Thứ Năm, 28 tháng 7, 2011

Website HĐGM Philippine bị hacker sau khi lên tiếng chống lại dự thảo luật về sức khỏe

VRNs (28.07.2011) – Manila – Chiều thứ sáu 22.07.2011 vừa qua, website của Hội đồng Giám mục (HĐGM) Philippine bị hacker ngay trang thông tin về sức khỏe, nơi đăng tải những ý kiến phản đối dự luận về y tế, một dự luật bị các Đức giám mục nước này lên án là làm suy đồi luân lý xã hội.



Theo www.vietvatican.net: “Các Giám Mục Phi phản đối sự mập mờ mơ hồ của dự thảo luật này, được soạn ra với tinh thần hoàn toàn tục hóa và hưởng thụ vật chất, chỉ hướng tới mục tiêu chặn đứng đà gia tăng dân số và nạn nghèo đói, mà không hề chú ý đến các nguyên do gốc rễ của những hiện tượng này. Đức Cha Nereo Odchimar, Giám Mục giáo phận Tandag, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Phi nhận định rằng: ‘Dự thảo luật này thật là tương đối, vì nó xem các nguyên tắc luân lý đạo đức và các giá trị tôn giáo là những điều cổ hủ lỗi thời, cần gạt bỏ sang một bên, và chỉ chú trọng đến nền dân chủ và quyền tự do lựa chọn trong một xã hội đa diện mà thôi. Dự thảo luật về sức khỏe sinh sản đề cao những phương pháp kế hoạch hóa gia đình như thuốc ngừa thai, vòng xoắn hay các loại thuốc ngày hôm sau. Cuộc bàn thảo về dự luật sức khỏe sinh sản đã kéo dài từ 4 năm nay”.

Việc lên tiếng phản đối chính sách sai trái về y tế do chính phủ đề ra không chỉ là một việc cần phải làm, mà còn buộc phải làm, nếu không thì những người tin đáng bị kết tội là “tham nhũng đạo đức”. Do đó HĐGM Philippine kêu gọi dân chúng mạnh mẽ bảo vệ các giá trị Kitô và gạt bỏ dự thảo luật về sức khỏe sinh sản này.

Cũng theo http://vietvatican.net/, Đức Cha Odchimar nhấn mạnh rằng: “Làm ngơ các giá trị luân lý là một hành vi tham nhũng về đạo đức. Và tham nhũng đạo đức sẽ dẫn đến tham nhũng trong đời sống công cũng như tư. Đây là hậu qủa của tình trạng tha hóa và phá sản tinh thần xã hội. Người dân có quyền chọn lựa và phải được hướng dẫn bằng Tin Mừng và bằng giáo huấn của Hội Thánh. Làm ngơ nguyên tắc này, có nghĩa là làm ngơ ánh sáng chiếu soi lương tâm con người”.

Tại Á Châu, Trung Quốc là nước đầu tiên đưa chính sách hạn chế sinh sản thành luật, đẩy tình trạng phá thai nước này tăng nhanh và đứng đầu thế giới về phá thai. Sau Trung Quốc, Việt Nam cũng chính thức áp dụng chính sách hạn chế sinh sản thông qua Pháp lệnh dân số năm 2003, được sửa đổi năm 2008, đã chính thức có hiệu lực từ 12.05.2011 vừa qua.

Theo đó, điều 2 Nghị định 20/2010/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Pháp lệnh dân số quy định như sau:

“1. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

2. Cặp vợ chồng sinh con lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.

3. Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.

4. Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.

5. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.

6. Cặp vợ chồng mà một hoặc cả hai người đã có con riêng (con đẻ), chỉ sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh. Quy định này không áp dụng cho trường hợp tái hôn giữa hai người đã từng có hai con chung trở lên và hiện đang còn sống.

7. Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh”.

Tại Trung Quốc, Giáo Hội Công giáo hầm trú không được công nhận không thể lên tiếng, còn giáo hội công khai đang càng ngày càng tách biệt hoàn toàn khỏi sự hiệp nhất với Đức giáo hoàng, nên các giáo sĩ không lên tiếng phản đối chính sách vi phạm luân lý này là điều dễ hiểu, nhưng tại Việt Nam, liệu tình hình có giống như Trung Quốc hay không, mà đến nay HĐGM vẫn chưa có tiếng nói chính thức nào về những sai lầm về luân lý của Pháp lệnh dân số Việt Nam và Nghị định hướng dẫn thi hành.

Bị hacker website, chứ bị tấn công nặng nề hơn, HĐGM Philippine cũng sẵn sàng đón nhận vì được sống xứng với sứ vụ thầy dạy luân lý của mình, vì một xã hội đạo đức hơn.

BM