Thứ Tư, 25 tháng 5, 2011

“Trông thấy ta, cả cõi đời kinh hãi”

VRNs (25.05.2011) – Úc Đại Lợi – Suy niệm Lời Chúa Chúa Nhật VI Phục sinh – năm A



“Trông thấy ta, cả cõi đời kinh hãi
“Dòng sông con, nép cạnh núi biên thuỳ”

(dẫn từ thơ Đinh Hùng)

Ga 14: 15-21

Vẫn hằng mong, nên kinh hãi gói gọn cả cõi đời. Đời cô đơn, thi sĩ nép cạnh chốn biên thùy. Nay hy vọng, nên nỗi sợ kia chẳng còn ở với dân con, rày vẫn nhớ. Nhớ, dân con nhà Đạo có kính sợ, lại cảm mến Thầy Chí Thánh vẫn ủy lạo, một niềm tin.

Niềm tin, mà thánh Gioan diễn tả ở trình thuật hôm nay, là về tình tự thân yêu có Chúa dặn dò, trước khi Ngài ra đi trở về cùng Cha. Tình tự dặn dò Ngài để lại, là chúc thư cuối cùng Ngài không gây quan ngại về sự tồn tại của dân con. Chúc thư tuy lạ, những vẫn chẳng là kời khuyên răn cẩn thận tuân giữ mọi qui định hoặc lời khuyên, Ngài vẫn quyết. Thay vào đó, Ngài để lại cho mọi người lời di chúc, với giới lệnh rất mới. Giới lệnh này, nếu áp dụng triệt để có thể tạo mối nguy đem đến với hiện tại. Sợ hiểm nguy, có thể sẽ có người không dám nghĩ tới, chỉ muốn luồn lách để sống sót. “Hãy yêu thương nhau”, nay là lệnh rất mới, với anh em.

Hãy yêu thương nhau, là câu nói mọi người vẫn thường nghe biết. Nhưng thông thuờng, không phải mọi người đều hiểu rõ ý nghĩa Ngài muốn dạy. Ý nghĩa này, không hiện thực chỉ mỗi một việc, là: đồ đệ Chúa, hãy đối xử tử tể với mọi người. Nhưng hơn thế. Hơn, cả tư thế rất vỗ về gìn giữ các điều lợi của xã hội.

Hãy yêu thương nhau, không chỉ mỗi thực hiện việc ấy duy nhất với nhóm/phái của mình, thôi. Bởi nhóm/phái, đoàn thể thường vẫn khép kín trong vòng tròn nhỏ, của chính mình. Chẳng lọt ra ngoài, mảy may một tình tiết. Và, chẳng ai buồn ngó ngàng kẻ ngoài vòng, luôn xa lạ. Muốn vào nhóm phải đăng ký, mới được vô. Vô đườc rồi sẽ nắm chắc đồng đội mình luôn yêu thương giùm giúp rất tích cực. Kẻ ở ngoài, vẫn được coi như người dưng, ngoại cuộc hay gây phiền.

Khi Đức Giêsu bảo: Hãy yêu thương lẫn nhau, Ngài có ý khuyên: hãy yêu thương hết mọi người. Không chỉ những người cùng mỗt phé/nhóm mình thôi. Mà, cả người ở ngoài, như: Ký sự, Pharisêu, người La Mã, cả thượng tế, lẫn đám đông quần chúng, bất cứ ai. Yêu Hết mọi người, là yêu toàn thể chúng sinh, nhân loại. Nên khi Ngài sai phái các thánh ra đi là đi đến với mọi người bằng sứ vụ mới. Sứ vụ, biến mọi người không còn là người dưng khách lại, vốn ngoại cuộc.

Điều đó có nghĩa, là: Hội thánh, đến nay vẫn chưa thực hiện đúng sứ vụ Chúa bảo ban. Đôi hi còn đi ngược lại lời ban bảo, vì quá gắn chặt với phe/nhóm ghiáo hội mình. Ví dụ cụ thể mà tín hữu ở Úc vẫn thường nghe biết về tư thế của Giáo Hội Công giáo ở đây vẫn làm thế, trong ba bốn thập niên qua. Chí ít, là đối với người mới tới từ các nơi, rất ngoài đạo. Chính vì thế, nên lời bảo ban hôm nay là lời trực chỉ đích thị gửi đến Hội thánh, rất Công giáo có sứ vụ ra đi mà thực hiện lời khuyên yêu thương hết mọi người.

