh đạo, lý tưởng mơ hồ, phong trào đã đứng vững lâu dài hơn dự đoán của nhiều người.

Giáo sư Michael Heaney phụ trách khoa chính trị của trường đại học Michigan cảm thấy ngạc nhiên về sự tồn tại của Occupy mà ông nói là chưa thấy tiền lệ. Trong lúc đoàn biểu tình nêu ra nhiều vấn đề, chủ đề vẫn là khuynh huớng thủ lợi của doanh nghiệp và của các nhà chuyên nghiệp về tài chính, về chính trị. Tại miền bắc California, đôi khi đề tài khác giành ưu thế, như chống can thiệp tại Iraq và Afghanistan.

Mặt khác, cuộc khảo sát của trường đại học Quinnipac cho hay 67% công chúng tại thành phố New York đồng ý với các quan điểm của Occupy.

1 nghi vấn tại Hoa Kỳ vào lúc này là liệu Occupy sẽ trở thành đối trọng cấp tiến với Tea Party hay không. Theo giáo sư Heaney, 1 phần tạo thành Occupy là phản ứng trước cuộc thương lượng về giới hạn nợ công vài tháng trước.

Cho tới nay, Tea Party chú trọng vào công tác tổ chức, với các nhà tranh đấu muốn vận dụng các chiến luợc truyền thống gồm vận động hành lang và hậu thuẫn các chính khách tranh cử chức vụ dân cử. Các phần tử vô chính phủ trong buổi đầu của Occupy không có kinh nghiệm và cũng không định làm những việc ấy.”

Tại Âu châu, Nhật báo LE TEMPS (Thụy sĩ) ngày 17.10.2011, trang 4, viết tóm lược:

“Le mouvement des Indignés contre la crise et la finance mondiale, qui a pris samedi une dimension planétaire avec les dizaines de milliers de manifestants à travers le monde, s’est prolongé dimanche en Allemagne, au Royaume-Uni et aux Pays-Bas. Cette volonté de poursuivre le mouvement un deuxìeme jour consécutif s’est traduite par par un campement sauvage à Londres au coeur de la Cité. Une même intention s’est exprimée à Francfort, òu près de 200 personnes campent dans les tentes devant le sìege de la Banque Centrale Européenne.”

(Phong trào những người Bất bình đối với Khủng hoảng và với tài chánh Thế giới đã lấy hôm thứ Bảy một tầm mức toàn cầu với từng chục ngàn người biểu tình khắp Thế giới, còn tiếp tục ngày Chủ nhật ở Đức, ở Anh quốc và ở Hòa Lan. Cái ý chí tiếp tục Phong trào ngày thứ hai nữa liên tiếp buộc phải cắm trại tại chỗ ở chính trung tâm thành phố Luân Đôn. Cùng một ý hướng này tại Francfort, có gần 200 người cố thủ tụ trì trong những lều trước Tòa nhà chính của Ngân Hàng Trung ương Âu châu.)

Tờ báo cũng cho biết riêng tại Thụy sĩ: 1000 người biểu tình tại Zurich, 200 người tại Geneve.

Mục đích của Phong trào đòi hỏi gì và Lý do tại sao bất bình

Cho đến nay, Phong trào vẫn mang tính tự phát, chưa có tổ chức quy mô và cũng chưa nêu ra những đòi hỏ rõ rệt. Tuy nhiên, những nhà phân tích có thể nhìn thấy rằng đây là những người phần lớn là trẻ và có những ưu tư về tương lai công ăn việc làm trong tình trạng hiện tại thất nghiệp mỗi ngày mỗi tăng, nhất là cho tầng lớp trẻ. Nếu Phong trào tiếp tục nữa, người ta sẽ nhìn thấy những đòi hỏi rõ rệt hơn.

