Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2011

ĐTC Gioan Phaolô II đã nói gì với HĐGMVN?

VRNs (30.04.2011) - Roma, Italia – Để tưởng nhớ giáp một năm Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II ra đi, về với Chúa, và để mừng ngày Đức Thánh Cha được phong Chân Phước, 01.05.2011.



Trong bài “ĐỨC THÁNH CHA BÊNH VỰC CHA LÝ VÀ ĐỀ CẬP ĐẾN CHÍNH QUYỀN CSVN ” vừa qua, chúng tôi đã có dịp đề cập đến những luận điệu tuyên truyền “ rỉ tai ” cho rằng ĐÁP TỪ CỦA DTC CHO HDGMVN chỉ là một lá thư chung chung về Tự Do Tôn Giáo TDTG) và vô thưởng vô phạt ,vì ĐTC không “ đá động ” gì đến Chính Quyền CSVN.

Luận điệu không có lý chứng trên của những ai không có thiện cảm, im thinh thít trước các nổ lực tranh đấu cho TDTGcủa dân tộc Việt Nam và cố tình bênh vực CSVN cho bằng được, mặc cho ĐTC trả lời từng điểm một cho THỈNH NGUYỆN THƯ CỦA 158 LM và 24.601 Giáo Dân đồng ký.

Chúng tôi đã có dịp đối chiếu các câu trả lời của ĐTC và các lời kêu cứu đến Ngài của THỈNH NGUYỆN THƯ để chứng minh rằng ĐTC biết rõ tình trạng bách hại tôn giáo ở Việt Nam , cũng như đã cho thấy việc ĐTC “ đá thẳng ”, vạch mặt chỉ trán ai là thủ phạm bị Ngài quy trách cho việc đàn áp tôn giáo ở Việt Nam.

1 – Hảy dũng cảm, nhận lãnh những thách đố:

Với những dòng viết dưới đây, chúng tôi không có ý trở lại vấn đề ĐTC đáp từ “chung chung ” hay trả lời từng điểm một đối với những gì mà chúng ta báo cho Ngài biết, cũng như Ngài “ không đá động ” hay đã “ đá thẳng ” Chính Quyền CSVN, mà là nhìn ĐÁP TỪ ĐTC CHO HDGMVN dưới một cái nhìn khác.

Sau những lời chào hỏi đầu tiên chưa đến bốn hàng chữ, ĐTC đã gửi đến các Giám Mục Việt Nam lời cầu chúc chân tình làm tinh thần nền tảng cho những gì sẽ được Ngài đề cập đến trong cả bức thư ĐÁP TỪ:

“ Tôi xin chúc Quý Vị trong những giây phút hội ngộ nầy, sẽ cho Qúy Vị được tiếp tục trong dũng cảm sứ mạng tình yêu và phục vụ Chúa Giêsu Cứu Thế” ( Đoạn 1).

Và sau đây là lời cầu chúc và nhắn nhủ các Ki tô hữu VN:

“ Khi quý vị trở về đất nước cao qúy của qúy vị, xin qúy vị hãy nói với các linh mục, các tu sĩ nam nữ, các thầy giảng, giáo dân và đặc biệt là giới trẻ, rằng ĐTC cầu nguyện cho họ và khuyến khích họ hãy nhận lãnh những thách đố mà Phúc Âm đem lại, bằng cách noi gương các Thánh và các Vị Tử Đạo đi trước trên con đường Đức Tin. Máu các Vị đã đổ ra là hạt giống của cuộc sống mới cho đất nước ” ( Đọan 1).