Lễ Chúa Thăng Thiên ở Úc, thường vẫn được tổ chức rất trùng hợp Ngày Nhớ Ơn Mẹ, cũng có những lời khuyên tương tự. Hãy yêu thương Mẹ thánh Giáo hội cũng một tình tiết có lòng cung kính như Đức Maria, Mẹ Hiền của Thiên Chúa. Mẹ hiền, là người mẹ đích thực, vẫn thường nối kết/duy trì mọi người trong gia đình, đến với nhau trong yêu thương. Mẹ hiền là trung tâm của gia đình, là người luôn đem về bầu khí yêu thương, liên kết. Yêu thương, để còn đến với nhau mà giùm giúp đỡ đần, trong mọi lúc.

Nhưng mẹ hiền còn là vị từ mẫu, luôn làm nhiều hơn thế nữa. Mẹ, lấy tình gia đình mình đem đến với người ngoài cuộc, tức những người cần đến tình thương yêu hơn ai hết. Nếu thấy ai cần đến tình thương ấy, mẹ hiền trong gia đình đâu nề hà, mà bỏ rơi.

Trái lại, mẹ vẫn từ tốn, nhẫn nại và bươn chải lo cho gia đình không đú, mẹ còn đến với chòm xóm, kẻ khó hoặc ốm đau ở đâu đó, cần tình thương. Có khi, chỉ một ngụm trà gần gũi. Có khi chỉ một nhát chổi để dọn dẹp và tiếp đón, những người dưng cần đón tiếp. Có lúc, chỉ vài đồng cắc bố thí cho người nghèo. Có lúc, chỉ cần để mắt ngó chừng đàn trẻ nhỏ xa nhà, vắng mẹ ruột. Có thể nói, mẹ hiền ở nhà lại là người thực thi lời Chúa, rất yêu thương. Bởi, mẹ không chỉ thương yêu con cái mình thôi, mà cả người dưng khách lạ nữa, cũng không chừng.

Các nữ phụ thường yêu thương giùm giúp hết mọi người, là các bà thường xuyên có mặt ở nhà thờ, vào mọi lễ. Các bà vẫn thương hội thánh, nhưng không ngại phê bình tính bè phái, rẽ chia của hội thánh giáo xứ mình. Các bà muốn thánh hội nhà mình ra ngoài tỏ bày tình thương với người cần có Chúa. Cần, tình thương của Ngài. Các bà vẫn làm thế. Vẫn chứng tỏ cho hội thánh mình biết cách tuân theo lời Chúa dạy, rất hôm nay. Tỏ, bằng gương lành giùm giúp. Bày, bằng cung cách nhẹ nhàng nhưng rất đạt. Đạt thành tích/kết quả, khiến đàn ông mọi người sẽ đi theo.

Trong thánh lễ hôn phối, có lời nguyện cầu cho đôi tân hôn được Chúa chúc phúc, rất rõ ràng. Nhưng, lời cầu ấy có lẽ là lời cầu thiết thực nhất cho các bà mẹ Công giáo, mới ý nghĩa. Lời rằng: “Lạy Cha là Thiên Chúa, Đấng gìn giữ anh/chị trong tình thương yêu tỏ bày cùng nhau để bình an của Đức Kitô sẽ ở mãi với anh/chị hiện diện ngay tại nơi ăn chốn ở của anh/chị. Xin cho con cái của anh/chị chúc phúc anh chị. Cho bạn bè ủi an anh/chị và mọi người sống yên vui hiền hoà với anh/chị. Xin Chúa cho cho anh chị luôn trở thành chứng nhân cho tình yêu của Ngài đến với thế gian, để những người buồn phiền nhận ra được anh/chị là những người bạn rất ngoan hiền, đại độ. Và tất cả sẽ đón chào anh/chị vào với niềm vui của Nước Trời.”

Hôm nay nữa, cũng cầu mong sao giới lệnh mới của Đức Giêsu là niềm chúc phúc đến với mọi người trong nhà mình và giáo xứ mình, bằng vào niềm tin yêu độ lượng của các nữ phụ vẫn tin tưởng vào tình thương yêu của Đức Giêsu với Hội thánh. Với mỗi người. Và, mọi người.

Trong tâm tình ấy, tưởng cũng nên nhớ lại lời thơ còn để lại niềm vương vấn nhắc nhở:

“Ôi ngơ ngác, một lũ người vong bản,
Mất tinh thần, từ những thuở xa xôi!
Ta về đây, lạ hết các ngươi rồi,
Lạ tình cảm, lạ đời chung cách sống.”

(Đinh Hùng – Bài Ca Man Rợ)

Gọi đó là “Bài Ca Man Rợ”, nhà thơ nay ám chỉ cung cách của những người cùng nghe Lời dạy yêu thương, từ Đức Chúa. Nhưng, vẫn cứ dửng dưng, như người vong bản. Vong, một bản gốc rất yêu thương của những người con cùng Cha. Lạ, cả tình cảm. Lạ, đời chung sống mặn nồng, nhà của Chúa.

Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá lược dịch.