Riêng về Lý do tại sao bất bình, thì Phong trào đã nói rõ, đó là sự bất bình đối với Giới Tài chánh gồm những Ngân Hàng, những Tổ chức Vốn và những hãng Bảo Hiểm. Giới này cầm đồng VỐN (TIỀN) để tạo ra những Sản phẩm Tài chánh buôn bán với nhau ở những Thị Trường Chứng Khoán xa với đời sống Kinh tế thực. Trong nhiều năm gần đây, người ta gọi giới Tài chánh bằng tiếng Kỹ nghệ Tài chánh (Industries Financìeres) tách ra khỏi Kỹ nghệ sản xuất hàng hóa hay dịch vụ thực (Industries productives des Biens et des Services réels) của Kinh tế. Kỹ nghệ Tài chánh thu vào được LỢI NHUẬN rất cao và nhanh chóng trong phạm vi một số người hạn hẹp, trong khi ấy Kỹ nghệ Sản xuất thu vào LỢI NHUẬN thấp và với thời gian dài hơn nhiều và cho số đông quần chúng tham dự. Hoạt động Tài chánh mang tính “siêu hình“ bí hiểm ít kiểm soát được, trong khi ấy hoạt động sản xuất là cụ thể trước mặt mọi người để có thể nhìn rõ.

Chúng tôi có nhiều năm làm việc trong lãnh vực Tài chánh ở ngành đầu tư với Lợi Nhuận cao (High Yield Investment/ Private Placement Programs) với Thị trường Chứng khoán, nên có lẽ dễ hiểu lý do bất bình hiện giờ của Phong trào. Chính chúng tôi đã có những bất bình trong Lãnh vực Tài chánh này. Chúng tôi xin trình bầy cái kinh nghiệm bất bình của mình trước khi phân tích Lý do BẤT BÌNH của Phong trào lúc này.

* Rút ngắn Chu trình khai thác (Cycle d’Exploitation)

Ngân Hàng, Tổ chức Tài chánh, Bảo Hiểm giữ Tiền tiết kiệm của quần chúng. Khi quần chúng đem tiền đến gửi, họ chỉ cho Lãi suất hàng năm thấp. Nhưng họ sử dụng những số tiền gửi ấy để đầu tư, họ có thể lấy vào tiền lời hàng giờ, nghĩa tổng cộng lại LỢI NHUẬN họ thu vào rất cao hàng năm. Lợi nhuận là số thặng dư thâu vào được sau một Chu trình khai thác (Cycle d’Exploitation). Ơû Lãnh vực Kinh tế thực, Chu trình khai thác phải có thời gian dài mới hoàn tất. Tỉ dụ để sản xuất xong một cái bàn, phải mất tối thiểu 3 ngày chẳng hạn, rồi phải đem ra chợ bán. Bán xong rồi mới thấy Lợi nhuận hiện ra. Trong khi ấy, Chu trình của một thương vụ Tài chánh tại Thị trường Chứng khoán có thể ký xong trong 15 phút và chuyển đi. Chu trình càng được thu ngắn lại với truyền thông điện tử.

* Nhân vốn đầu tư lên bằng phát hành tiền tương lai (Monnaie virtuelle)

Số tiền mà quần chúng đem gửi ở giới Tài chánh sẽ làm căn bản để giới Tài chánh nhân lên bằng phát hành Tiền tương lai. Tỉ dụ Ngân Hàng chỉ có Tiền mặt 20%, họ phát hành Bảo Lãnh lên 100% và họ đầu tư bằng loại vốn tương lai này.

* Giới Tài chánh trọng giầu khinh nghèo

Khi chúng tôi làm việc về cung cấp vốn cho những Dự án (Project Funding), cái khó khăn cho những Dự án nhỏ và Chủ dự án trẻ, nghèo là tờ Bảo Lãnh Ngân Hàng. Năm 2001, chúng tôi đã phải cố gắng kết hợp giữa Đầu Tư Lợi Nhuận Cao để có thể cung cấp Vốn bằng Lợi nhuận cho những Dự án của những người trẻ còn nghèo. Chúng tôi gọi đó là Phương Pháp Cho Vay Hỗ trợ (Sustained Loan Method ) sau khi làm việc trong gần hai tháng tại Nassau, Bahamas, với Off-shore Funds. Chính chúng tôi đã viết bằng tiếng Anh năm 2001 như sau cho những Chủ dự án trẻ:

“During years of works in Project Financing, we observed that Prime Banks prefer to provide Funds to Great Companies in rich Countries and that when a young and poor Entrepreneurs go to Banks, requesting funds to their excellent Projects, the Banks ask them if they can provide a Prime Bank Guarantee.