Cách hành xử phải có cho mọi thành phần dân Chúa đối với cuộc sống hiện tại ở quê nhà, ở “ đất nước cao quý của quý vị ”, đó là

- “ tiếp tục trong dũng cảm sứ mạng tình yêu và phục vụ Chúa Giêsu”

- và “ hãy chấp nhận những thách đố mà Phúc Âm đem lại”, “noi gương các Thánh và các Vị Tử Đạo đi trước trên con đưòng Đức Tin . Máu các Vị đã đổ ra là hạt giống của cuộc sống mới cho đất nước ”,

ĐTC chỉ dẫn cho tất cả chúng ta, Giáo Sĩ cũng như Giáo Dân, những gì chúng ta phải làm:

- “ Tình yêu Đức Ki tô thúc đẩy Giáo Hội phúc âm hóa và thúc đẩy các Giám Mục phúc âm hoá, bổn phận và trách nhiệm đầu của thiên chức qúy vị. Giáo Hội Việt Nam được mời gọi ra khơi dành ưu tư lớn cho việc truyền bá Phúc Âm và cho sứ mạng trong các chương trình tông đồ của qúy vị ”( Đoạn 2).

– “ Giáo Hội Việt Nam được mời gọi hảy ra khơi để truyền bá Phúc Âm và thực hiện các chương trình tông đồ”, trong “ dũng cảm ”, chấp nhận “ thách đố ”, “ noi gương các Thánh và các Tử Đạo đã đi trước ”, “máu các Vị là hạt giống của cuộc sống mới”.

Có lẽ khi viết những dòng nầy ĐTC không lưu tâm mấy đến các cuộc rước kiệu rầm rộ với mấy chục ngàn người tham dự, nhà thờ được tân trang và mới xây cất nguy nga đồ sộ, con số trẻ em được rửa tội gia tăng, con số gia đình công giáo thôi bỏ nhau được giãm xuống cho bằng, như hiện trạng và thống kê cho biết, cho bằng

- “ sự cần thiết phải phát triển việc đào tạo sơ khởi các thầy giảng cũng như việc đào tạo thưòng xuyên các Linh Mục, Tu Sĩ nam nữ và Giáo Dân”.( id.)

- “Tôi khuyến khích quý Vị nên đẩy mạnh và hỗ trợ mọi sáng kiến có thể giúp các vị Chủ Chăn và Giáo Dân, bằng mọi sự đào tạo thích hợp, để xây dựng và sống Đức Tin của họ, để làm chứng Đức Tin một cách tốt hơn” ( id.).

Người tín hữu Chúa Ki Tô ,Giáo Sĩ cũng như Giáo Dân, là người nhận biết bổn phận và thiên chức phục vụ Chúa và phục vụ anh em mình trong “ dũng cảm ”, dám hy sinh “ chấp nhận thách đố ”, nếu cần biết hy sinh cả mạng sống mình như “ các Thánh và các Tử Đạo đã đi trưóc ”, “ máu các Vị là hạt giống của cuộc sống mới ”.

Nhưng ngưòi Tín Hữu Chúa Ki tô không phải là kẻ hiếu chiến, chỉ biết đánh đấm, mà là con người biết đối thoại và cộng tác với tất cả mọi nguời:

- “ Chỉ một cuộc đối thoại tín nhiệm và xây dựng giữa các thành viên xã hội dân sự cũng đủ mở ra một niềm hy vọng mới cho toàn dân Việt Nam” ( Đọan 4).

Nhưng muốn có “ một cuộc đối thoại tín nhiệm và xây dựng ” cần phải có sự thành thật, tương kính, các thành phần tham dự cuột đối thoại phải là những thành phần đồng đẳng, được tự do phát biểu tư tưởng xây dựng của mình.

Thiếu những yếu tố tối thiểu vừa kể, cuộc “ đối thoại ” chỉ là nơi “ tiếp thu ” những mệnh lệnh độc thoại, là qụy lụy, “ xin cho ” và bố thí.

Đó chắc chắn không phải là môi trường để người Tín Hữu Chúa Ki Tô “ đối thoại tín nhiệm và xây dựng ”, có chăng là con đường đã được ĐTC khuyến khích nên lãnh nhận trách nhiệm mình

- một cách “ dũng cảm”,
- “ chấp nhận thách đố”,
- “hãy ra khơi” ,
- “ noi gương các Thánh và các Tử Đạo đã đi trước ” ,
- “ máu các Vị là hạt giống của cuộc sống mới ”.

Môi trường hiện tại cho cuộc sống tôn giáo ở Việt Nam là môi trường nào?

