Thứ Bảy, 21 tháng 1, 2012

Tết nói chuyện Việt (3): Tên nước Việt Nam

VRNs (19.01.2012) - Anviettoancau - Một bộ phận của con người tiền sử (ở Việt Nam hiện nay) đã đi lên hướng Bắc vào địa phận Trung Quốc và đã góp phần dựng nên nền văn hóa cổ đại Trung Hoa. Giáo sư Joseph Needham, tác giả bộ “Khoa học và văn minh ở Trung Quốc” (Science and Civilisation in China) cũng đã khẳng định điều đó “…



Có thể, người Việt đã bao nhiêu thế kỷ chịu ảnh hưởng của văn minh Hán Hoa, đã ăn sâu vào cá tính và có thái độ cho rằng mình thua kém, chỉ thu thập văn minh và văn hóa Trung Quốc và không tin rằng, văn hóa Trung Quốc thật sự đã nhận được sự đóng góp đáng kể từ các dân tộc Bách Việt ở phương Nam” (11). Kết quả nghiên cứu và khám phá của Tiến sĩ Chu là con người ở Ðông Á do di dân đến từ ÐNA (Sau đó lên Bắc Á và Mỹ) và một phần nhỏ đến tứ Âu và Trung Ạ Tiến sĩ Chu và đồng nghiệp đi đến kết luận (qua phương pháp DNA): “Nguồn gốc con người khởi từ Phi Châu đã cấu tạo nên phần lớn số lượng di truyền của con người ở Ðông Á. Có nhiều cơ sở cho thấy rằng, tổ tiên của những dân cư nói tiếng Altaic bắt nguồn từ nhóm cư dân ở Ðông Á đã đến trước đây từ ÐNA mặc dầu không thể chối cãi là các cư dân tới muộn hơn từ Trung Á và Âu Châu” (12). Tiếp tục công trình nghiên cứu của nhà bác học Chu, trong năm 1999, Tiến sĩ Li Yin, Ðại học Stanford, California, nghiên cứu vùng di truyền Chromosome ở 21 người, đã khám phá ra là có ít nhất ba đợt di cư dân từ châu Phi thời tiền sử. Ðợt đầu từ Phi châu đến Nam Á và sau đó đến châu Ðại dương (Oceania). Ðợt hai từ Phi châu đến Ðông Nam Á (qua Nam Á) rồi từ đây chia ra hai hướng đi lên Ðông Á và Bắc Mỹ rồi đi xuống châu Ðại dương. Ðợt 3 từ Phi châu đến Tây và Trung Á rồi đi lên Âu châu, Bắc Mỹ và đi xuống nam Ấn Ðộ (13). Trong các đợt di cư ấy, từ Nam Á đến ÐNA, lên Trung Hoa và Ðông Á, Việt Nam lại là trung tâm giao lưu, mà văn hóa Hòa Bình (cách đây 10.000 năm) là tầng cao, tỏa rộng lên đến Hoa Nam, Thái Lan, Lào, Miến Ðiện.

Với những phát hiện của nhà khảo cổ Pháp Colani, con người đã có mặt ở đảo Cát Bà trên 5.000 năm , là thời khảo cổ cho thấy, lúc Cát Bà chưa tách ra khỏi đất liền, mảnh đất đó đã từng là nơi tụ cư đông đúc của con người. Ðến nay, đã phát hiện được trên mười di chỉ thuộc thời kỳ trước đảo này, chú ý đều là di chỉ hang động. Vết tích cư trú của lớp người này còn được phát hiện ở huyện Hoành Bồ, huyện Cẩm Phả (Quảng Ninh). Cũng như người Bắc Sơn trước đó, tích tụ trong tầng văn hóa ở các hang động này đều có nguồn gốc lục địa. Di vật của con người thời này còn để lại, chủ yếu là công cụ bằng đá, bằng xương, đồ dựng và đun nấu bằng gốm. Kết quả phân tích C14 ở di chỉ Cái Bèo là 5645+_115 (1950) (14).

Các nhà địa chất, nhân chủng và khảo cổ học nhất quán cho rằng, Việt Nam là một trong mấy chiếc nôi của loài người. Con người xuất hiện ở nước ta vào loại sớm nhất, vào khoảng trên 10.000 năm. Sơ kỳ đồ đá mới, các nhà khảo cổ đã tìm thấy sọ người thuộc giống Mê la nê giống Pymoide ở làng Cườm, ở Khắc Kiệm, Ða Bút, Phố Bình Gia (15).

Đọc tiếp.