How a poor young man can provide such a Prime Bank Guarantee ? There will be no loan to him for his excellent Project ! How poor Countries can develop their economic Projects when the Bank Guarantees issued by their Central Banks are not accepted or difficultly acceptable with very low price ?

Our main efforts were in search of Methods sustaining loans to the above poor Countries and to the above young and poor Entrepreneurs. We were thinking of the combination of financial possibilities such as the Leasing Bank Guarantees, the motivation of Assets and the Private Placement in High Yield Investment Programs “.

Những kinh nghiệm của chúng tôi với giới Tài chánh giúp chúng tôi hiểu những nỗi BẤT BÌNH của Phong trào hiện nay, nhất là giới trẻ đang lo sợ thất nghiệp, ở những điểm sau đây:

=> Giới Tài chánh (Ngân Hàng, Tổ chức Vốn và Bảo Hiểm) giữ Tiết kiệm của quần chúng và chỉ cho Lãi suất hàng năm thấp. Họ nhân số vốn ấy lên gấp nhiều lần bằng phát hành Tiền tương lai để đầu tư trong những thương vụ tài chánh ở các Thị trường Chứng khoán với Chu trình thực hiện kiếm Lợi nhuận rất nhanh. Lợi nhuận tổng cộng của họ rất cao như “Tiền đẻ ra Tiền “. Chúng tôi đã viết cách đây 12 năm về Tỉ dụ Oâng Chà Già cho vay ở góc Chợ Bến Thành và thu lời vào mỗi ngày để Lợi nhuận hàng năm lên tới 500%.

=> Lợi nhuận của giới Tài chánh thu vào rất cao, nhưng họ đã giúp rất ít cho việc làm giảm thất nghiệp ở Lãnh vực Kinh tế Sản xuất thực. Ở Lãnh vực này, chính những Công ty nhỏ và trung bình (Petites et moyennes Entreprises) mới tạo nhiều công ăn việc làm, còn những đại Công ty Liên quốc gia thì sử dụng máy móc nhiều hơn là nhân công hoặc là mang nhà máy sang Tầu để khai thác nhân công rẻ mạt. Giới Tài chánh lại thích cho những đại Công ty vay vốn hơn là cho những Công ty nhỏ và trung bình vì họ sợ những Công ty này khó khăn hoàn lại vốn.

=> Hai cuộc Khủng hoảng 2008 và 2011 bắt đầu từ giới Tài chánh (Ngân Hàng, Tổ chức Vốn và Bảo Hiểm) và hiện ra hỗn loạn ở các Thị trường Chứng Khoán. Khi giới Tài chánh bị hoạn nạn bởi Khủng hoảng, thì các Nhà Nước lại lo cứu vớt họ với những lượng tiền lớn. Aûnh hưởng việc cứu vớt giới Tài chánh này đẩy đến việc thắt lưng buộc bụng của quần chúng và tăng thuế mà quần chúng phải chịu. Giới Tài chánh giầu có, thu vào Lợi nhuận cao và cất kỹ. Đến khi họ gặp hoạn nạn thì có Nhà Nước cứu mà ảnh hưởng có thể lại đổ lên đầu quần chúng đang thất nghiệp.

Đó là những Lý do khiến quần chúng, nhất là giới trẻ BẤT BÌNH và đang xuống đường chiếm Wall Street hay những địa điểm Tài chánh hiện nay.

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Tác giả gởi trực tiếp qua email cho VRNs