Thiết nghĩ việc ĐTC đã dùng đến 20 lần “ quyền và quyền căn bản” ( droits et droits fondamentaux) của cá nhân cũng như của các tổ chức tôn giáo trong ĐÁP TỪ của Ngài (chúng tôi đã có dịp ghi lại trong bài viết ĐÁP TỪ DTC CHO HDGMVN vừa qua), như là bản tố cáo Chính Quyền CSVN đán áp tôn giáo đã là một câu trả lời.

Và nếu ĐTC không nhìn thấy đến 20 lần các quyền căn bản của tôn giáo đang bị CSVN chà đạp, thì không có lý do gì Ngài nhắn với chúng ta hảy “ dũng cảm ”, “ chấp nhận thách đố ”, hảy bắt tay vào việc “ hảy ra khơi ”, “ noi gương các Thánh và các Tử Đạo đã đi trước ”.

Một lời nhắn nhủ, một sứ điệp cho thái độ phải có đã quá rỏ. “ Ai có tai nghe, thì hãy nghe !”.

2 – Tôi xin dâng Qúy Vị cho lời cầu bào của Đức Mẹ La Vang.

Vào những dòng cuối của bài ĐÁP TỪ , ĐTC dâng lời cầu nguyện của Ngài lên Đức Mẹ La Vang cho HDGMVN nói riêng và cho tất cả chúng ta nói chung:

- “ Tôi xin dâng Qúy Vị cho lời cầu bào của Đức Mẹ La Vang, mà quý vị vừa cử hành trọng thể hồi năm ngoái trong dịp lễ 100 năm Đại Hội Thánh Mẩu ngày 15 tháng 8. Tôi biết lòng trông cậy con cái của Qúy Vị với Chúa Ki tô. Xin Ngài soi đường dẩn lối Quý Vị ”.

Ai trong chúng ta cũng biết ĐTC có lòng sùng kính đặc biệt đối với Đức Mẹ Maria.

Dường như ở đâu có Đức Mẹ hiện ra, là nơi đó Ngài có đến hành hương để cầu nguyện với Mẹ: ở Nam Mỹ, ở Nam Tư, ở Ba Lan, ở Civitavecchia ( Ý), ở Lourdes, ở Fatima và chắc chắn sẽ ở La Vang của chúng ta, một ngày nào đó tình hình và sức khỏe của Ngài cho phép. Rất tiếc, Ngài đã được Chúa đem đi sớm hơn, nên niềm hy vọng vừa kể không thể thực hiện được.

Ngài biết rất nhiều về Đức Mẹ La Vang của chúng ta, do đó Ngài đã phó thác HDGMVN trong tay Từ Mẩu ưu ái của Đức Mẹ.

Nhưng kể như vậy là chúng ta mới biết một cách hời hợt về mối “ thân tình ” riêng biệt của ĐTC đối với Đức Mẹ. Mối thân tình Mẹ con giữa Đức Mẹ và ĐTC còn có những đặc biệt hơn nữa .

Ngày 13 tháng 5 năm 1991, trên chuyến bay Roma-Lisbone, một ký giả của một nhật báo lớn ở Ý, tờ La Stampa, đã phỏng vấn ĐTC như sau:

- “Kính thưa ĐTC, tại sao ĐTC đi hành hương ở Fatima?”

-“Tôi đến để thăm và cám ơn Đức Mẹ, vì những gì đã xảy ra năm 1989 ( năm khối CS ở Đông Âu và Liên bang Sô Viết sụp đổ, phải chăng đây là một trong các sứ điệp bí mật Fatima?). Kế đến tôi đến để cám ơn Đức Mẹ đã ra tay cứu tôi cũng ngày hôm nay, mười năm trước đây ( 13.5.1981, Alì Akja đã mưu sát Ngài tại công trường Thánh Phêrô). Tôi có đem theo viên đạn mà người ta đã bắn tôi để tặng cho Đức Mẹ làm kỷ niệm và người ta sẽ gắn vào vòng triều thiên của Mẹ. Và sau cùng tôi đến để cầu nguyện cho bốn quốc gia cộng sản cuối cùng của nhân loại : Cuba, Bắc Hàn, Trung Cộng và Việt Nam”. ( La Stampa, 14.05.1991, 2).

