Thứ Sáu, 20 tháng 1, 2012

Tết nói chuyện Việt (2): Chữ Nôm cổ xưa và ý nghĩa của Việt

VRNs (18.01.2012) - Anviettoancau - Chữ “Nôm” có trước “Hán-Việt”! Nếu hôm nay tôi không phát giác thì cũng sẽ có người khác tìm ra điều nầy!



Trước hết xin xác định chữ Nôm là gì? để dễ thảo luận. Theo quan niệm thông thường của người Việt Nam thì chữ Nôm là những chữ mượn chữ Hán để thể hiện chữ với phát âm “thuần Việt” phương nam khác với phát âm của “Hán ngữ” thì gọi là chữ Nôm. Còn những thứ chữ như Nòng nọc, Hỏa tự, chữ trên đá Sapa, chữ giả định trên trống đồng… thì được gọi là chữ Việt cổ. Nhưng, Trong khi đó, người Việt sống ở Hoa Nam như Việt vùng Quảng Đông và Mân-Việt là Triều Châu, Phước Kiến(các nơi nầy có tên là Nam-Việt, Mân-Việt, Đông Việt trong lịch sử) lại cho rằng những chữ, hay tiếng nói cổ xưa của tổ tiên để lại mà không ký âm được bằng chữ Hán – Quan Thoại hiện giờ thì đều là chữ (tiếng)Nam- Nôm: nhà nghiên cứu Nguyễn Thiếu Dũng đã gọi chữ Việt cổ là “tiền Nôm”, còn chữ Nôm từ đời Trần về sau là “hậu Nôm”. Trong bài này, tôi gọi chữ Nôm là chữ do người Việt sáng tạo từ xa xưa-chữ Vuông/ Nôm.

Về nguồn gốc chữ Nôm, quan niệm “phổ biến” hiện nay như sau:

- “Chữ Nôm ra đời bắt nguồn từ tư tưởng chống Hán hóa, là ý thức phản vệ của dân tộc trước những gì có tính ngoại lai. Vào thời kỳ Bắc thuộc, người phương Bắc tràn vào Việt Nam với dụng ý muốn đồng hóa dân tộc Việt, chữ Nôm ra đời chống lại xu hướng Hán hóa của người phương Bắc, đồng thời khẳng định tinh thần dân tộc, tuy nhiên, điều đó chưa thực sự mạnh mẽ một cách có ý thức. Chữ Nôm thuộc loại hình văn tự khối vuông – nghĩa là toàn bộ chữ được cấu tạo trong một ô vuông, được xây dựng trên cơ sở chất liệu là chữ Hán và được đọc theo âm Việt.

Chữ Nôm xuất hiện ở Việt Nam khi chữ Hán đã vào Việt Nam và đã được hình thành một cách có hệ thống âm Hán Việt, nên ban đầu chữ Nôm thuần túy ghi âm Việt. Dần dần có những chữ Hán không ghi được âm Hán Việt cho nên các chữ Nôm sáng tạo được ra đời.

Đọc tiếp