Như vậy từ ngày 13.5.1991 , ĐTC đã gắn liền tên quốc gia Việt Nam vào viên đạn được gắn vào vòng triều thiên trên đầu Đức Mẹ Fatima, cùng với lời cầu khẩn không ngừng của Ngài cho dân tộc chúng ta.

Không lâu sau đó, ĐTC đã làm phép lành cho năm tượng Đức Mẹ La Vang, để phân phát ra khắp thế giới cho người Việt chúng ta vui mừng đi rước kiệu tôn vinh Mẹ.

Chúng ta hãy vui mừng và hảnh diện tham dự đông đảo và trọng thể đi rước kiệu để tôn vinh Đức Mẹ La Vang , ân phúc đặc biệt của dân tộc chúng ta.

Hảy cất cao tiếng hát và lời cầu nguyện lên Mẹ cho dân tộc Việt Nam được hạnh phúc và cũng nói cho Mẹ và mọi người biết rằng bên cạnh chúng ta có ĐTC luôn luôn nhớ đến và cầu nguyện với chúng ta cho đất nước, nhứt là hiện hay Ngài đang ở bên Chúa, chắc chắn lời cầu của Ngài sẽ được Chúa lắng nghe hơn nữa.

Ngài khuyến khích chúng ta hảy “ dũng cảm”, “ chấp nhận thách đố”, “ hảy ra khơi”, “noi gương các Thánh và các Tử Đạo đã đi trước”.

Viên đạn thiên hạ đã bắn Ngài và lời cầu nguyện của Ngài cho dân tộc Việt Nam đang còn gắng chặt trên mũ triều thiên của Đức Mẹ ở Fatima là một lý chứng và một nhắc nhở rằng dân tộc Vi ệt Nam luôn luôn trong trái tim ưu ái của Đức Thánh Cha, lúc Ngài còn ở trần gian hay hiện nay Ngài đang ở với Chúa cũng vậy.

Đi kiệu Đức Mẹ La Vang với tiếng hát cao cung và sóng nhạc triền miên, chúng ta đừng quên nói cho Đức Mẹ và mọi người biết về ĐTC, về các lời nguyện và Huấn Dụ của Ngài, về viên đạn của Ngài còn ở Fatima , về TDTG và nhân quyền ở Việt nam với 20 lần về các quyền căn bản mà ĐTC đòi hỏi và nhất là đừng ngái ngủ , dễ tin là

“Nhà Nước luôn luôn làm chứng cho sự thật, tuyên bố sự thật và hành động cho sự thật. Mọi chuyện rồi đây sẽ được Nhà Nước sắp xếp ổn thỏa , “đừng có ồn ào chống đối”, như một Giám Mục quốc doanh nào đó đã tuyên bố.

Và nhứt là đừng tin ở Việt Nam Nhà Nước đang cho có Tự Do Tôn Giáo và cho có Nhân Quyền, trong khi đó thì Tự Do Tôn Giáo và Nhân Quyền là những Quyền Căn Bản của con người không cần có ai phải cho, mà bắt buộc mọi người phải tôn trọng, vì con người đó là người, có các quyền căn bản của mình tự bản thể nhân loại của mình, bắt buộc bất cứ ai cũng phải tôn trọng, để cho tất cả đều có một cuộc sống ” người cho ra người “.

Chà đạp nhân phẩm con người là lối sống mọi rợ:

“Nhân Phẩm con người bất khả xâm phạm. Bổn phận của mọi quyền lực quốc gia là nhận biết và kính trọng nhân phẫm đó ” ”

Như vậy dân tộc Đức nhìn nhận các quyền căn bất khả xâm phạm của con người là nền tảng của mọi công đồng nhân loại, của hoà bình và chung sống thân hữu trên thế giới ” ( Điều 1, đoạn 1 và 2 Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức )

NGUYỄN HỌC TẬP